Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC GIẢI TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở LỚP 5
2.2. Một số biện pháp dạy học giải toán theo định hướng phát triển năng lực cho
2.2.2. Biện pháp 2: Tích cực sử dụng hình thức học tập theo nhóm hợp tác
Dạy học hợp tác là phương pháp dạy học mà học sinh được phân chia thành các nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, đƣợc thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt đƣợc tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung.
Phương pháp hợp tác nhóm được sử dụng nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, tạo cơ hội cho các em có thể giao lưu, học hỏi lẫn nhau và cùng nhau hợp tác để giải quyết các nhiệm vụ chung.
Dạy học hợp tác đòi hỏi GV cần có sự hướng dẫn đối với HS, nhằm tạo động lực chung cho cả nhóm, phát triển các kĩ năng làm việc theo nhóm mà HS cần có. Dạy học hợp tác cần tập hợp đƣợc sự đóng góp ý kiến của mỗi thành viên trong nhóm, khuyến khích sự tương tác lẫn nhau và tạo ra mối quan hệ cộng sinh giữa các thành viên trong nhóm. Tổ chức các hoạt động học tập theo hình thức hợp tác nhóm là thiết yếu trong quá trình dạy và học. Vì vậy, GV cần hình thành thói quen học hợp tác và kĩ năng hợp tác nhóm cho HS.
Dạy học hợp tác tạo điều kiện để các thành viên trong nhóm học hỏi lẫn nhau, cởi mở, mạnh dạn hơn trong việc trao đổi những vấn đề còn khúc mắc từ đó giúp đỡ mỗi cá nhân hòa hòa nhập vào hoạt động của cả nhóm, tạo hứng thú học
28
tập cho mỗi cá nhân. HS đƣợc chủ động tham gia, đƣợc bày tỏ ý kiến quan điểm của mình, được mọi người tôn trọng,…
Dạy học hợp tác rèn luyện kĩ năng hợp tác cho mỗi thành viên trong nhóm, đồng thời tạo mọi điều kiện để tất cả các HS đều đƣợc tham gia vào quá trình học tập. Việc trình bày trước các bạn trong nhóm hoặc trước các bạn trong lớp sẽ rèn luyện cho HS cách diễn đạt, lập luận, cách ứng xử giao tiếp và khả năng độc lập tự chủ của bản thân các em.
Quy trình thực hiện của phương pháp dạy học hợp tác
Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên có thể chia học sinh thành các nhóm từ 4 đến 6 học sinh. Tùy mục đích sƣ phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm đƣợc phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, đƣợc duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm đƣợc giao nhiệm vụ giống nhau hoạc mỗi nhóm một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.
Một hoạt động theo nhóm có thể đƣợc thực hiện nhƣ sau:
- Bước 1: Làm việc chung cả lớp
+ Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận, nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức của HS.
+ Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm.
+ Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần).
- Bước 2: Làm việc theo nhóm.
+ Lập kế hoạch làm việc.
+ Thỏa thuận quy tắc làm việc.
+ Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập.
+ Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm.
+ Cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
29
- Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
+ Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
+ Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, bình luận và bổ sung ý kiến.
+ Giáo viên tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề tiếp theo hoặc vấn đề cho bài tiếp theo.
Dạy học theo nhóm hợp tác trong dạy học giải toán ở lớp 5
Trong các tiết học giáo viên có thể thay đổi cách truyền đạt kiến thức, giáo viên có thể cho các em hoạt động nhóm dưới sự tác động trực tiếp của mình là hoàn thành các phiếu bài tập, tình huống có vấn đề trong nội dung giải toán có lời văn để các em hợp tác theo nhóm cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, giúp đỡ nhau trong việc đƣa ra lời giải. Giáo viên cũng có thể cho các em hoạt động nhóm cùng thực hành trong thực tế về phương pháp giải toán, phương pháp đặt câu hỏi cho nhau và cùng nhau giải quyết tìm ra kết quả. Trong giải toán có lời văn nên cho các em vào cùng tham gia hoạt động trao đổi, tự đặt câu hỏi và trả lời, giáo viên cần hình thành những phiếu học tập, tình huống có vấn đề.
Một số lưu ý khi dạy học theo nhóm hợp tác - Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm.
- Khi làm việc theo nhóm, các nhóm có thể tự bầu ra nhóm trưởng nếu cần.
Các thành viên trong nhóm có thể luân phiên nhau làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng phân công cho mỗi thành viên tronh nhóm thực hiện một phần công việc.
- Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể do một người đại diện nhóm trình bày hoặc cũng có thể do nhiều người trình bày, mỗi người một phần và nối tiếp nhau.
- Tạo điều kiện để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá.
- Tùy theo nhiệm vụ học tập, học sinh có thể sử dụng hình thức làm việc cho phù hợp, không nên thực hiện phương pháp dạy học này một cách máy móc.
Không nên lạm dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức.
30
- Trong suốt quá trình học sinh thảo luận, giáo viên cần lắng nghe, quan sát để có những gợi ý, giúp đỡ kịp thời cho học sinh khi cần thiết.
Ví dụ minh họa
Bài: Ôn tập và bổ sung về giải toán ( SGK Toán 5 – Trang 18) Bước 1: Làm việc chung cả lớp
- GV giới thiệu vấn đề thảo luận: Ôn tập về dạng toán “quan hệ tỉ lệ”
- GV tổ chức lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập và trao đổi với nhau các câu hỏi do GV đƣa ra:
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm:……… Gồm các bạn:………
Hãy điền vào chỗ trống trong các phần dưới đây:
a. Một người đi bộ trung bình mỗi giờ đi được 4km. Hãy tìm quãng đường người đó di đƣợc trong 2 giờ, 3 giờ.
Thời gian đi 1 giờ 2 giờ 3 giờ
Quãng đường đi được
b. Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì ………đi đƣợc……….
bấy nhiêu lần.
+ Bài toán có mấy đại lƣợng? Đó là những đại lƣợng nào?
+ Các đại lƣợng đó có mối quan hệ nhƣ thế nào với nhau?
- GV quy định thời gian làm việc nhóm là 3 phút Bước 2: Làm việc theo nhóm
Học sinh tổ chức hoạt động theo nhóm GV đã chia để hoàn thành phiếu học tập và trao đổi với nhau các câu hỏi GV đã đƣa ra trong thời gian GV đã quy định.
31
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
- GV mời một số nhóm lên trình bày kết quả của nhóm mình trước lớp, các nhóm đƣợc mời sẽ cử đại diên trình bày kết quả của nhóm mình.
- Các nhóm khác sẽ chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn - GV nhận xét, chốt đáp án và đƣa ra kết luận.