Kết quả điều tra

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông qua dạy học chương oxi – lưu huỳnh – hóa học 10 (Trang 29 - 36)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.5. Thực trạng việc sử dụng thí nghiệm hóa học phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh trong một số trường THPT tỉnh Bắc Ninh và huyện Mê Linh thành phố Hà Nội

1.5.3. Kết quả điều tra

Sau khi thu về 60 phiếu điều tra GV ở 6 trường THPT kết hợp với phỏng vấn trực tiếp một số tổ trưởng bộ môn hóa học ở các trường, chúng tôi rút ra kết luận sau:

43 58

15 0 0 13 76

0 0

29 29 27

14 0 17

24

0 0

28 13 27

56 13

25 0

23 0

0 0

31 30 87

45 0

77 100

0 20 40 60 80 100 120

Mức độ sử dụng Không sử dụng

Mức độ sử dụng Hiếm khi Mức độ sử dụng Thỉnh thoảng

Mức độ sử dụng Thường xuyên

Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ sử dụng một số PPDH trong DHHH của GV Từ biểu đồ trên cho thấy, thực tế các GV sử dụng chủ yếu là PPDH thuyết trình (43% sử dụng thường xuyên, 29% sử dụng thỉnh thoảng, 28% sử dụng ở mức độ hiếm khi), PPDH đàm thoại (58% sử dụng thường xuyên, 29% sử dụng thỉnh thoảng, 13% sử dụng ở mức độ hiếm khi). Trong khi đó PP sử dụng TN có 31% GV không sử dụng, PPDH theo góc có 87% GV không sử dụng và 100% GV không sử dụng PP BTNB.

10 30 37 20 3

Dưới 20%

20 - 40%

40 – 60%

60 - 80%

Trên 80%

Biểu đồ 1.2. Số TN GV làm được so với số TN cần phải làm

Như vậy số TNHH mà thầy cô làm được trong quá trình dạy học chỉ đạt 50%

so với số TN cần phải làm trong các tiết thực hành hoặc các giờ lên lớp. Do đó, HS

chưa có nhiều hứng thú với môn hóa học. Các em chưa thích tự tìm hiểu, trau dồi thêm kiến thức hay trao đổi những hiểu biết của mình với người khác để học tập môn hóa học được tốt hơn.

65 35

10 0

11

19 69

0 0

0

0

100 0

5.7

37.1

57.2

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Thường xuyên

Thỉnh thoảng Hiếm khi Không sử dụng

Hướng dẫn HS tự tiến hành TN đơn giản, an toàn ngoài giờ lên lớp.

Cho HS tự thiết kế các thí nghiệm (dụng cụ, hóa chất, cách tiến hành).

TN thực hành của HS dưới sự hướng dẫn của GV.

TN biểu diễn của giáo viên.

Biểu đồ 1.3. Tỉ lệ sử dụng từng loại TN trong DHHH ở trường THPT

Từ biểu đồ trên cho thấy trong dạy học GV chủ yếu sử dụng TN biểu diễn của GV còn TNTH của HS dưới sự hướng dẫn của GV chỉ đạt 11%. Hầu như không tự thiết kế được các TN vui hay TN thay thế đơn giản, an toàn trong giờ thực hành hay giờ ngoại khóa ngoài giờ lên lớp.

87.5

0

76

28 15

12.5

13

24

43

16 0

42

0

29

55 0

45

0 0 14

0 20 40 60 80 100 120

Năng lực sử dụng ngôn

ngữ hóa học.

Năng lực thực hành hóa học.

Năng lực

tính toán. Năng giả quyết vấn đề thông qua môn

học.

Năng lực vận dụng kiên thức hóa học vào

đời sống.

Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên

Biểu đồ 1.4. Mức độ quan tâm của GV đến sự phát triển các NL đặc thù môn hóa học

Từ biểu đồ trên cho thấy, trong DHHH, NL sử dụng ngôn ngữ hoá học và NL tính toán hoá học được hầu hết các GV quan tâm và hình thành cho HS (100%

thường xuyên và thỉnh thoảng). Ngược lại, NLTHHH rất ít khi được chú ý hình thành và phát triển (87% hiếm khi và không bao giờ). Mặc dù rất ít quan tâm đến việc phát triển NLTHHH, song hầu hết các GV đều khẳng định vai trò quan trọng của TN, của việc bồi dưỡng NLTHHH cho HS VD như gây hứng thú học tập cho HS (86,4%), giúp HS hiểu bài sâu và ghi nhớ tốt hơn (72,6%),... Bên cạnh đó, những GV này cũng đã cho ý kiến về khả năng hình thành và phát triển NLTHHH cho HS ở các dạng giờ dạy khác nhau.

10 20.5 35.5

25 Rất quan trọng

Quan trọng Bình thường Không quan trọng

Biểu đồ 1.5. Tầm quan trọng của việc phát triển NLTHHH cho HS

Qua việc điều tra cho thấy GV cũng cho rằng việc phát triển NLTHH cho HS là cần thiết quan trọng và rất quan trọng (55,5%). Tuy nhiên vẫn còn 35,5% GV cho rằng việc phát triển NLTHH cho HS là bình thường và không quan trọng. Một số GV trong giờ dạy bài mới, giờ luyện tập hay giờ ngoại khóa chỉ đặt những câu hỏi mang tính dẫn dắt gợi mở kiến thức chứ chưa có những câu hỏi bài tập phát triển NLTHHH của HS.

72.6

27.4 14.3

100

0 20 40 60 80 100 120

Tiết học bài

mới. Tiết luyện tập. Tiết ngoại

khóa. Tiết thực

hành.

Biểu đồ 1.6. Kết quả phát triển NLTHHH cho HS thông qua tiết dạy

Như vậy NLTH chủ yếu được sử dụng trong tiết thực hành và tiết dạy bài mới còn tiết luyện tập và giờ ngoại khóa còn ít: Giờ luyện tập (27,4%), giờ ngoại khóa (14,3%), tiết học bài mới (72.6%), đặc biệt 100% số TN được thực hiện trong giờ thực hành. Do đó, các biểu hiện về NLTHHH của HS chủ yếu ở mức độ khá. Biểu hiện “giải thích các hiện tượng TN đã xảy ra, viết các PTHH và rút ra kết luận” còn khả năng “tiến hành độc lập một số TNHH đơn giản” thì còn lúng túng và chưa đạt kết quả cao.

1.5.3.2. Kết quả điều tra HS

Sau khi thu về 1295 phiếu điều tra HS ở 6 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và thành phố Hà Nội chúng tôi thu được kết quả như sau:

38.8 27.3 22.7 11.2

32.8 33.3 22.7 11.2

13.6 20.5 34.1 31.8

0 0 11.4

88.6

0 50 100 150

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm Khi Không bao giờ

MỨC ĐỘ

Tham gia tích cực các hoạt động học tập mà thầy (cô) giáo tổ chức.

Tập trung nghe giảng, phát biểu ý kiến.

Nghe giảng một cách thụ động.

Không tập trung, làm việc riêng.

Biểu đồ 1.7. Mức độ hoạt động của HS trong giờ học

Từ biểu đồ trên cho thấy đa số HS chưa tham gia tích cực vào các hoạt động học tập mà thầy cô tổ chức, HS vẫn nghe giảng một cách thụ động hoặc còn làm việc riêng trong lớp. Vì vậy, GV cần tìm ra các PPDH mới tích cực giúp tăng khả năng tự học sáng tạo ở các em; trong đó việc sử dụng TNHH là một trong những biện pháp đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt, khi HS thích được tiếp xúc với TNHH.

75.7 21.5

2.3 0.5

Rất thích Thích Bình thường Không thích

Biểu đồ 1.8. Mức độ tham gia thực hành các TNHH

Từ biểu đồ trên cho thấy ở trường đa số HS rất thích khi được quan sát hoặc tự tiến hành các TN (75,7%). Qua đó thấy rằng HS tương đối thích thú với các hoạt động dạy học có lồng ghép TNHH, được biểu thị thông qua tỉ lệ % rất thích và thích chiếm đa số.

0 20 40 60 80 100 120 GV biểu diện thí nghiệm

minh họa cho bài giảng GV dùng thí nghiệm trực tiếp hướng dẫn học sinh nghiên cứu kiến thức mới.

Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.

Dùng hình vẽ mô phỏng, video thí nghiệm hướng dẫn học sinh nghiên cứu

Mức độ Rất thích Mức độ Thích Mức độ Bình thường Mức độ Không thích

Biểu đồ 1.9. Mức độ yêu thích của HS với các hoạt động dạy học có sử dụng TNHH

Trên biểu đồ này, nhận thấy rằng HS tương đối thích thú với các hoạt động dạy học có lồng ghép TNHH, được biểu thị thông qua tỉ lệ % rất thích và thích chiếm đa số. Trong đó sử dụng TN để tổ chức thực hành theo nhóm được HS yêu thích nhất; sử dụng TN trực tiếp hướng dẫn HS nghiên cứu kiến thức mới và minh họa cho bài giảng cũng được HS quan tâm. Từ đó cho thấy, HS mong muốn trong giờ hoá học, thầy cô tổ chức các hoạt động dạy học có sử dụng nhiều hơn các TN nghiên cứu tính chất của các chất.

13.2 20.6 46.4

19.8

Rất quan trọng.

Quan trọng.

Bình thường.

Không quan trọng.

Biểu đồ 1.10. Vai trò của TNHH

Qua biểu đồ cho thấy HS đánh giá cao vai trò của THHH. Theo HS, vai trò quan trọng nhất của TN là giúp rèn luyện kỹ năng thực hành, tiếp đó HS thấy TNHH cũng giúp HS dễ hiểu bài, khắc sâu kiến thức, biết vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống, củng cố kiến thức đã học (13,2% rất quan trọng, 20,6% quan trọng, 46,4% bình thường và 19,8% không quan trọng). Từ kết quả trên ta thấy rằng việc sử dụng TNHH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và phát triển NLTH ở HS.

Qua kết quả điều tra GV và HS, kết quả cho thấy:

* Về phía GV

- Hầu hết GV đều biết TNHH là phương tiện trực quan rất quan trọng đối với việc giảng dạy hóa học nhưng đa số GV còn rất ít sử dụng TN mà nếu có sử dụng TN chỉ tiến hành trong các tiết thực hành còn trong các giờ dạy bài mới và tiết luyện tập hoặc các giờ ngoại khóa còn ít. Mức độ sử dụng TNHH trong các giờ học cũng chưa cao.

Nguyên nhân chính mà các thầy cô đưa ra cho việc ít tiến hành TN là:

+ GV ngại tiếp xúc với hóa chất, dụng cụ TN lâu ngày dễ bị vỡ, hỏng nhiều, thiếu thiết bị, dụng cụ cần thiết khi tiến hành TN.

+ Chuẩn bị TN cho GV làm rất mất thời gian nên các GV còn rất ngại do chưa có nhân viên phòng thí nghiệm (PTN). Thời gian một tiết thực hành là quá ngắn trong đó số HS đông (thường 40-45 HS / lớp).

+ Chương trình học quá tải đối với HS nên GV chỉ chú trọng dạy lý thuyết và bài tập vì trong khi thi, kiểm tra số câu hỏi bài tập liên quan đến TN còn ít.

- Về PPDH còn nặng về các PP truyền thống, chủ yếu là PP đàm thoại, thuyết trình chưa chú trọng đến sử dụng các PP như dạy học theo nhóm, dạy học theo góc, phương tiện dạy học tích cực trong đó có TNHH.

* Về phía HS: NL THHH của HS còn biểu hiện ở mức thấp.

- PTN chưa đảm bảo do thiếu hệ thống nước, chiếu sáng, thoát khí độc, … nên hạn chế cho HS làm TN, nhiều TN còn độc. Như vậy, khi giảng dạy môn hóa học ở các trường THPT các thầy cô giáo ít sử dụng TN, kể cả TN biểu diễn lẫn TN của HS.

- Đa số HS khi bước chân vào trường THPT đều chưa có kĩ năng sử dụng các dụng cụ TN và hóa chất cơ bản, phổ thông nên GV ngại cho HS tiến hành sợ không đảm bảo an toàn.

- Lớp học quá đông nên GV ít khi có thể quản lý HS được tốt khi tiến hành làm TN.

- Chưa có sách về hệ thống TNHH định hướng phát triển NLTHHH cho HS.

Tiểu kết chương 1

Trong chương này, đề tài đã tổng quan những vấn đề cơ bản về cơ sở lí luận có liên quan đến phát triển NL THHH cho HS như:

- Các NL chung, NL đặc thù đặc biệt đi sâu nghiên cứu NL THHH theo định hướng phát triển NL cho HS ở trường phổ thông.

- Một số PPDH và kĩ thuật DH tích cực kết hợp với sử dụng TNHH nhằm phát triển NL THHH cho HS.

Chúng tôi đã điều tra thực trạng việc sử dụng TN trong DHHH theo định hướng phát triển NLTHHH cho HS thông qua phiếu điều tra 60 GV và 1295 HS lớp 10 của 06 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và huyện Mê Linh – Hà Nội.

Qua đó, chúng tôi nhận thấy vấn đề hình thành và phát triển NL THHH cho HS tại những trường này vẫn chưa thực sự được quan tâm. NL THHH của HS mới chỉ dừng lại ở mức trung bình và kém.

Trên đây là những cơ sở lí luận và thực tiễn để chúng tôi nghiên cứu, xây dựng hệ thống TNHH theo định hướng phát triển NLTHHH và PP sử dụng chúng trong các bài dạy để phát triển NLTHHH cho HS thông qua dạy học chương: Oxi - Lưu huỳnh - Hóa học 10 được trình bày ở chương 2 của luận văn.

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông qua dạy học chương oxi – lưu huỳnh – hóa học 10 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)