CHƯƠNG III: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
BÀI 11: TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định.
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Dạy và học bài mới.
GIẢNG GHI
I/ SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI:
Học sinh đọc SGK mục I.
GV hướng dẫn HS xem H22.
Hội nghị đã thông qua quyết định gì?
HS: Quyết định quan trọng về việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô.
Học sinh đọc đoạn chữ nhỏ SGK/45.
GV: Dùng bản đồ thế giới xác định vị trí các nước có đề cập. Đồng thời chốt ý ngắn gọn nội dung.
Với những thoả thuận quy định trên dẫn tới hệ quả như thế nào?
HS: Trật tự thế giới mới hình thành.
GV giải thích khái niệm “trật tự hai cực I-an-ta”
Từ 411-2-1945, hội nghị thông qua các quyết định việc phân chia khu vực ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ Trật tự hai cực I-an-ta hình thành.
II/ SỰ THÀNH LẬP LIÊN HỢP QUỐC : GV: Ngoài quy định về việc phân chia
khu vực ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô, hội nghị I-an-ta còn có quyết định quan trọng nào nữa? (HS thảo luận).
HS:Thành lập một tổ chức quốc tế mới là Liên Hợp Quốc.
GV: Nhiệm vụ của tổ chức này là gì?
HS: Duy trì hoà bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền giữa các dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo…
HS xem H23.
GV đọc tài liệu tham khảo SGV Tr.53 về Hiến chương Liên Hợp Quốc, mục đích, nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc.
GV: Sau khi thành lập, Liên Hợp Quốc đã có vai trò như thế nào?
HS: Trả lời theo SGK.
GV liên hệ nước ta tham gia Liên Hợp Quốc từ tháng 9-1977.
* Nhiệm vụ:
- Duy trì hoà bình và an ninh thế giới Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc
- Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội, nhân đạo…
* Vai trò:
- Đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
- Giúp phát triển kinh tế, văn hóa.
GIẢNG GHI Các tổ chức của Liên Hợp Quốc có mặt
tại
Việt Nam là những tổ chức nào? Hãy nêu nhưngõ việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam?
HS: tự trả lời.
GV chốt ý.
III/ “CHIẾN TRANH LẠNH”
GV: Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ và Liên Xô không còn là liên minh chống phát xít nữa mà chuyển sang đối đầu. Dó là tình trạng chiến tranh lạnh kéo dài giữa hai pghe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
GV giải thích chiến tranh lạnh.
Học sinh đọc SGK Mĩ đã làm gì? Liên Xô đối phó như thế nào?
Hãy nêu hậu quả của chiến tranh lạnh?
HS: Trả lời theo SGK.
Giáo viên cho học sinh xem 1 số hình ảnh về hậu quả của chiến tranh lạnh( đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai…
ở các nước Á Phi).
* Sau chiến tranh thế giới thứ II, Liên Xô và Mĩ chuyển sang đối đầu.
* Biểu hiện:
- Chạy đua vũ trang
- Lập liên minh quân sự và căn cứ quân sự.
- Tiến hành chiến tranh xâm lược …
* Hậu quả: Làm hao tổn sức người sức của Thế giới căng thẳng.
IV/ THẾ GIỚI SAU “CHIẾN TRANH LẠNH”
GV: Sau 4 thập niên chạy đua vũ trang tốn kém đến tháng 12-1989 tổng thống Mĩ Bush (Cha) và tổng bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Goóc-ba-chốp cùng tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. Từ đó, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến và diễn ra theo nhiều xu hướng.
Đó là những xu hướng nào? (Thảo luận).
HS: Rút ra 4 xu hướng (Chữ in nghiêng).
GV: Minh họa dẫn chứng 4 xu hướng bằng những thông tin, sự kiện khai thác từ báo chí, đài truyền hình.
GV rút ra xu thế chung ngày nay là hoà bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
GV giải thích: Tại sao đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với dân tộc Việt Nam?
GV sơ kết bài học.
- Xu thế hòa hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
- Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
- Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều khu vực xảy ra xung đột hoặc nội chiến kéo dài.
Xu thế chung của thế giới: Hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.
4.Củng cố:
HS nêu những điểm chính về “chiến tranh lạnh”, và nêu 4 xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh.
5.Dặn dò:
Học bài 11, trả lời câu hỏi SGK.
Chuẩn bị bài 12, sưu tầm tư liệu và tranh ảnh về thành tựu KHKT của TG.
RÚT KINH NGHIỆM
Nêu cao tinh thần yêu chuộng hòa bình, chán ghét chiến tranh.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 14, Tiết 14
CHƯƠNG V: CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KĨ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 12: NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC-KĨ THUẬT
I.
MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.
Kiến thức:HS hiểu được:
Nguồn gốc, những thành tưụ chủ yếu, ý nghĩa lịch sử và tác động của cuộc Cách Mạng khoa học kĩ thuật diễn ra từ sau chiến tranh thế giới thứ.
2.Tư tưởng:Giúp HS nhận rõ ý chí vươn lên không ngừng, cố gắng không mệt mỏi, sự phát triển không có giới hạn của trí tuệ con người nhằm phục vụ cuộc sống ngày càng đòi hỏi cao của chính con người qua các thế hệ.
Từ đó giúp HS nhận thức : Cố gắng chăm chỉ học tập, có ý chí và hoài bão vươn lên, bởi ngày nay cần nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3.Kĩ năng:Rèn luyện cho HS phương pháp tư duy, phân tích, liên hệ, so sánh.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số tranh ảnh về các thành tựu khoa học kĩ thuật.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1/ Ổn định.
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Dạy và học bài mới.
GIẢNG GHI
I/ NHỮNG THÀNH TỰU CHỦ YẾU CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC-KĨ THUẬT
Mục I
GV nhắc lại nguồn gốc cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật.
GV cho HS thảo luận theo nhóm (8 nhóm).
Về 6 thành tựu cơ bản của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật (mỗi nhóm 1 thành tựu).
Sau khi HS tuần tự các nhóm trình bày các thành tựu cơ bản xong GV dùng bảng thống kê chuẩn bị sẵn ghi các thành tựu chính treo lên bảng và chốt ý lại ( có mở rộng phân tích cho học sinh hiểu sâu sắc, nhấn mạnh một số điểm quan trọng kết hợp hình ảnh và một số câu hòi gợi mở) cho học sinh học ngay bảng
- Đạt nhiều thành tựu to lớn : - Toán, Lí, sinh học, . . . - Công cụ sản xuất mới.
- Nguồn năng lượng mới.
- Các ứng dụng trong nông nghiệp, giao thông vận tải.
- Chinh phục vũ trụ.
GIẢNG GHI thống kê.
Trong mỗi lĩnh vực có liên hệ thực tế, riêng lĩnh vực chinh phục vũ trụ liên hệ việc phóng tàu Discovery của Nasa ( Mĩ) gần đây (T7).
GV đọc phần tài liệu tham khảo trong SGV T57 cho HS nghe.
II/ Ý NGHĨA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT
GV lồng ghép phần II bài 8 vào mục này.
Học sinh đọc phần II.
Thảo luận: Nêu ý nghĩa và tác dụng (tích cực và tiêu cực) của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật?
HS dựa vào SGK trả lời.
GV mở rộng liên hệ bệnh dịch SARS, H5N1, H7N9, bệnh ở heo mới bùng phát ở Trung Quốc.
Trong thời đại cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay là học sinh em có suy nghĩ gì để có thể phục vụ đất nước?
HS tự trả lời.
GV dẫn dắt HS theo chí hướng tích cực.
GV sơ kết bài học.
* Ý nghĩa:Mang lại những tiến bộ kì diệu phục vụ cuộc sống con người
* Tác động:
- Tích cực: nâng cao năng suất lao động, nâng cao đời sống con người, tạo thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động…
- Tiêu cực: chế tạo vũ khí huỷ diệt, ô nhiễm môi trường…
4.Củng cố:
GV nhắc lại một số điểm chính của bài cho HS nắm. Tập trả lời câu hỏi SGK:
1. Cuộc CM KH-KT hiện nay đã và đang có những tác động như thế nào đối với cuộc sống của con người?
2. Hãy nêu những tiến bộ KHKT và những hạn chế của việc áp dụng KHKT vào sản xuất?
5.Dặn dò:
Học bài 12, Chuẩn bị bài 13, xem lại tất cả các bài trước.
DẠY HỌC TÍCH HỢP Sử dụng các thành tựu KH-KT đúng mục đích.
Lên án những hành động, hành vi dùng thành tựu KH-KT hủy diệt loài người và môi trường.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 15, Tiết 15
Bài 13: TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:Giúp học sinh củng cố những kiến thức đã học về lịch sử thế giới hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay( về cơ bản đến năm 2000).
Học sinh cần nắm được những nét nổi bật nhất cũng là nội dung chủ yếu mà thực chất là những nhân tố chi phối tình hình thế giới từ sau năm 1945. Trong đó việc thế giới chia thành hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa là đặc trưng bao trùm đời sống chính trị thế giới và quan hệ quốc tế gần như tòan bộ nửa sau thế kỉ XX.
Học sinh thấy được những xu thế phát triển hiện nay của thế giới, khi loài người bước vào thế kỉ XXI.
2. Về tư tưởng : Giúp học sinh nhận thức được cuộc đấu tranh gay gắt với những diễn biến phức tạp giữa các lực lượng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc, dân chủ tiến bộ, và chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực phản động khác.
Thấy rõ nước ta là một bộ phận của thế giới, ngày càng có quan hệ mật thiết với khu vực và thế giới.
3. Về kĩ năng : Giúp học sinh tiếp tục rèn luyện và vận dụng phương pháp tư duy, phân tích và tổng hợp để thấy rõ:
Mối liên hệ giữa các chương, các bài trong sách giáo khoa mà học sinh đã học.
Bước đầu tập dược phân tích cácsự kiện theo quá trình lịch sử: bối cảnh, xuất hiện, diễn biến, những kết quả và nguyên nhân của chúng.