CHƯƠNG I: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919-1930
Tuần 31-32, Tuần 42-43-44 BÀI 29: CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC (1965-1973)
2/ Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá
- Ngày 16-4-1972, Mĩ phá hoại miền Bắc lần 2 bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng (12 ngày đêm).
- Quân dân miền Bắc đã làm
HOẠT ĐỘNG CÚA THẦY TRÒ GHI âm mưu của Mĩ : Như lần 1, phá hoại sạch miền
Bắc; tạo thế mạnh cho cuộc đàm phán ở Pari Mĩ thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại như thế nào?
HS: trả lời theo SGK/152.
GV tường thuật lại đỉnh cao là cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm vào Hà Nội, Hải Phòng.
Quân dân miền Bắc đã giành được những thắng lợi như thế nào trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai và thể hiện vai trò hậu phương lớn như thế nào?
HS trả lời qua SGK.
GV kết luận: Mĩ đã vấp phải trận “Điện Biên Phủ trên không” buộc Mĩ phải trở lại hội nghị Pari và ký hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở VN. Thắng lợi về quân sự quyết định thắng lợi về ngoại giao (Đấu tranh trên bàn hội nghị).
nên trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Mĩ phải kí hiệp định Pa-ri (1-1973) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.
V/ HIỆP ĐỊNH PA-RI NĂM 1973 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH Ở VIỆT NAM .
* Mục tiêu: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa của hiệp định Pari.
* Phương pháp: Phân tích, tường thuật, diễn giảng, phát vấn, trực quan.
GV: Đấu tranh của ta từ 1968 là vừa đánh vừa đàm.
Hoạt động 1: Vì sao Mĩ chịu thương lượng với ta từ năm 1968?
HS: Bị thua đau ở hai miền Nam Bắc.
GV: Ta đòi Mĩ thực hiện điều gì, kết quả?
HS: Hội nghị gồm 4 bên chứ không phải hai bên, cuối cùng Mĩ chấp nhận cùng với việc chấm dứt ném bom ở miền Bắc.
GV: Vì sao cuộc thương lựơng lại giằng co và kéo dài? HS: Vì lập trường hai phía khác hẳn nhau, vì ta chưa có những thắng lợi quân sự, ngoại giao mang tính quyết định.
Hoạt động 2 :
GV: trong năm 1972, ta đấu tranh quyết liệt hơn, vì sao?
(Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến việc ký hiệp định Pari-Miêu tả hội nghị, thành phần tham gia, kết quả).
GV: Qua SGK, em hãy trình bày ngắn gọn nôi dung hiệp định Pari?
GV: Chốt lại và nêu bật ý nghĩa của hiệp định.
*Nội dung:
- Mĩ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
- Ngừng bắn ở miền Nam, chấm dứt phá hoại miền Bắc.
- Mĩ và các nước đồng minh rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam.
- Miền Nam tự quyết về chính trị thông qua tổng tuyển cử.
* Ý nghĩa: Tạo điều kiện thuận lợi giải phóng miền Nam.
* Sơ kết bài học :
GV tóm tắt nhũng ý chính của năm mục lớn trong SGK.
4/ Củng cố :
Hướng dẫn cho học sinh làm câu hỏi 1, 2 trong SGK.
Dựa trên những thắng lợi về quân sự, ngoại giao, chính trị từ 1973, trên cơ sở phân tích tình hình của Mĩ, quân đội Sài Gòn.
Ta đề ra chủ trương giải phóng miền Nam 1975.
Tình hình 2 miền Nam Bắc ra sao, sau khi ký hiệp định Pari? Miền Nam hoàn toàn giải phóng như thế nào?
5/ Dặn dò:
Chuẩn bị bài 30: HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1973-1975)
Sưu tầm tranh ảnh với nội dung có liên quan đến bài.
DẠY HỌC TÍCH HỢP
GD HS về tinh thần đoàn kết Nam-Bắc một nhà rút ra bài học cho bản thân về tinh thần tương thân tương ái.
Sự hy sinh mất mát mà nhân dân VN phải gánh chịu: Các thử nghiệm chiến tranh ở MN và đánh phá MB của Mĩ.
Sự anh dũng của nhân dân VN đã đánh trả các cuộc phản công của Mĩ ngồi vào bàn đàm phán và ký hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở VN cũng như cả 3 nước ĐD.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 33, Tiết 45-46
Bài 30: HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
( 1973 – 1975) I / MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/Kiến thức:
Nhiệm vụ của cách mạng miền Bắc và cách mạng miền Nam trong tời kì mới sau Hiệp định Paris nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2/Tư tưởng:
Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ của cuộc cách mạng.
3/Kĩ năng:
Phân tích, nhận định, đánh giá tinh thần đoàn kết của nhân dân ta ở hai miền Nam – Bắc nhằm tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất tổ quốc và ý nghĩa thắng lợi trên.
Sử dụng bản đồ, tranh ảnh sách giáo khoa.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Giáo viên: SGV, sách tham khảo, bản đồ treo tường “ Chiến dịch Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975), băng hình (nếu có).
Học sinh: SGK, SBT..
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1/ Ổn định.
2/ Kiểm tra bài cũ.
3/ Dạy và học bài mới.
GIẢNG GHI
I/ ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỊCH “BÌNH ĐỊNH-LẤN CHIẾM”, TẠO THẾ VÀ LỰC, TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM
Qua SGK trình bày âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau hiệp định Pari? (Mĩ rút quân nhưng vẫn để lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự, tiếp tục viện trợ cho chính quyền Sài Gòn và ngang nhiên phá hoại hiệp định Pari).
Chủ trương của ta? (sự kiện hội nghị 21).
GV trình bày diễn tiến bằng lược đồ.
Thảo luận: Sau hiệp định Pari, lực lượng giữa ta và miền Nam có sự thay đổi như thế nào? (có lợi cho ta – GV giải thích thêm).
- Âm mưu của Mĩ :
+ Giữ lại hệ thống cố vấn Mĩ.
+ Tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.
- Cuộc chiến đấu của quân và dân ta : + Ta chủ trương đánh địch tại điểm xuất phát của chúng.
+ Đầu năm 1975, ta giành thắng lợi trong chiến dịch đường số 14, giải phóng Phước Long.
II/ GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM, GIÀNH TOÀN VẸN LÃNH THỔ TỔ QUỐC
Hoạt động 1:
GV trình bày hoàn cảnh thuận lợi chủ trương đúng đắn của Đảng.
HS xem hình 71/158.