Sử dụng vitamin và chất khoáng

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO DƯỢC LÂM SÀNG (Trang 66 - 85)

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1. Trình bày được đặc điểm chung và nhu cầu hàng ngày của cơ thể người đối với vitamin và chất khoáng.

2. Giải thích được các nguyên nhân gây thiếu và thừa vitamin, chất khoáng và cách khắc phục.

3. Phân tích được nguyên tắc lựa chọn chế phẩm vitamin và khoáng chất.

4. Tư vấn sử dụng vitamin và khoáng chất hợp lý, an toàn.

NỘI DUNG 1. Đại cương

Các chất sinh học trong cơ thể gồm có các chất hữu cơ chủ yếu (protid, glucid, lipid) và các chất hoạt hóa sinh học (enzym, vitamin, hormon, nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng). Trong đó, vitamin và khoáng chất là các vi chất dinh dưỡng thiết yếu không sinh năng lượng mà cơ thể chỉ cần với lượng nhỏ nhưng rất cần thiết để cơ thể phát triển bình thường.

Vitamin là các hợp chất hữu cơ có vai trò quan trọng đối với chuyển hóa trong cơ thể. Vitamin chủ yếu được đưa vào từ nguồn thức ăn, nước uống. Chỉ có một số vitamin mà cơ thể tự tổng hợp được như vitamin D, vitamin K, vitamin B2, vitamin B6… Vitamin được chia thành 2 nhóm:

+ Vitamin tan trong nước: Vitamin C, B1, B2, B3, B5, B6, B8, B9, B12. + Vitamin tan trong dầu: Vitamin A, D, K, E.

Phần lớn các chất khoáng có sẵn trong thiên nhiên (nước uống, thức ăn) và vai trò sinh lý thường đi kèm với vitamin. So với vitamin, phạm vi an toàn của chất khoáng hẹp hơn. Cơ thể không tự tổng hợp được các chất khoáng nên phải được cung cấp từ các thực phẩm hàng ngày. Các chất khoáng cũng được chia thành 2 nhóm:

+ Các nguyên tố đa lượng: Là các nguyên tố có nhu cầu hàng ngày trên 100 mg như Na, K, Cl, Ca, P, S, Mg.

+ Các chất khoáng vi lượng: Là các nguyên tố có nhu cầu hàng ngày dưới 100 mg như Fe, Cu, Co, Mn, Cr, Mo, Zn, Se, I, F, B, Si.

Các vitamin và các chất khoáng thường được bán như những thuốc không cần kê đơn kết hợp với việc quảng cáo, tuyên truyền không chính xác về tác dụng nên trong thực tế đã tạo ra sự lạm dụng, gây nên những tai biến nghiêm trọng. Việc hiểu biết một số nguyên tắc cơ bản trong sử dụng một số loại vitamin cũng như các khoáng chất sẽ góp phần tăng cường việc sử dụng có hiệu quả và phòng ngừa được các tai biến đáng tiếc do lạm dụng thuốc.

2. Nhu cầu hàng ngày về vitamin và khoáng chất

Nhu cầu hàng ngày về vitamin và khoáng chất đối với người bình thường là không nhiều. Bổ sung vitamin và chất khoáng chỉ cần thiết khi thiếu. Bảng 4.1 là lượng vitamin và chất khoáng cần bổ sung hàng ngày khi thiếu hoàn

67

toàn. Số liệu này dựa theo tiêu chuẩn của viện hàn lâm khoa học Mỹ và được Cục Thực phẩm và Thuốc (FDA) của Mỹ lấy làm thông tin để lựa chọn bổ sung vitamin và khoáng chất hiện nay. Số lượng ghi trong bảng thỏa mãn cho nhu cầu mọi đối tượng ở các nhóm tuổi tương ứng theo tiêu chuẩn Mỹ viết tắt là US - RDA (United State Recommended Daily Allowances).

Bảng 4.1. Liều khuyến cáo bổ sung vitamin và chất khoáng hàng ngày (US - RDA)

Vitamin và chất khoáng Đơn vị

Dưới 1 tuổi

Từ 1 - 4 tuổi

Trên 4 tuổi và người

lớn

Có thai và cho con bú

Vitamin A IU 1500 2500 5000 8000

Vitamin D IU 400 400 400 400

Vitamin E IU 5 10 30 30

Vitamin C mg 35 40 60 60

Vitamin B1 mg 0,5 0,7 1,5 1,7

Vitamin B2 mg 0,6 0,8 1,7 2

Vitamin B3 (PP) mg 8 9 20 20

Vitamin B6 mg 0,4 0,7 2 2,5

Vitamin B12 àg 2,0 3 6 8

Acid folic (B9) mg 0,1 0,2 0,4 0,8

Biotin (B8) mg 0,5 0,15 0,3 0,3

Acid pantothenic (B5) mg 3 5 10 10

Calci (Ca) mg 600 800 1000 1300

Sắt (Fe) mg 15 10 18 18

Phosphor (P) mg 500 800 1000 1300

Iod (I) àg 45 70 150 150

Magnesi (Mg) mg 70 200 400 450

Kẽm (Zn) mg 5 8 15 15

Đồng (Cu) mg 0,6 1 2 2

Bình thường, liều dùng của các vitamin và chất khoáng chỉ nên trong phạm vi từ 3 đến 5 lần lượng ghi trong bảng. Dùng kéo dài những lượng lớn hơn 10 lần nhu cầu thực tế có thể dẫn đến những trạng thái bệnh lý do thừa vitamin và chất khoáng.

Trong bảng không trình bày nhu cầu vitamin K vì thực tế lượng vitamin K cần thiết có thể đảm bảo nhờ hệ vi khuẩn đường ruột. Bổ sung vitamin này chỉ cần thiết đối với trẻ sơ sinh và với bệnh nhân dùng kéo dài kháng sinh đường uống. Việc cho thêm vitamin K này vào chế phẩm multivitamin không có lợi do nguy cơ gây tăng đông máu ở bệnh nhân có bệnh tim mạch.

Trong một số trường hợp có nhu cầu tăng như sốt cao, sau mổ, nhiễm khuẩn nặng… thì nhu cầu một số vitamin có thể tăng lên theo bảng 4.2.

68

Bảng 4.2. Lượng vitamin cần bổ sung khi gặp stress (sốt cao, sau mổ, bỏng nặng, nhiễm khuẩn nặng…)

Vitamin % US RDA Lƣợng cần bổ sung

Vitamin C 500 300mg

Vitamin B1 667 10mg

Vitamin B2 588 12mg

Vitamin B6 200 20mg

Vitamin B12 61 1,8àg

Acid folic 375 1,5mg

3. Thiếu vitamin và khoáng chất 3.1. Nguyên nhân gây thiếu

- Do cung cấp thiếu: Chất lượng thực phẩm không bảo đảm, thiếu thực phẩm, nguồn nước ở từng địa phương, do ăn kiêng…

- Do rối loạn hấp thu: Suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, nghiện rượu…

đều làm giảm hấp thu các chất, trong đó có vitamin và chất khoáng.

- Do nhu cầu cơ thể tăng nhưng cung cấp không đủ: Có thai, cho con bú, lao động nặng, hoạt động thể thao, trạng thái bệnh lý...

- Các nguyên nhân gây thiếu đặc biệt khác: Bệnh nhân có khuyết tật di truyền, bệnh thiếu hụt yếu tố nội (để hấp thu vitamin B12).

- Thiếu do tương tác thuốc: Thuốc kháng folat (sulfamid, methotrexate) làm giảm hấp thu vitamin nhóm B do cản trở cơ chế vận chuyển tích cực qua niêm mạc ruột; thuốc nhuận tràng dạng dầu khoáng (dầu parafin), antacid cản trở hấp thu các vitamin A; liều cao vitamin E dẫn đến sự cạn kiệt dự trữ vitamin A hoặc giảm hấp thu vitamin; thừa molybden gây tăng đào thải đồng; thừa kẽm (Zn) gây cản trở hấp thu và sử dụng đồng (Cu) và sắt (Fe).

Những biểu hiện của thiếu vitamin và khoáng chất thường không biểu hiện rõ ràng khi thiếu trong thời gian ngắn mà chỉ biểu hiện rõ ràng khi thiếu trong thời gian dài.

Hầu hết các nguyên nhân gây thiếu đều gây thiếu nhiều loại vitamin và khoáng chất nên việc bổ sung vitamin và khoáng chất dưới dạng hỗn hợp có hiệu quả hơn dạng đơn lẻ.

3.2. Xử trí khi thiếu vitamin và chất khoáng

- Phát hiện nguyên nhân gây thiếu và loại bỏ nó.

- Bổ sung vitamin và chất khoáng hợp lý nhất là từ thực phẩm vì nó là nguồn cung cấp đầy đủ và cân đối nhất.

- Bổ sung dưới dạng thuốc chỉ khi thiếu trầm trọng hoặc trong trường hợp chưa có điều kiện thay đổi chế độ ăn.

69

4. Thừa vitamin và khoáng chất 4.1. Nguyên nhân gây thừa

- Thừa vitamin do ăn uống ít gặp vì cơ thể có cơ chế tự điều chỉnh trong quá trình hấp thu qua đường tiêu hóa.

- Thừa vitamin và chất khoáng do lạm dụng dưới dạng thuốc là nguyên nhân thừa hay hặp nhất. Đối với những người khỏe mạnh, không có rối loạn hấp thu và ăn với chế độ đủ các chất mà dùng thêm vitamin và chất khoáng dưới dạng thuốc thì dễ gặp các rối loạn do thừa vitamin và chất khoáng.

- Thừa vitamin chỉ gây nên những ảnh hưởng lớn khi sử dụng lượng lớn vitamin và chất khoáng.

- Những vitamin tan trong nước thường ít độc do thừa thường được đào thải qua nước tiểu. Các vitamin tan trong dầu thường tích lũy trong cơ thể gây độc tính.

4.2. Các biện pháp phòng tránh thừa vitamin và khoáng chất

- Thận trọng khi sử dụng những chế phẩm có hàm lượng lớn hơn 5 lần nhu cầu hàng ngày. Loại này thường gặp với hỗn hợp vitamin nhóm B (B1, B6, B12) dùng để giảm đau dây thần kinh hoặc các công thức dùng với tác dụng chống lão hóa.

- Nếu biết đích xác thiếu vitamin hoặc chất khoáng nào thì tốt nhất nên dùng dạng đơn lẻ để tránh hiện tượng thừa các chất khác, đặc biệt các vitamin tan trong dầu và chất khoáng.

- Khi sử dụng thuốc ở dạng hỗn hợp vitamin và chất khoáng phải phân biệt công thức cho trẻ dưới 1 tuổi, dưới 4 tuổi và cho người lớn.

- Trong nuôi dưỡng nhân tạo ngoài đường tiêu hóa, việc bổ sung vitamin và khoáng chất là bắt buộc để duy trì khả năng chuyển hóa các chất nhưng liều lượng cần phải tính toán dựa trên tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân.

- Bệnh nhân thẩm tích máu chỉ nên bổ sung hỗn hợp vitamin tan trong nước vì trong trường hợp này vitamin tan trong dầu không bị mất trong quá trình thẩm tích.

- Đường đưa thuốc ưu tiên trong mọi trường hợp là đường uống vì tránh được nguy cơ thừa nhờ quá trình tự điều chỉnh khi hấp thu của ống tiêu hóa.

Đường tiêm chỉ dùng trong trường hợp cơ chế hấp thu qua ống tiêu hóa bị tổn thương (nôn nhiều, tiêu chảy…) hoặc khi cần bổ sung vitamin và chất khoáng trong nuôi dưỡng nhân tạo ngoài đường tiêu hóa.

5. Nguyên tắc sử dụng và lựa chọn chế phẩm 5.1. Các loại vitamin đơn lẻ

- Các vitamin đơn lẻ thường có giá rẻ và phù hợp với trường hợp chỉ thiếu một loại vitamin nào đó (các trường hợp thiếu vitamin do khuyết tật di truyền, thiếu máu do thiếu vitamin B12).

- Thường có hàm lượng cao nên dễ dẫn đến nguy cơ thừa hơn dạng phối hợp nên khi sử dụng phải thận trọng.

70

- Loại này còn phục vụ mục đích điều trị với tác dụng đặc hiệu. Ví dụ:

Vitamin PP dưới dạng acid nicotinic liều cao để giảm lipid máu, vitamin B12

dưới dạng hydroxocobalamin dùng trong giải độc cyanid với liều rất cao (điều trị phối hợp).

5.2. Các loại vitamin phối hợp

- Có nhiều cách phối hợp khác nhau:

+ Phối hợp các thành phần theo bảng 4.1: Obimin, Procare, Mombaby, Pharmaton, Pharciton…

+ Phối hợp các loại vitamin tan trong dầu: Vitamin A-D, Enpovid…

+ Phối hợp các loại vitamin tan trong nước: Boliver, Vitamin 5B, Vitamin 6B, Vitamin 12B, Vitamin 9B…

+ Phối hợp hoàn toàn để điều trị với mục đích không liên quan đến tác dụng trên chuyển hóa.

Ví dụ:

Hỗn hợp 3B (vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12) hàm lượng cao còn dùng để giảm đau trong các trường hợp đau có liên quan đến tổn thương dây thần kinh: Vitamin 3B, Caditrivit…

Vitamin A, vitamin E và vitamin C dùng với tác dụng chống gốc tự do, chống lão hóa: Colaf (vitamin A+ vitamin E + vitamin C + selen).

- Khi thiếu vitamin thường ít có hiện tượng thiếu đơn độc một chất trừ trường hợp thiếu do khuyết tật di truyền hay do tương tác thuốc. Vì vậy việc bổ sung vitamin dưới dạng hỗn hợp có hiệu quả hơn dùng các chất đơn lẻ. Tỷ lệ phối hợp của các công thức khác nhau nên khi lựa chọn phải căn cứ vào nguyên nhân gây thiếu để bổ sung cho phù hợp.

5.3. Các chế phẩm chứa chất khoáng

- Trong thực tế, các chế phẩm có chứa chất khoáng thường phối hợp với các vitamin.

- Các chất khoáng khi dùng đơn độc có hàm lượng khá cao nên khi sử dụng phải rất thận trọng vì những nhầm lẫn dễ dẫn tới những tai biến đáng tiếc, thậm chí có thể tử vong.

- Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng một số chế phẩm chất khoáng được đề cập rõ hơn trong mục 6 của bài học này.

5.4. Các chế phẩm phối hợp vitamin với chất khoáng

- Các dạng chế phẩm phối hợp loại này thường được dùng trong những trường hợp thiếu do cung cấp không đủ: Do thực phẩm không đảm bảo chất lượng hoặc cung cấp không đủ nhu cầu, do nuôi dưỡng nhân tạo ngoài đường tiêu hóa kéo dài… Thành phần và hàm lượng các chế phẩm loại này cũng rất đa dạng, do đó việc lựa chọn phải căn cứ vào mục đích điều trị để tăng hiệu quả và tránh ngộ độc do quá liều.

- Tất cả các nguyên tố vi lượng đều có phạm vi điều trị hẹp và sự thừa nguyên tố vi lượng rất dễ dẫn đến tử vong, do đó khi sử dụng cần lưu ý:

+ Chỉ chọn những công thức có chất khoáng khi thực sự có bằng chứng thiếu.

71

+ Nếu dùng công thức hỗn hợp, chỉ nên chọn những công thức có hàm lượng chất khoáng < 1 US RDA.

+ Khi cần bổ sung những chất khoáng lớn thì nên dùng dạng đơn độc để tránh thừa các vi chất khác.

- Một số chế phẩm: Homtamin Ginseng, Nutri Ginsen, Obimin…

6. Sử dụng một số vitamin và chất khoáng 6.1. Khoáng đa lượng

Khoáng đa lượng là những nguyên tố khoáng có nhu cầu hàng ngày từ 100 mg trở lên: Ca, P, Mg, Na, K, Cl. Trong đó, các nguyên tố đa lượng quan trọng là Ca, P, Mg được trình bày trong bảng 4.3. Các nguyên tố Na, K, Cl là các chất điện giải quan trọng với cơ thể.

Bảng 4.3. Một số nguyên tố khoáng đa lượng Nguyên

tố/chế phẩm

Nguồn

gốc Vai trò Lưu ý khi sử dụng Calci (Ca)

(Calcium corbiere, Calci - D3, Calci Sandoz Fort…)

Thực phẩm:

tôm, cua, thịt, cá, trứng…

Tạo xương, dẫn truyền thần kinh cơ, yếu tố đông máu.

+ Dùng kéo dài liều cao (trên 4

g/ngày) có thể dẫn đến mệt mỏi, chán ăn, phù, tăng huyết áp, sỏi tiết niệu.

+ Uống nhiều nước.

+ Nên dùng thuốc vào buổi sáng và trưa.

+ Làm giảm hấp thu

flouroquinolon, tetracyclin.

+ Thường dùng 500 - 1000 mg /ngày.

+ Nếu nặng, có thể dùng đến 2000 mg/ngày trong tuần đầu điều trị.

Magnesi (Mg) (Magnesi

sulfat, Magne - B6

(magnesi lactat + vitamin B6)

Thực phẩm: Hải sản, cá nước ngọt, thịt, rau xanh, hạt toàn

phần…

Tạo xương, tích hợp các chất khoáng, định hình hoạt động các hormon

+ Uống với nhiều nước.

+ Làm giảm hấp thu với các tetracyclin.

+ Magnesi sulfat dùng đường uống có tác dụng tẩy, nhuận tràng, dùng đường tiêm có tác dụng điều trị hạ Mg/máu.

Phosphor (P) (ít có trong các chế phẩm riêng, chỉ có trong một số chế phẩm phối hợp như NextG Cal)

Trong nhiều loại thực

phẩm: Các loại hạt, thịt, cá…

Hình thành, duy trì hệ xương răng vững chắc, duy trì chức phận cơ thể.

72

6.2. Khoáng vi lượng 6.2.1. Sắt (Fe)

- Cơ thể người lớn chứa khoảng 3 - 5 g sắt, trong đó 1,5 - 3 g tham gia cấu tạo hemoglobin, phần còn lại chứa trong sắc tố cơ (myoglobulin) và một số enzym quan trọng trong chuyển hóa cơ thể.

- Khi thiếu sắt, cơ thể không chỉ thiếu máu mà còn thay đổi chức năng nhiều enzym quan trọng. Những đối tượng dễ bị thiếu sắt là: Trẻ em nuôi hoàn toàn bằng sữa bò, phụ nữ có thai, người ăn kiêng, ăn chay hoặc ăn không đủ nhu cầu.

- Thừa sắt thường gặp do lạm dụng thuốc với các triệu chứng: Nôn, tiêu chảy, hoại tử ruột (uống), sốc quá mẫn (tiêm).

- Thực phẩm giàu sắt: Các loại thịt (thịt bò, cừu, dê, gà…), các loại hạt, một số loại rau có màu xanh đậm, ngũ cốc nguyên hạt…

- Những lưu ý khi sử dụng sắt:

+ Cơ thể chỉ hấp thu được sắt II.

+ Chỉ bổ sung sắt khi thiếu máu do thiếu sắt.

+ Tanin có trong cà phê và chè có thể làm giảm hấp thu sắt.

+ Sắt có thể được uống cùng vitamin C vì vitamin C giúp tăng sự hấp thu sắt.

+ Sắt có thể làm giảm hấp thu các thuốc tetracyclin, các quinolon, methyldopa, các hormon tuyến giáp, levodopa, các muối kẽm.

- Một số chế phẩm của sắt: Sắt (II) sulfat, Ferrograd - Folic (sắt + folic), Fero - Grad (sắt + vitamin C), Iberet (sắt + vitamin C + hỗn hợp vitamin B), Fero - Folic (sắt + vitamin C + acid folic), Fertavit (sắt fumarat + vitamin B9 + vitamin B12)…

6.2.2. Kẽm (Zn)

- Vai trò của kẽm:

+ Có vai trò sinh học quan trọng trong phân chia tế bào.

+ Tổng hợp protein, collagen giúp cơ thể sinh trưởng và giữ cho các mô tóc, móng, da luôn khỏe mạnh.

+ Tăng cường hệ miễn dịch.

+ Giúp ngăn chặn các vấn đề về da như mụn, nhọt, viêm nhiễm, vết thương.

+ Có vai trò sinh học trong hoạt động của các hormon sinh dục nam và hormon tăng trưởng.

+ Có vai trò trong chuyển hóa carbohydrat, protein, acid nucleic giúp nuôi dưỡng, làm cho cơ phát triển và chống gốc tự do.

- Tổng lượng kẽm trong cơ thể người trưởng thành bình thường khoảng 2 - 3 g. Nhu cầu hàng ngày của kẽm với cơ thể là 10 - 15 mg/ngày. Khi thiếu hụt kẽm, một số biểu hiện:

+ Hệ miễn dịch hoạt động kém.

+ Giảm hoạt động tình dục.

+ Trẻ em còi cọc, chậm phát triển giới tính, mất cảm giác thèm ăn.

+ Tuyến nhờn không được kiểm soát làm cơ thể có mùi khó chịu.

73

- Nhưng khi lạm dụng kẽm liều cao trong thời gian dài cũng gây hại đến hệ miễn dịch, gây nôn, tiêu chảy, chóng mặt, ngủ gật, ảo giác, ngăn cản hấp thu và sử dụng 2 nguyên tố là đồng và sắt…

- Bổ sung kẽm bằng thực phẩm thì nên chọn những thực phẩm giàu kẽm như thịt nạc, các loại gia cầm, cá, hải sản, sò, ngao, hến, ngũ cốc, trứng.

- Khi bổ sung kẽm cần chú ý:

+ Bổ sung kẽm tốt nhất vào buổi tối, lúc đói vì kẽm có thể làm rối loạn hấp thu các khoáng chất khác như đồng, sắt. Nếu dùng nhiều loại vitamin phải đảm bảo lượng sắt và kẽm tương đương nhau.

+ Nên kết hợp với các thành phần như đồng, calci, phosphor, selen, vitamin A, B6, E với liều lượng thích hợp.

+ Trong chế độ ăn của nam giới luôn phải đảm bảo đủ kẽm vì hoạt động của tuyến tiền liệt liên quan đến nguyên tố này.

+ Người ăn chay, bị vảy nến, phụ nữ có thai, đang cho con bú, đang dùng viên tránh thai hay liệu pháp hormon nên có chế độ ăn bổ sung kẽm.

+ Kẽm có trong những chế phẩm dùng để điều trị các bệnh tổn thương da (viêm da, trứng cá…). Không nên dùng kéo dài các dạng chế phẩm này vì dễ gây thừa kẽm.

+ Khi bị tiêu chảy, cơ thể mất đi một lượng kẽm lớn nên bổ sung kẽm trong điều trị tiêu chảy giúp sớm bình phục (năm 2004, WHO đã khuyến cáo bổ sung kẽm là bắt buộc trong phòng và điều trị tiêu chảy ở trẻ em).

- Một số chế phẩm:

+ Farzincol (kẽm gluconat 70mg - tương đương 10mg kẽm)

+ Kẽm có trong thành phần của các chế phẩm phối hợp: Homtamin ginseng, Biokid, Pediakid, Zinc - Oresol…

6.2.3. Iod

- Iod là một chất cần thiết đối với cơ thể với một lượng rất nhỏ từ 0,15 - 0,2 mg. Iod giúp tuyến giáp hoạt động bình thường, phòng bệnh bướu cổ và thiểu năng trí tuệ.

- Thiếu iod ảnh hưởng rõ rệt đến tăng trưởng và phát triển, đặc biệt là não bộ. Bệnh bướu cổ cùng với tất cả các ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và phát triển được gọi chung là các rối loạn thiếu iod. Iod được thải trừ rất nhanh ra khỏi cơ thể, vì vậy hiện tượng dung nạp quá liều gần như không xảy ra. Nhưng nếu chế độ ăn có quá nhiều tảo hoặc uống quá nhiều Iod thì có thể hặp phải các vấn đề về mụn và phát ban ở da.

- Một số chế phẩm: Dung dịch Lugol, Kali iodid, Iod có trong thành phần của một số thực phẩm bổ sung.

6.2.4. Selen

- Vai trò của selen:

+ Selen có chức năng quan trọng trong việc chống các gốc oxy tự do tạo ra trong quá trình oxy hóa.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO DƯỢC LÂM SÀNG (Trang 66 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)