CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP CỦA GIÁO VIÊN TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÔNG NGẠC A, QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.2. Các biện pháp quản lý cụ thể
3.2.1. Biện pháp 1. Định hướng và nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm lớp
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Mục tiêu của biện pháp này là nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp trường và tổ trưởng chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm về năng lực quản lý công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên ở trường tiểu học Đông Ngạc A trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Để nhằm nâng cao nhận thức đúng cho cán bộ quản lý cấp trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), giáo viên chủ nhiệm về quản lý công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Trên cơ sở đó, nhằm thực hiện được mục tiêu của năm học, nâng cao chất lượng dạy và học đồng thời giúp họ nhiệt tình, bám lớp, bám trường, học sinh có động cơ học tập tốt.
3.2.1.2. Nội dung
Nội dung biện pháp là nhằm nâng cao nhận thức đúng cho cán bộ quản lý cấp trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), đội ngũ giáo viên về quản lý công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học Đông Ngạc A trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nâng cao năng lực hành động theo nhận thức đúng cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn), giáo viên nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục theo định hướng đã đề ra.
Để bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý giáo dục trong trường, hiệu trưởng cần tổ chức cho giáo viên:
Không ngừng học tập, nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng, chính phủ, đặc biệt là các chủ trương, chính sách trong thời kỳ đổi mới, chú trọng chủ trương đổi mới công tác quản lý giáo dục
Nắm vững hệ thống các mục tiêu quản lý của trường tiểu học, trong đó có mục tiêu quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong giai đoạn mới.
Người giáo viên phải thấy được vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp
đối với việc thực nhiệm vụ chính trị của bậc học, với việc thực hiện nhiệm vụ năm học. Ngày nay trong thời kỳ đổi mới, phải nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm và lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm với học sinh.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Đối với cán bộ quản lý cấp trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn). Cán bộ quản lý cấp trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn) phải nhận thức rõ vấn đề quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên ở trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay: “Đó là chất lượng thật của việc dạy học trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục của giáo viên và học sinh”. Muốn làm tốt, cán bộ quản lý cấp trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn) phải thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ quản lý nói chung, năng lực quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên nói riêng, hăng hái tham gia vào các hoạt động thực tiễn và không ngừng học tập trong xã hội, học tập suốt đời, trang bị kiến thức gắn liền với thực tiễn công tác quản lý công tác chủ nhiệm đáp ứng đổi mới sự nghiệp giáo dục tiểu học.
Tổ chức chỉ đạo nghiên cứu đầy đủ các văn bản chỉ thị, hướng dẫn của ngành, của cơ quan quản lý cấp trên, đồng thời tham gia đầy đủ các lớp tập huấn của Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo về vấn đề quản lý, chỉ đạo chuyên môn,... Trên cơ sở đó, vận dụng có hiệu quả vào quản lý công tác chủ nhiệm trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và phổ biến tuyên truyền cho cấp dưới, giáo viên, học sinh học tập và làm theo. Lập kế hoạch cụ thể cho mình và các cán bộ quản lý cấp dưới trong việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đề nghị các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên xét duyệt và điều động đi học khi có chỉ tiêu… Tham gia học hỏi các trường chuẩn quốc gia, học hỏi các điển hình tiên tiến, rút kinh nghiệm và tổng kết kinh nghiệm của các trường tiên tiến, áp dụng có hiệu quả vào quản lý công tác chủ nhiệm cho giáo viên trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Đối với đội ngũ giáo viên Trong nhà trường tiểu học, giáo viên là lực lượng lao động trực tiếp nhất, là lực lượng chính trong công tác chủ nhiệm, dạy học, là nơi cuối cùng thực hiện chủ trương về quản lý dạy và học. Giáo viên còn là nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm của giáo dục, sản phẩm của hoạt động chủ nhiệm, dạy học: đó chính là tạo ra phẩm chất, năng lực của học sinh. Vì vậy, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học. Tạo điều kiện để giáo viên nghiên cứu thảo luận trong các buổi sinh hoạt Hội đồng sư phạm nhà trường, các buổi sinh hoạt tổ chức chuyên môn, đoàn thể… Trên cơ sở được hoạt động, thảo luận, nghiên cứu, giáo viên sẽ hình thành thái độ tình cảm, tăng thêm nhận thức và trách nhiệm với nghề của mình. Ngoài ra để tăng cường nhận thức cho giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý cấp Phòng và cấp trường cần lên kế hoạch cử giáo viên đi học các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày
Qua đó, giáo viên chủ nhiệm được nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và quốc tế, đặc biệt là vấn đề quản lý công tác chủ nhiệm ở trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ nhận thức cho mỗi giáo viên. Vì vậy, những đợt tập huấn chính trị, chuyên môn hè hàng năm, cán bộ quản lý cấp Phòng và cấp trường yêu cầu 100% giáo viên phải tham gia tập huấn đầy đủ các lớp bồi dưỡng do Sở giáo dục và đào tạo, Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức, tích cực nghiên cứu tài liệu, yêu cầu giáo dục đọc và viết kết quả thu được. Từ đó, phát huy vốn kiến thức xã hội, vốn kiến thức đời sống, là cơ sở cho việc liên hệ, vận dụng và bổ sung cho học sinh đáp ứng với yêu cầu, mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục tiểu học hiện nay.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Cán bộ quản lý cấp trường phải có sự đồng thuận, nhất quán về nhận thức và chỉ đạo về quản lý chủ nhiệm trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Cán bộ quản lý cấp trường phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức công tác chủ nhiệm của giáo viên nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Để bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đổi mới quản lý công tác chủ nhiệm lớp trong trường tiểu học Đông Ngạc A chúng ta cần tổ chức cho các giáo viên một số hoạt động sau:
Không ngừng học tập, nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng, chính phủ, thấm nhuần tinh thần của nghị quyết 29/TU về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, những vấn đề cốt lõi của việc đổi mới.
Giáo viên thấy được vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của bậc học: Ngày nay giáo viên chủ nhiệm lớp ngoài lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm, còn đòi hỏi có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm, có kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục.
Đổi mới tư duy, nhận thức cho đội ngũ: Khơi nguồn cảm hứng từ giáo viên, lòng nhiệt tình, tận tâm tận tụy trong công việc, phát hiện và bồi dưỡng những giáo viên có năng lực.
Tăng cường nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới công tác chủ nhiệm. Biết phối kết hợp giữa các lực lượng xã hội để đẩy mạnh phong trào của lớp, của nhà trường.
Làm thay đổi nhận thức của giáo viên: thực hiện tốt đổi mới công tác chủ nhiệm là một trong các nhiệm vụ trọng tâm và tiên quyết của năm học.Muốn thực hiện nhiệm vụ “Tăng cường trải nghiệm sáng tạo” thì cần thiết phải làm tốt công tác chủ nhiệm.
3.2.2. Biện pháp 2. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ giáo viên chủ nhiệm 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cốt lõi cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp như năng lực về tổ chức, lãnh đạo, quản lí; năng lực tác động để phát triển nhân cách người học; năng lực phối hợp các lực lượng giáo dục...
Công khai kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm ở từng giai đoạn đến từng thành viên trong nhà trường để các bộ phận, các cá nhân chủ động sắp xếp công việc tham gia vào khoá đào tạo, bồi dưỡng một cách chủ động, hiệu quả.
Tổ chức tọa đàm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của chính các giáo viên làm công tác chủ nhiệm giỏi trong trường, qua đó tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để vận dụng xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của trường…
Trên cơ sở xác định phẩm chất và năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, cần chú ý đến các điều kiện để người giáo viên có thể làm công tác chủ nhiệm hiệu quả.
Các điều kiện này rất đa dạng. Bên cạnh đó, trong quá trình lao động nghề nghiệp, giáo viên phải được bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp với nội dung như:
phương pháp xây dựng hồ sơ công tác chủ nhiệm, kỹ năng làm công tác chủ nhiệm, kỹ năng tổ chức các hoạt động xã hội...
3.2.2.2. Nội dung
- Nội dung biện pháp: Bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, đạo đức nghề nghiệp; bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm và nghiệp vụ quản lí; bồi dưỡng kĩ năng thực hiện công tác chủ nhiệm.
Nâng cao năng lực của đội ngũ, phù hợp với các yêu cầu giáo dục học sinh:
+ Năng lực ngoại giao
+ Kĩ năng giải quyết các xung độ
+ Đó là năng lực tổ chức các buổi họp phụ huynh, năng lực giao tiếp Năng lực Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Như tổ chức buổi chào cờ, tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, các buổi học ngoài vườn, buổi trải nghiệm, trải nghiệm sáng tạo.
+ Kĩ năng xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch cho các tiết (buổi) trải nghiệm, trải nghiệm sáng tạo.
3.2.2.3. Cách thực hiện
Chuẩn bị các điều kiện phục vụ và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Tổ chức công tác bồi dưỡng bằng các cách thức như: xây dựng các chuẩn mực đạo đức trong nhà trường; cụ thể hóa nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào công tác chủ nhiệm cũng như công tác giáo dục; cho giáo viên chủ nhiệm lớp đăng kí thực hiện các nội dung học tập theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc cụ thể có sơ
kết, tổng kết để tuyên dương, khen thưởng và nhân rộng điển hình; tạo điều kiện cho giáo viên chủ nhiệm tham gia các lớp bồi dưỡng về lí luận chính trị; tổ chức hội thảo quản lý công tác chủ nhiệm, bồi dưỡng liên trường để hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm giữa các trường; tổ chức hội nghị chuyên đề, hội thảo, phổ biến sáng kiến hoặc kinh nghiệm về quản lý công tác chủ nhiệm; khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm tự học và tự bồi dưỡng; tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm tham quan học tập kinh nghiệm... Hiệu trưởng phải luôn theo dõi sự tiến bộ của mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm, sẵn sàng giúp đỡ khi thấy cần thiết.
Người hiệu trưởng kết hợp với các bộ phận chức năng xây dựng kế hoạch chiến lược về công tác bồi dưỡng, đào tạo giáo viên chủ nhiệm; khảo sát nhu cầu đào tạo bồi dưỡng…
Kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp cũng chỉ rõ: Thành công của phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" ở mỗi nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào người giáo viên chủ nhiệm lớp. Điều này khẳng định, hơn những giáo viên khác, người giáo viên chủ nhiệm lớp không chỉ nắm vững mục tiêu, nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" mà còn thuần thục trong phương pháp triển khai phong trào thi đua này, có kỹ năng tích hợp nội dung của phong trào thi đua với nội dung của công tác chủ nhiệm lớp.
3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ trong quản lý công tác chủ nhiệm lớp
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, việc quản lý trường học nói chung, quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên nói riêng cần sự hỗ trợ đắc lực của các nguồn thông tin bổ trợ khác. Việc xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ trong công tác quản lý công tác chủ nhiệm là công việc không chỉ của riêng từng GVCN, việc có nhiều nguồn thông tin liên quan đến mọi hoạt động dạy học, các hoạt động khác của GV và HS có vai trò quan trọng góp phần tạo thành công lớn cho CBQL trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
3.2.3.2. Nội dung
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý là xây dựng hệ thống cung cấp thông tin cho công tác quản lý chủ nhiệm của CBQL. Hệ thống này bao gồm các CBQL, Giáo viên, công nhân viên trong trường tiểu học Đông Ngạc A, các thiết bị, quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và thông báo những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho người quản lý và đây là nguồn để CBQL có các quyết định chính xác, phù hợp thời điểm của lãnh đạo.
Những thông tin quản lý cần được xử lý và sẵn sàng phục vụ công tác quản lý, trong đó, chúng ta cần chú ý đến những loại thông tin như: thông tin chiến lược, thông tin chiến thuật và thông tin điều hành.
Những thông tin thuộc chiến lược: là thông tin sử dụng cho chính sách dài hạn như chiến lược dạy học, chiến lược hoạt động trong tương lai, loại thông tin này đòi hỏi tính khái quát tổng hợp cao. Đòi hỏi người CBQL cần nhạy bén, sáng suốt trong khi xử lý để đưa ra được sự đoán của tương lai.
Để quản lý công tác chủ nhiệm của giáo viên tốt, CBQL cần xây dựng hệ thống thông tin chiến lược cụ thể, chi tiết dến từng phòng ban, tổ chuyên môn, và những thông tin này luôn luôn được cập nhật thường xuyên, nhằm giúp người lãnh đạo xử lý thông tin để có những quyết định chiến lược đúng đắn.
Từ đó để công tác điều hành tổ chức luôn suôn sẻ, mọi công tác, hoạt động trong trường học vận hành một cách trơn tru, đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Với loại thông tin này cần chi tiết, được rút ra từ quá trình xử lý các dữ liệu trong tổ chức. đay là loại thông tin cần được cung cấp thường xuyên.
3.2.3.3. Cách thực hiện
Một hệ thống thông tin được thiết kế cấu trúc tốt gồm bốn hệ thống con, đó là các hệ thống ghi chép nội bộ, hệ thống tình bào, hệ thống nghiên cứu và hệ thống hỗ trợ quyết định.
Đối với hệ thống ghi chép nội bộ: yêu cầu đảm bảo cung cấp những số liệu hiện thời, nhiều tổ chức đã phát triển những hệ thống ghi chép nội bộ tiên tiến có sử dụng máy tính để có thể cung cấp thông tin nhanh và đầy đủ hơn.
Đối với hệ thống tình báo: Cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin hàng ngày, tình hình đang diễn ra về những diễn biến của môi trường bên ngoài.
Đối với Hệ thống nghiên cứu thông tin: Thu thập những thông tin liên quan đến một vấn đề cụ thể đặt ra trước tổ chức, đặc điểm của việc nghiên cứu thông tin tốt là có phương pháp khoa học, sử dụng nhiều phương pháp, xây dựng mô hình, lượng định tỷ lệ chi phí/lợi ích của giá trị của thông tin.
Đối với Hệ thống hỗ trợ quyết định: Gồm các phương pháp thống kê và các mô hình quyết định để hỗ trợ các nhà quản lý ban hành các quyết định đúng đắn hơn.
Một tổ chức có thể có nhiều cấp, và mỗi cấp có thể cần có một hệ thống thông tin quản lý riêng của mình. Một tổ chức điển hình có thể có 4 cấp là chiến lược, chiến thuật, chuyên gia và tác nghiệp. Vì thế, trong một tổ chức có thể có 4 hệ thống thông tin quản lý cho 4 cấp này. Các cấp có thể có những bộ phận chung.
Thông tin quản lý có thể lấy từ bên trong tổ chức hoặc từ bên ngoài tổ chức.
Thông tin nội tại tổ chức thường được lấy từ các báo cáo, sổ sách của tổ chức.
Thông tin bên ngoài có thể lấy từ đối tác, đối thủ cạnh tranh, tổ chức có liên quan, các nhà cung cấp, chính phủ,...
Mặc dù một hệ thống thông tin quản lý không nhất thiết phải sử dụng công nghệ thông tin, nhưng công nghệ thông tin ngày càng rẻ và góp phần tạo ra năng suất xử lý, lưu trữ, phân phối thông tin ngày một cao, nên hệ thống thông tin quản lý hiện đại thường tích cực sử dụng công nghệ thông tin.
Nhà trường tự xây dựng được phần mềm quản lý học sinh, quản lý chất lượng học sinh trong đó tất cả các biểu mẫu, các loại danh sách dùng trong nhà trường (phần mềm cung cấp giáo viên không phải kẻ, viết giảm thời gian vô ích đầu tư vào nghiên cứu chuyên môn).
Nhà trường tự xây dựng trang Website với mục đích giúp cho công tác quản lý, tuyên truyền và lưu trữ tư liệu của nhà trường góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao hiệu quả công tác cũng như chất lượng giáo dục một cách toàn diện. Xây dựng phần mềm phục vụ cho công tác thi đua khen thưởng. Khai thác triệt để tác dụng phần mềm “Ngân hàng đề” “Kho học liệu” của ngành đầu tư