MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:
1. Trình bày được 06 nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày - tá tràng.
2. Giải thích được 05 nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng.
3. Trình bày được phân loại các nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng.
4. Trình bày được phác đồ điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng.
NỘI DUNG 1. Đại cương
Bệnh loét dạ dày - tá tràng là bệnh phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày - tá tràng trên thế giới chiếm đến 50% dân số, trong đó 60 - 90% là do Helicobacter pylori (H. pylori) gây nên. Ở Việt Nam xoắn khuẩn H.pylori gây nên bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng chiếm 70%.
Loét dạ dày - tá tràng là một bệnh mạn tính, diễn biến có tính chất chu kỳ, gặp ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới, loét tá tràng nhiều hơn loét dạ dày.
1.1. Nguyên nhân gây bệnh
Ngày nay, người ta cho rằng loét dạ dày - tá tràng là do mất cân bằng giữa hai yếu tố: Yếu tố gây loét (aggressive factor) và yếu tố bảo vệ (protetive factor).
1.1.1. Yếu tố bảo vệ
- Vai trò lớp nhầy mucin để bảo vệ niêm mạc.
- Vai trò kháng acid của muối kiềm bicarbonat.
- Mạng lưới mao mạch của niêm mạc dạ dày.
- Sự toàn vẹn và tái tạo của tế bào biểu mô về bề mặt niêm mạc dạ dày - tá tràng.
- Prostagladin 1.1.2. Yếu tố gây loét
- Xoắn khuẩn H. pylori: Năm 1938, Doenger đã phát hiện trong dạ dày - tá tràng của một số tử thi có vi khuẩn, nhưng mãi đến năm 1983 Marshall và Warren mới nuôi cấy thành công và chứng minh vai trò gây bệnh của vi khuẩn sống trong niêm mạc dạ dày được gọi là H. pylori.
H. pylori tiết ra enzym: Catalase, oxydase, urease, phosphatase-kiềm, glutamin transferase, lipase, protease… trong các enzym nói trên đáng chú ý nhất là urease. Vì enzym urease phân hủy urê trong dạ dày thành amoniac và acid carbonic. Chính NH4
+ cùng nhiều sản phẩm khác phân hủy lớp nhày dạ dày dẫn đến acid và pepsin tiếp xúc trực tiếp với thành dạ dày rồi tạo ra các ổ loét.
Vi khuẩn có thể lây qua đồ đựng thực phẩm, thực phẩm không sạch, bàn chải đánh răng hoặc do tiếp xúc trực tiếp.
- Do acid hydrocloric và pepsin dịch vị: Khi pH < 3,5 pepsin sẽ phá hủy lớp nhầy mucin và H+ có khả năng đi qua lớp màng bảo vệ và gây viêm loét dạ dày.
41
- Căng thẳng kéo dài (stress): Theo H. Selye bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là do công việc căng thẳng, buồn phiền, tức giận sẽ nhanh chóng được dẫn truyền thần kinh tới vỏ não ức chế thần kinh thực vật dẫn đến tăng tiết acid hydrocloric (HCl), pepsin, mất cảm giác đói nên không ăn uống. Nồng độ acid cao sẽ phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày gây ra các ổ loét.
- Thuốc tân dược: Có hai nhóm thuốc chủ yếu gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày, đó là:
+ Nhóm thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm: Acid acetylsalicylic (aspirin), indomethacin, diclofenac, nimesulid, meloxicam.
+ Nhóm thuốc glucocorticoid: Dexamethason, prednisolon, methyl prednisolon (solu-medron).
Vì vậy, nên hạn chế dùng những loại thuốc này. Nếu cần phải dùng thuốc nên lựa chọn liều nhỏ nhất mà có hiệu quả, và theo chỉ dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại bào chế (ví dụ: aspirin pH8 uống lúc đói), nên uống cùng với thuốc dạ dày ức chế tiết acid.
- Chế độ ăn uống:
+ Đói kéo dài: Nồng độ acid hydrocloric, pepsin trong dạ dày tăng cao sẽ phá hủy lớp màng bảo vệ dạ dày gây ra các ổ loét.
+ Ăn quá no: Khi ăn quá no vào buổi tối hoặc ăn thêm trước khi đi ngủ, dạ dày sẽ làm việc nhiều. Đồng thời kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều acid hydrocloric, pepsin gây viêm loét dạ dày.
+ Uống quá nhiều rượu, chất cay nóng: Các chất này sẽ tiếp xúc trực tiếp lên niêm mạc dạ dày phá vỡ lớp bảo vệ gây ra các ổ loét.
+ Hút nhiều thuốc lá: Khi hút thuốc, các chất độc có trong khói thuốc lá, chủ yếu là nicotin sẽ thúc đẩy cơ thể bài tiết acid hydrocloric và pepsin, đồng thời ức chế sự tổng hợp prostaglandin gây viêm loét dạ dày - tá tràng.
- Di truyền: Cho rằng loét dạ dày tá tràng có tính chất di truyền, tần suất cao ở một số gia đình và loét xảy ra ở hai đứa trẻ sinh đôi cùng trứng hơn là khác trứng.
1.2. Nguyên tắc điều trị
- Dựa trên các cơ sở sinh lý bệnh để loại trừ các yếu tố gây bệnh như stress, xoắn khuẩn H. pylori, tăng tiết acid hydrocloric và pepsin…
- Bình thường hóa chức năng dạ dày.
- Tăng cường các quá trình tái tạo niêm mạc, loại trừ các bệnh kèm theo.
- Nghỉ ngơi, kết hợp với chế độ ăn hợp lý: Không nên dùng chất cay nóng, chất kích thích như rượu, bia, ớt… trong thời gian điều trị, nên ăn các loại thức ăn như cháo, sữa, củ cải. Nghỉ ngơi thoải mái tránh vận động nặng, suy nghĩ nhiều.
1.3. Phân loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng
1.3.1. Thuốc tác động lên thần kinh trung ương và thần kinh thực vật Là các thuốc có tác dụng làm giảm co thắt, giảm đau.
- Cắt kích thích dẫn truyền từ vỏ não:
42
Sulpirid (Dogmatil) 50 - 100 mg/ngày, trong 10 - 15 ngày.
Diazepam 5 mg, Meprobamat 400 mg: 1 - 2 viên/ngày.
- Cắt dẫn truyền kích thích qua sinap thần kinh phế vị:
Atropin 0,25 mg, có thể dùng 1 - 6 viên/ngày.
Pirenzepin (Gastrozepin): 100 - 150 mg/ngày. Liều duy trì 50 mg/ngày.
Dùng một đợt 10 ngày.
1.3.2. Thuốc kháng acid (antacid)
Các antacid có khả năng trung hòa acid hydrocloric đã được bài tiết vào dạ dày: Natri hydrocacbonat, nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd, Gastropulgit, Phosphalugel, Almagel, Maalox...
- Các thuốc này có tác dụng nhanh nhưng ngắn, vì vậy hiện nay thường dùng để cắt cơn đau và giảm nhanh các triệu trứng.
- Không nên dùng các loại thuốc trung hòa quá mạnh và kéo dài vì dễ gây viêm dạ dày do kiềm hóa.
- Nên dùng thuốc vào sau bữa ăn, không nên dùng ngay trước bữa ăn.
- Các antacid giảm tác dụng của ketoconazol, ciprofloxacin, tetracyclin, phenytoin, warfarin, quinidin, theophylin, và norfloxacin.
1.3.3. Thuốc bảo vệ niêm mạc và băng bó ổ loét.
Những thuốc này có khả năng kết dính với dịch nhày dạ dày thành một màng bao bọc niêm mạc dạ dày và đáy ổ loét, trung hòa acid nhưng yếu hơn thuốc kháng acid, đó là:
- Thuốc kích thích và tiết chất nhầy như: Kavet, Dimixen, teprenon (Sellbex), prostaglandin E1 (Misoprostol, Cytotex):
+ Kích thích tiết nhày và bicacbonat (hydrocarbonat), tăng dòng máu đến dạ dày.
+ Hay dùng đề phòng loét dạ dày - tá tràng khi dùng thuốc chống viêm không steroid và steroid.
+ Sử dụng trong khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Thuốc băng bó ổ loét: Sucralfat (Ulcar, Keal, Sucrat gel, Sucrabest...):
Thành phần là nhôm sacharose sulfat. Khi chất này gặp HCl sẽ chuyển thành một lớp dính quánh gắn lên ổ loét.
+ Liều dùng: 4g, chia 4 lần/ngày, dùng từ 4 - 8 tuần.
+ Liều củng cố: 2 g/ngày dùng trong nhiều tháng.
+ Có thể giảm tác dụng của ketoconazol, ciprofloxacin, tetracyclin, phenytoin, warfarin, quinidin, theophylin, và norfloxacin.
Ngoài ra còn có các thuốc Kaolin, Smecta, Gastropulgit... có dụng băng bó ổ loét.
- Vitamin: Nên cho vitamin U (methyl methionin sulfon clorid), B1, B6, PP. Các vitamin này có tác dụng bảo vệ, điều hòa độ acid và giúp cơ thể hấp thu nhanh các chất dinh dưỡng.
- Ngoài các thuốc kể trên, có thể kích thích sự tái tạo tế bào biểu mô phủ của lớp niêm mạc dạ dày - tá tràng bằng cách chiếu tia Laze - Heli - Neon lên ổ loét qua nội soi. Ngoài tác dụng tạo màng bọc, nó còn có tác dụng diệt H. pylori.
43
1.3.4. Nhóm thuốc giảm tiết acid a) Thuốc kháng Histamin-H2
Cơ chế của các thuốc kháng histamin-H2 là cản trở sự gắn của histamin lên thụ thể H2, do đó kìm hãm sự tạo HCl.
Các thuốc thế hệ sau ưu việt hơn thế hệ trước vì:
- Liều lượng dùng ít hơn.
- Thời gian lành ổ loét nhanh hơn.
- Sau thời gian dùng thuốc tỷ lệ tái phát ít hơn.
Qua nhiều năm theo dõi điều trị, người ta nhận thấy tỷ lệ tái phát ổ loét sau 05 năm điều trị của cimetidin là 45%, trong khi đó của ranitidin là 25%.
Bảng 2.1. Những thông số của thuốc kháng thụ thể Histamin-H2
Tên thuốc Thế hệ
Khoảng liều (mg/24h)
Dạng thuốc Cách dùng
Tương tác kìm hãm men
gan
Cimetidin I 400 – 800
Viên nén: 200, 300, 400 mg Tiêm: 300 mg/2ml
Uống một lần vào buổi chiều, tốt hơn uống nhiều lần
+ + +
Ranitidin II 150 – 300
Viên nén: 150 - 300 mg
Tiêm: 50 mg/2ml
Uống một lần vào buổi chiều
+
Famotidin III 20 – 40
Viên nén: 10, 20, 40 mg. Tiêm 10 mg/ml
Uống một lần vào
buổi chiều 0
Nizatidin IV 150 – 300
Viên 150, 300 mg
Uống một lần vào buổi chiều
0 Ghi chú:
Các thuốc trên đây, ngoài tác dụng điều trị loét còn dùng điều trị chứng trào ngược do tăng tiết acid hoặc để dự phòng loét tái phát.
Đây là khoảng liều dành cho người lớn trong điều trị duy trì và điều trị loét dạ dày tá tràng tiến triển. Những trường hợp nặng như hội chứng Zollinger - Elison, loét thực quản do hội chứng dạ dày thực quản… liều có thể cao hơn mức ghi trong bảng trên.
44
Bảng 2.2. Tương tác của thuốc kháng histamin - H2 với một số thuốc
Tên thuốc Kết quả
Cimetidin (B)
Cimetidin làm tăng nồng độ của các thuốc theophylin, phenytoin, warfarin, triamteren, quinidin, procainamid, metronidazol, propranolol, lidocain trong huyết thanh.
Ranitidin (B)
Antacid làm giảm hấp thu của ranitidin
Ranitidin làm thay đổi nồng độ các thuốc cefuroxim, ketoconazol, nifedipin, sắt sulfat, diazepam, oxaprozin trong huyết thanh.
Ranitidin làm giảm hấp thu của ketoconazol, Itraconazol.
Famotidin
(B) Giảm hấp thu của ketoconazol, Itraconazol.
Nizatidin
(B) Hiện nay chưa có tương tác với bất kỳ thuốc nào.
(B): Nguy cơ đối với thai nhi không được xác định trong các nghiên cứu ở người nhưng đã thể hiện trong một số nghiên cứu ở động vật.
(C): Cho thấy có nguy cơ đối với thai nhi trong các nghiên cứu ở động vật nhưng chưa được nghiên cứu ở người, có thể sử dụng nếu lợi ích lớn hơn nguy cơ cho thai nhi.
b) Thuốc ức chế bơm proton H+/K+ ATPase (PPI: Proton-pump-inhibitor) Ức chế bơm H+/K+ ATPase làm cho tế bào bìa không còn khả năng tiết HCl.
Các thuốc đại diện đều thuộc dẫn chất benzimidazol, có khả năng ức chế bài tiết dịch vị tự nhiên và cả do bị kích thích: Lansoprazol (Lanzor, Ogast, Prevacide); omeprazol (Mopral, Zoltum, Losec...); pantoprazol (Eupantol, Inipomp); rabeprazol (Pariet); esomeprazol (Inexium, Nexium).
Bảng 2.3. Liều lượng và cách dùng của các thuốc ức chế bơm proton
Tên thuốc
Khoảng liều (mg/24h)
Dạng
thuốc Cách dùng
Tương tác kìm hãm
men gan
Omeprazol
20 – 40
Viên nang 20, 40 mg Tiêm: 40 mg/10ml
Người lớn: 20 - 40 mg/ngày, trong 14 ngày. Có ổ loét nhiều dùng 60 - 80
mg/ngày, sau duy trì 20 mg/ngày trong 2 tháng.
Tiêm chậm 5 phút Không quá 4 ml/phút
+ + +
Lansoprazol 15 – 30 Viên nang 15, 30 mg
Uống một lần, 4 - 6
tuần +
Pantoprazol 40 - 80 Tiêm:
ống/40mg
Tiêm chậm IV: 2 - 3
phút 0
45
Tên thuốc
Khoảng liều (mg/24h)
Dạng
thuốc Cách dùng
Tương tác kìm hãm
men gan Viên
nang: 20, 40 mg
Uống một lần/ngày, trong 4 - 8 tuần Rabeprazol 20 Viên nén:
10, 20 mg
Uống một lần/ngày, trong 4 - 8 tuần
Chưa có nghiên cứu Esomeprazol 20 - 40
Viên nén, viên nang:
10, 20, 40 mg
Uống một lần/ngày, trong 4 - 8 tuần
+++
Ghi chú:
Dùng điều trị trong các trường hợp dạ dày tiết quá nhiều acid, pepsin, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày - tá tràng. Phối hợp với kháng sinh theo phác đồ để diệt H. pylori.
- Khả năng ức chế tiết acid
Bảng 2.4. Khả năng ức chế tiết acid của các thuốc ức chế bơm proton (Kirchheiner J. Eur J Clin Pharmacol. 2009)
Tên thuốc - hàm lƣợng Đơn liều (pH) Đa liều (pH)
Omeprazol 20mg 1,8 3,5
Pantoprazol 30mg 2,9 3,5
Lansoprazol 40mg 3,4 4,1
Rabeprazol 20mg 3,5 4,5
Esomeprazol 40mg 3,6 4,8
- Tương tác thuốc
Bảng 2.5. Tương tác của các thuốc ức chế bơm proton với một số thuốc
Tên thuốc Kết quả
Omeprazol (C)
Omeprazol làm chậm bài tiết diazepam, phenytoin.
Nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd cách omeprazol 2 giờ.
Lanzoprazol
(B) Giảm hấp thu, giảm chuyển hóa của diazepam, phenytoin.
Pantoprazol (C)
Không có tương tác trong điều trị khi phối hợp cùng clarithromycin, metronidazol, amoxicilin
Làm giảm hấp thu của thuốc nấm như ketoconazol, itraconazol
46
Tên thuốc Kết quả
Rabeprazol (B)
Khi dùng đồng thời với nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd: Nồng độ của rabeprazol giảm 8%.
Dùng rabeprazol sau 1 giờ khi dùng antacid nồng độ rabeprazol giảm 6%.
Esomeprazol (C)
Tăng gấp 2 diện tích dưới đường cong của clarithromycin (AUC)
Làm giảm hấp thu của thuốc chống nấm như ketoconazol, itraconazol.
Làm tăng nồng độ trong huyết tương của các thuốc an thần khoảng 35 - 45% (như diazepam, phenytoin , imipramin) AUC: Diện tích dưới đường cong.
Chú ý: Các thuốc ức chế bơm proton đều được bào chế dưới dạng bao tan trong ruột. Khi uống không được làm vỡ viên. Thời gian uống thuốc cách xa bữa ăn (trước khi ăn sáng hay trước khi đi ngủ vào buổi tối).
1.3.5. Các thuốc diệt khuẩn H. pylori
Các thuốc đại diện: Amoxicilin, tetracyclin, tinidazol, clarithromycin, metronidazol, levofloxacin, bismuth.
2. Điều trị
2.1. Nguyên tắc điều trị
- Dựa trên cơ sở sinh lý bệnh để loại trừ các yếu tố gây loét như stress, xoắn khuẩn H. pylori, tăng tiết acid hydroclorid…
- Bình thường hóa chức năng dạ dày.
- Tăng cường tái tạo niêm mạc, loại trừ các bệnh kèm theo.
2.2. Mục đích điều trị 2.2.1. Giảm yếu tố gây loét
- Dùng thuốc ức chế bài tiết acid hydroclorid, pepsin.
- Dùng thuốc trung hòa acid hydroclorid, ức chế tiết acid và bao niêm mạc.
2.2.2. Tăng yếu tố bảo vệ
- Dùng các thuốc bao phủ niêm mạc và băng bó vết loét.
- Dùng các thuốc kích thích sản xuất chất nhầy (mucin) hoặc các phương pháp kích thích sự tái tạo niêm mạc bằng laser cường độ thấp như Heli, Neon.
47
2.2.3. Phác đồ khi nhiễm H. Pylori
Bảng 2.6. Bảng lựa chọn thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng khi nhiễm H. pylori
Nội dung
Phác đồ lựa chọn đầu tiên: Chỉ ở nơi kháng clarithromycin < 20%. Khi dùng 14 ngày hiệu quả hơn 7 ngày:
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) và 2 trong 3 kháng sinh:
+ Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.
+ Amoxicilin 1000 mg x 2 lần/ngày.
+ Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.
Phác đồ 4 thuốc thay thế
Khi có kháng kháng sinh hoặc tại vùng có tỉ lệ kháng clarithromycin trên 20%, dùng 14 ngày bao gồm:
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI).
- Colloidal bismuth subsalicylat/subcitrat 120 mg x 4 lần/ngày.
- Hoặc thay PPI + bismuth bằng RBC (ranitidin bismuth citrat).
- Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.
- Tetracyclin 1000 mg x 2 lần/ngày.
Nếu không có bismuth có thể dùng phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ 3 kháng sinh:
- Phác đồ ba kháng sinh dùng 14 ngày:
+ PPI.
+ Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày.
+ Amoxicilin 1000 mg x 2 lần/ngày.
+ Metronidazol 500 mg x 2 lần/ngày.
Phác đồ kế tiếp
+ 5 - 7 ngày PPI + amoxicilin 500 mg x 2 viên x 2 lần/ngày.
+ Tiếp theo PPI + clarithromycin + metronidazol hoặc tinidazol trong 5 - 7 ngày.
Trong trường hợp H. pylori vẫn kháng thuốc có thể dùng phác đồ thay thế sau dùng 14 ngày:
- PPI.
- Levofloxacin 500 mg x 1 viên x 1 lần/ngày.
- Amoxicilin 500 mg x 2 viên x 2 lần/ngày.
Chú ý: Trường hợp các phác đồ trên không hiệu quả cần nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ.
- Dùng PPI liều gấp đôi khả năng diệt H. pylori tăng 6 - 10%.
- Khi dùng 14 ngày có tỉ lệ thành công cao hơn khoảng 5% so với 7 - 10 ngày.
- Trong môi trường pH < 2, amoxicilin ổn định hơn clarithromycin.
- Amoxicilin 2 g + levofloxacin 500 mg + bismuth 40 mg + esomeprazol 80 mg, 14 ngày, thành công 91%. (Gisbert JP et al. Aliment Pharmacol Ther.
2015 Apr).
48
2.2.4. Lựa chọn phác đồ điều trị theo dịch tễ học
- Ở miền Trung và miền Bắc: Khu vực có tỷ lệ vi khuẩn H. pylori đề kháng clarithromycin tỷ lệ kháng trung bình thường dưới 20%.
- Ở miền Nam: Khu vực có tỷ lệ vi khuẩn H. pylori kháng thuốc clarithromycin, metronidazol ở mức cao thường trên 20%.
Từ đó ta có thể căn cứ vào phác đồ điều trị để sử dụng thuốc hợp lý theo khu vực dịch tễ học và theo từng đối tượng cụ thể.
THỰC HÀNH Đơn thuốc số 1
Bệnh nhân nam, 56 tuổi
Chẩn đoán: Viêm loét dạ dày Điều trị:
1. Cimetidin 200mg: uống 1 viên/lần, 3 lần/ngày x 10 ngày.
2. Actapulgit: uống 1 gói/lần, 3 lần/ngày x 5 ngày.
3. Amoxicilin 500mg: uống 2 viên/lần, 2 lần/ngày x 10 ngày.
4. Clarithromycin 500mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày x 10 ngày.
Câu hỏi: Kê đơn thuốc như trên có hợp lý không? Tại sao?
Đơn thuốc số 2
Bệnh nhân nam, 67 tuổi
Chẩn đoán: Viêm loét dạ dày Điều trị:
1. Amoxicilin 500 mg, 2 viên/lần x 2 lần ngày x 14 ngày.
2. Clarithromycin 500 mg, 1 viên/lần, ngày 2 lần x 14 ngày.
3. Esomeprazol 40 mg, 1 viên/lần, 2 lần/ngày x 14 ngày.
4. Vitamin B1 100 mg, 1 viên/lần, 2 lần/ngày x 14 ngày.
5. Patoprazol 30 mg, uống 1 viên vào buổi sáng (dùng sau khi điều trị 14 ngày, uống từ ngày thứ 15), uống trong 8 tuần.
Câu hỏi: Có nguy cơ gì khi dùng đồng thời các thuốc trên? Cách khắc phục?
Đơn thuốc số 3
Bệnh nhân nam, 55 tuổi
Chẩn đoán: Viêm loét hang vị.
Điều trị:
1. Amoxicilin 1000 mg x 14 viên, 2 viên chia 2, sáng 1 viên 8 giờ, chiều 1 viên 18 giờ sau ăn.
2. Clarithromycin 500 mg x 14 viên, 2 viên chia 2, sáng 1 viên 8 giờ, chiều 1 viên 18 giờ sau ăn.
3. Pantoprazol 20 mg x 14 viên, 2 viên chia 2, sáng 1 viên 8 giờ, chiều 1 viên 18 giờ sau ăn.
4. Hết 07 ngày, từ ngày thứ 08 uống omeprazol 20 mg x 60 viên, ngày uống một viên.
49
Câu hỏi:
1. Đơn thuốc trên kê có hợp lý không? Tại sao?
2. Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc như trong đơn có phù hợp không?
Tại sao?
Đơn thuốc số 4
Bệnh nhân nữ, 46 tuổi
Chẩn đoán: Viêm loét hành tá tràng.
Điều trị:
1. Trymo 28 viên, uống 4 viên/ngày, chia 4
2. Omeprazol 40 mg x 7 viên, uống 01 viên vào buổi tối lúc 08 giờ trước khi đi ngủ 30 phút.
3. Gastropulgit 10 gói, uống 2 gói/ngày, chia 2 sáng, chiều.
4. Vitamin B1 100 mg, 14 viên, uống sáng 1 viên, chiều 1 viên.
Câu hỏi:
1. Đơn thuốc trên kê có hợp lý không? Tại sao?
2. Hướng dẫn sử dụng ở trên có phù hợp không? Tại sao?
LƢỢNG GIÁ
Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Câu 1. Tỷ lệ mắc viêm loét dạ dày - tá tràng do H. Pylori chiếm . . . Câu 2. Nồng độ . . ., . . . trong dạ dày tăng cao sẽ phá hủy lớp màng bảo vệ dạ dày gây ra các ổ loét.
Câu 3. Các antacid có khả năng ….. acid hydrocloric đã được bài tiết vào dạ dày. Nên dùng thuốc vào …..
Câu 4. Cơ chế của các thuốc kháng histamin H2 là ….. của histamin lên thụ thể H2.
Câu 5. …… làm giảm hấp thu của ketoconazol.
Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 6. Nhóm thuốc nào sau đây khi sử dụng có nguy cơ gây viêm loét dạ dày - tá tràng?
A. Hạ sốt, giảm đau, chống viêm; glucocorticoid.
B. Sulfamid kháng khuẩn C. Nhóm thuốc chống sốt rét D. Nhóm thuốc chống nấm
Câu 7. Xoắn khuẩn tiết ra loại enzym nào có khả năng phá vỡ cấu trúc của lớp nhày bảo vệ dạ dày gây ra các ổ loét?
A. Urease B. Catalase C. Oxydase D. Lipase
Câu 8. Cimetidin làm tăng nồng độ của những thuốc sau sau đây:
A. Phenytoin, ketoconazol B. Phenytoin, warfarin C. Ketoconazol, warfarin