VIỆT NAM TRUNG ĐẠI

Một phần của tài liệu Tóm tắt các tham luận – Hội thảo khoa học liên trường lần IV (Trang 33 - 36)

ThS. LÊ VĂN HÙNG – Trường CĐSP BR-VT

Bài viết này trình bày một hướng khái quát hóa đúng đắn về các giai đoạn phát triển của truyện ngắn Việt Nam trung đại.

Nội dung bài viết đề cập đến những vấn đề chính sau đây: Giai đoạn truyện ngắn chí quái – đây là giai đoạn văn xuôi tự sự chưa tách khỏi văn học mang chức năng tôn giáo, hành chính và văn học dân gian. Có thể nói giai đoạn từ thế kỷ X – XIV là thời kỳ văn học mang nặng tính chất ước lệ của văn chương trung đại. Đó là, đặc tính nguyên hợp “Văn sử triết bất phân” dù ở mức độ đậm – nhạt ở mỗi tác phẩm có khác nhau, song vẩn là điều phổ quát. Giai đoạn truyện ngắn truyền kỳ – đây có thể coi là bước nhảy vọt rất lớn về nghệ thuật của văn xuôi tự sự Việt Nam. Từ truyện chí quái chuyển dần sang truyện truyền kỳ là

một bước tiến trong tư duy của các nhà văn viết truyện thời trung đại. Lần đầu tiên con người trở thành đối tượng và trung tâm phản ánh của văn học. Ngoài ra chúng ta có thể nhắc đến truyện Nam xương tứ quái truyện (khuyết danh), Ngọc Thanh u minh thần lục (Khuyết danh), Nam ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng và chúng ta có thể nói rằng thế kỷ XV – XVI là thế kỷ của truyện truyền kỳ. Mặc nhiên đây là nét đặc trưng nổi bật của giai đoạn văn học này. Giai đoạn các truyện ký - Tuy không rõ ràng nhưng có thể nói các truyện ký giai đoạn cuối của truyện ngắn Việt Nam (cuối thể kỷ XIX) đã chuyển thành chuyện “chí dị”. Từ tố kỳ mất đi mà thay vào đó là một khái niệm tương đồng nhưng không ít thay đổi sắc thái và ta lại chứng kiến hàng loạt những tên sách mới mà chữ dị trở thành tiền ngữ: Hát Đông thư dị (Nguyễn Thượng Hiền 1868 -1925) Chính Văn dị lục, Bản quốc dị văn lục (đều khuyết danh). Một số truyện ngắn kỳ ảo xuất hiện lẻ tẻ trong gần suốt thế kỷ XX cũng gợi nhắc chữ dị hơn chữ kỳ như Ba hồi kinh dị, Trại Bồ Tùng Linh (Thế Lữ 1909- 1989) Kim ba chí dị (Kim Ba ?-?) tân Liêu Trai của Bình Nguyên Lộc (1914-1988) cùng với sự phát triển các thể loại văn học khác đến giai đoạn này đã dần hoàn chỉnh. Đó là ba hình thức văn xuôi tự sự trung đại như truyện ngắn, ký và tiểu thuyết chương hoài.

Tóm lại: Ngót mười thế kỷ văn học truyện ngắn trung đại đã đóng góp những thành tựu đáng kể trong nền văn học Việt Nam. Bên cạnh các thể loại truyện ký, tiểu thuyết chương hồi, thể truyền kỳ mang đặc trưng tiêu biểu nhất. Nó có thể coi là một thể loại nổi bật độc đáo của văn xuôi Việt Nam trung đại.

Mặc dù, truyền kỳ Việt Nam có nguồn gốc từ truyền kỳ Trung Quốc nhưng nó vẫn có nét riêng của mình. Tính dân tộc được thể hiện rõ nét ở nội dung tư tưởng, ở khuynh hướng cảm hứng sáng tác của nhà văn.

SỬ DỤNG PHẦN MỀM CHEMIX School 3.00

TRONG GIẢNG DẠY HÓA ĐẠI CƯƠNG II – HỆ CAO ĐẲNG SƯ PHẠM Ths Lê Hữu Trinh, Trường CĐSP Bà Rịa – Vũng Tàu

I. Đặt vấn đề:

Hóa đại cương II bao gồm các kiến thức lý thuyết về phản ứng hóa học được xem xét dưới góc độ năng lượng, tốc độ và điện hóa học…Phần mềm CHEMIX School 3.00 sẽ là công cụ trợ giúp cho quá trình giảng dạy – học tập và đánh giá chất lượng giảng dạy môn Hóa đại cương II.

II. Sử dụng phần mềm Chemix school Version 3.00

Chemix school Version 3.00 chứa đựng các phần : Bảng hệ thống tuần hoàn, tính thành phần phân tử, cân bằng phương trình hóa học, nhiệt hóa học, axit – bazơ yếu, chất ít tan … Trong giới hạn của bài viết tôi chỉ đề cập đến việc sử dụng CHEMIX School 3.00 trong hai phần cụ thể : Tính một số thông số nhiệt động và tính độ tan của chất rắn ít tan trong dung dịch.

Hình 1

1. Tính các thông số nhiệt động của phản ứng.

- Kích chuột vào Thermochemistry trên giao diện, xuất hiện cửa sổ của chương trình.Lựa chọn phản ứng, ví dụ:

NH4NO3(s) > N2O(g) + H2O(g)

Dấu “>“ trong chương trình quy định cho quá trình chuyển hóa hóa học. Chọn đại lượng cần tính như enthanpy, entropy, năng lượng Gibbs… (khi khởi mở file mới chương trình mặc định đại lượng cần tính là khối lượng (mass(g) và enthanpy). Nhấp chuột “calculate” sẽ xuất hiện kết quả

Phía dưới của màn hình (dòng trạng thái) xuất hiện kết quả tính enthanpy và en tropy của phản ứng (∆f H0 = -35.9 kJ và ∆S0 = 446.39 J/K)

-Lần lượt thay đổi các đại lượng Delta Gf0(kJ) ta được biến thiên thế đẳng áp – đẳng nhiệt chuẩn của phản ứng…

Ví dụ: Tính enthanpy của phản ứng

2S(s) + 3O2(g)  2SO3(g) ∆H0=? (1)

Biết: S(s) + O2(g)  SO2(g) H10  297, 28kJ (2) 2SO2(g) + O2(g)  2SO3(g) H20  197,924kJ (3)

Từ Thermochemistry nhập phương trình phản ứng vào vùng làm việc ta được kết quả

0

1 297, 28

H kJ

   và H20  197,924kJ. Lấy 2.(2) + (3) ta được phương trình (1), như vậy

0 0 0

1 2 2 3 791.98

H H H kJ

      

Dòng trạng thái hiển thị H0  791.98kJ và   S0 165.6J/K

Ngoài ra, ta có thể tra cứu nhanh chóng các giá trị nhiệt động chuẩn H Ssn0, sn0,G C0, P... của các chất cụ thể bằng cách nhấp chuột vào Thermochemical data, chọn chất cần xác định rồi ấn enter ta sẽ có kết quả về các giá trị nhiệt động có thể đổi đơn vị từ cal sang jule, tên gọi quốc tế, tên thông thường, công thức phân tử và trạng thái của chất khảo sát.

2.Tính độ tan, nồng độ cân bằng của hợp chất ít tan a. Xác định độ tan trong nước nguyên chất.

- Kích chuột vào Solubility Product (có biểu tượng KSP). Để xác định hằng số cân bằng KS cũng như nồng độ của các ion trong thành phần của chất ít tan trong nước nguyên chất, ta chọn công thức của chất ít tan trong phần Formula, ví dụ chọn AgBr ta có cation (Ag+) và anoin (Br-). Các số liệu cho ta biết

- Khối lượng dung dịch Mass (solvent) 1kg

- Số mol chất tan Mol 7.3144E-007

- Khối lượng chất tan Mass (g) 0.000137344 -Hằng số cân bằng KSCalculated values 5.35.E-13

- Nồng độ Ag+ và Br- đều có giá trị 7.3144E-7

b. Khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ đến sự ảnh hưởng của nồng độ đến độ tan Ví dụ 1 : Tính độ tan của AgBr trong dung dịch NaBr 0,001M.

Ta có: Trong dung dịch NaBr, nồng độ ban đầu của Br- bằng CNaBr = 0,001M.

Gọi S là độ tan (mol/l) của AgBr trong dung dịch NaBr 0,001M.

Nhập giá trị nồng độ của Br- vào Additional ion supply (Common ion Effect) sau đó nhấp chuột vào Calculate hoặc ấn phím Enter ta được kết quả [Ag+] = 5,35.10-10 M; [Ag+] = 0,001M.

Ví dụ 2 (Bài tập VII.32 –Tr 218 Hóa đại cương II – Cơ sở lý thuyết các quá trình hóa học – Trần Hiệp Hải – Vũ Ngọc Ban – Trần Thành Huế)

Tích số tan của PbBr2 là 8,9.10-6. Xác định độ tan của PbBr2

a. Trong nước

b. Trong dung dịch KBr 0,2M c. Trong dung dịch Pb(NO3)2 0,2M

Cách làm: Chọn phân tử PbBr2 trong Formula ta được độ tan của PbBr2 trong nước bằng nồng độ của Pb2+ = 0,013055 M.

Muốn xác định độ tan của PbBr2 trong KBr 0,2M và Pb(NO3)2 0,2M ta lần lượt nhập giá trị của các ion Br- và Pb2+ tương ứng vào vị trí của các ion đó trong Additional ion supply (Common ion Effect) ta được kết quả nồng độ của Pb2+ lần là 0,000221518M và 0.203308M.

III. Kết luận

CHEMIX School 3.00 hỗ trợ cho giảng viên tra cứu nhanh các số liệu nhiệt động như enthanpy chuẩn, entropy chuẩn, tích số tan, độ tan, thế điện cực chuẩn … và tính toán một số bài toán đơn giản

CHEMIX School 3.00 còn có thể dùng cho sinh viên trong tự học, tự nghiên cứu nhằm mục đích sử dụng tối đa cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ cho quá trình học tập.

Tóm lại việc sử dụng các phần mềm ứng dụng trong hóa học nói riêng và ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo bậc CĐSP.

Một phần của tài liệu Tóm tắt các tham luận – Hội thảo khoa học liên trường lần IV (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w