CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học
1.3.1. Các yếu tố chủ quan
Để thực hiện tốt quản lý công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học, CBQL cần chú ý:
- Thiết lập bộ máy, kiểm tra đánh giá, tổ chức chấm điểm, đánh giá kết quả các hoạt động chủ nhiệm trong nhà trường. Xây dựng tiêu chí đánh giá bằng hệ thống thang điểm để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của giáo viên căn cứ vào Điều lệ trường Tiểu học và những tiêu chuẩn xếp loại trong “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học”.
- Yêu cầu đi sâu vào các nội dung công việc cụ thể và năng lực sư phạm của từng giáo viên chủ nhiệm, giúp họ làm tốt công tác chuyên môn, đồng thời xây được không khí sư phạm, thực hiện mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ. Công tác kiểm tra đó là: Kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm, kiểm tra chương trình chủ nhiệm, nề nếp chủ nhiệm, phương pháp chủ nhiệm theo hướng đổi mới.
- Quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá giáo viên chủ nhiệm. Kiểm tra, đánh giá trong quản lý nhà trường là công việc không thể thiếu. Hoạt động này nhằm thu thập thông tin, tiếp nhận các dữ kiện, đánh giá kết quả hoạt động dạy học, đối chiếu với mục tiêu để có những quyết định tiếp theo trong quá trình điều hành hoạt động dạy học. Khi kiểm tra, đánh giá giáo viên chủ nhiệm sẽ có những thông tin giúp cán bộ quản lý cấp Phòng và cấp trường nắm bắt đầy đủ hơn về hoạt động của giáo viên chủ nhiệm. Để thực hiện tốt hoạt động này, cán bộ quản lý cấp Phòng và cấp trường
cần chú ý: Triển khai các văn bản quy định, yêu cầu về việc kiểm tra, đánh giá giáo viên chủ nhiệm; Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường; Thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá giáo viên chủ nhiệm: định kỳ, đột xuất,...; Thông báo kết quả kiểm tra, đánh giá giáo viên chủ nhiệm; Điều chỉnh và xử lý kịp thời những nội dung và thông tin sau kiểm tra, đánh giá.
- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bao gồm: Bảo đảm trang bị, phương tiện học tập, sách giáo khoa, tài liệu, thư viện, văn phòng phẩm, thời gian và các yếu tố khác, tạo không khí, môi trường thuận lợi cho cả quá trình chủ nhiệm của giáo viên và học tập của học sinh.
- Phải biết khai thác, huy động và sử dụng hợp lý, đúng nguyên tắc tài chính các nguồn kinh phí của nhà trường phục vụ cho các hoạt động giáo dục trong đó có quản lý công tác chủ nhiệm.
- Có kế hoạch đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường để có môi trường sư phạm lành mạnh, đảm bảo “Trường ra trường, lớp ra lớp” tiến tới đạt “Trường chuẩn Quốc gia”.
- Cần trang bị đầy đủ, hiện đại và đồng bộ các trang thiết bị và phương tiện giảng dạy, học tập đáp ứng theo yêu cầu hiện đại hoá quy trình giảng dạy.
- Quản lý khai thác hệ thống các phòng học chức năng, thư viện, thiết bị. - Có cán bộ chuyên trách về quản lý về trang thiết bị phương tiện dạy học.
- Có đủ hồ sơ và sổ sách quản lý: Sổ tài sản gốc, sổ xuất nhập, sổ theo dõi sử dụng, sổ theo dõi việc bảo dưỡng, sửa chữa...
- Thực hiện chế độ kiểm tra, kiểm kê định kỳ và đột xuất, đặc biệt khi có thay đổi tổ chức, biến động do chủ quan, khách quan.
- Hàng năm có kế hoạch xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mua sắm bằng nhiều nguồn kinh phí. Tăng cường quản lý các nguồn lực cơ sở vật chất - thiết bị của nhà trường nhằm thực hiện tốt đổi mới chương trình, coi thiết bị không phải chỉ là phương tiện minh họa, giảng giải của giáo viên mà chính là nguồn tri thức, phương tiện truyền tải thông tin, phương tiện tư duy. Cần đưa ra các qui định cụ thể về sử dụng cơ sở vật chất, tổ chức hướng dẫn khai thác, sử dụng, kiểm tra giám sát.
1.3.2. Các yếu tố khách quan
Yếu tố môi trường giáo dục cho công tác quản lý chủ nhiệm tuy không trực tiếp làm thay đổi quá trình dạy học, tới nhận thức, quá trình học tập của học sinh, song các yếu tố này có ý nghĩa quan trọng làm cho quản lý công tác chủ nhiệm đạt kết quả cao. Quản lý tốt các yếu tố này có tác động tích cực với việc nâng cao chất lượng quản lý chủ nhiệm. Bao gồm các yếu tố chủ yếu sau:
- Yếu tố đảm bảo về chính trị, xã hội, tâm lý và tổ chức. Xây dựng một tập thể đoàn kết đoàn kết nhất trí, tương trợ nhau trong công việc từ chỗ hiểu về nhau, nhất là về điều kiện, hoàn cảnh, năng lực chuyên môn để giúp nhau vươn lên là hết sức cần thiết. Chế độ chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện cho các nhà trường và mỗi giáo viên có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Về công tác tổ chức cần có sự phân cấp quản lý, qui định trách nhiệm cụ thể tạo sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả. Hướng sự quan tâm của xã hội thường xuyên tạo điều kiện cho quản lý công tác chủ nhiệm.
- Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng, đảm bảo công khai dân chủ, bình xét phải công bằng, khách quan. Coi trọng hình thức noi gương các điển hình, đồng thời đấu tranh phê bình những biểu hiện sai trái tiêu cực. Thi đua là biện pháp có tác dụng kích thích, động viên tinh thần làm việc tích cực của cá nhân và tập thể. Qua thi đua giáo viên chủ nhiệm thấy rõ giá trị xã hội trong các công việc mỗi giáo viên, nhân viên trong nhà trường tham gia.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 của luận văn đã phản ánh các nội dung và kết qủa nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên tiểu học.
Chương 1 đã làm rõ một số vấn đề như: những nghiên cứu về quản lý công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên nói chung, giáo viên tiểu học nói riêng trong nước và ngoài nước, làm rõ một số nội dung về các khái miện cơ bản như: quản lý và khái niệm quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên, quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên tiểu học đáp ứng nhu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, chương 1 còn làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ … quản lý công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học và thực trạng của các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên tiểu học.
Để nâng cao chất lượng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, một trong những việc làm cần thiết hiện nay là đổi mới phương pháp quản lý, dạy học, phát triển năng lực đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Muốn chấn chỉnh và phát triển năng lực quản lý công tác chủ nhiệm cho GV CN cần quan tâm đúng mức đến công tác phát triển năng lực quản lý công tác chủ nhiệm cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm. Đặc biệt là công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý công tác chủ nhiệm cho GV. Những người trực tiếp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên tiểu học, họ không thể làm việc bằng những kinh nghiệm mà cần phải bồi dưỡng cập nhật những năng lực quản lý, trong đó có năng lực quản lý công tác chủ nhiệm, những kĩ năng cần thiết để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở lý luận để chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên trường tiểu học Đông Ngạc A ở Chương 2.
CHƯƠNG 2