Giáo án dạy bài thực hành

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông qua dạy học chương oxi – lưu huỳnh – hóa học 10 (Trang 83 - 94)

CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH HÓA HỌC CHO HỌC

2.4. Các giáo án minh họa

2.4.2. Giáo án dạy bài thực hành

Tiết 52 Bài 31: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 TÍNH CHẤT CỦA OXI - LƯU HUỲNH I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS trình bày được: Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các TN sau - Phản ứng của oxi với kim loại là Fe

- Phản ứng của lưu huỳnh với kim loại là Fe.

- Phản ứng của oxi với lưu huỳnh.

2. Kỹ năng

- Tiến hành an toàn, thành công các TN trên.

- Quan sát hiện tượng TN, giải thích và viết PTPƯ - Loại bỏ một số chất thải bảo vệ môi trường

- Viết tường trình TN.

3. Thái độ

- Tích cực, chủ động, tự giác trong học tập hóa học và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xung quanh cũng như cách sử dụng và bảo vệ kim loại trong không khí có hiệu quả.

4. Định hướng các NL được hình thành - NL hợp tác.

- NLTHHH.

- NL vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.

II. PHƯƠNG PHÁP

PP thực hành TN kiểm chứng.

III. CHUẨN BỊ 1. GV

- Phiếu học tập.

- Giáo án điện tử bài thực hành

- Dụng cụ: Ống nghiệm, nút cao su, đèn cồn, ống thủy tinh, cốc thủy tinh 250ml, chậu thủy tinh, bộ giá TN.

- Hóa chất: Khí oxi, bột lưu huỳnh, dây thép, bột sắt, dd NaOH 2. HS

- Ôn tập kiến thức cơ bản về oxi, lưu huỳnh, làm bài tập về nhà theo phiếu học tập số 1.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số

Kiểm tra đồng phục

2. Kiểm tra bài cũ: Phiếu học tập BÀI THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT CỦA OXI, LƯU HUỲNH giao về nhà .

PHIẾU HỌC TẬP BÀI THỰC HÀNH SỐ 4 TÍNH CHẤT CỦA OXI - LƯU HUỲNH 1. TN chứng minh tính OXH của oxi: Tác dụng với dây thép xoắn

- Dụng cụ………...

- Hoá chất………...

- Nêu các thao tác chính thực hiện TN...……….

- Hiện tượng quan sát được ...

- Giải thích, PTPƯ ...

- Vai trò của các chất tham gia phản ứng ...

2. TN chứng minh tính OXH của lưu huỳnh

- Dụng cụ………..

- Hoá chất………

- Nêu các thao tác chính để thực hiện TN...

- Giải thích, viết PTPƯ ...

-Vai trò của từng chất tham gia phản ứng...

3. TN chứng minh tính khử của lưu huỳnh

- Dụng cụ………

- Hoá chất……….

- Nêu các thao tác chính để thực hiện TN...

- Hiện tượng quan sát được...

- Giải thích, viết PTPƯ ...

-Vai trò của từng chất tham gia phản ứng...

2. HS

- Ôn tập những kiến thức về oxi, lưu huỳnh lớp 10 có liên hệ tới các TN trong bài thực hành và nghiên cứu trước dụng cụ hóa chất, cách tiến hành TN.

III. Bài mới

1. Ổn định tổ chức Kiểm tra sĩ số:

Kiểm tra trang phục:

2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Nội dung thực hành

GV và HS tiến hành các hoạt động

* Hoạt động 1:

- GV cho HS chuẩn bị trước nội dung TN dưới dạng bài tập về nhà thông qua phiếu học tập bài thực hành số 4.

- Làm bài tập về nhà theo phiếu học tập bài thực hành số 4.

* Hoạt động 2:

- Khi vào đầu tiết thực hành, GV phân chia lớp thành 3 nhóm.

- GV gọi 3 HS đại diện cho 3 nhóm lên trình bày lần lượt bài làm của 3 bài tập đã làm ở nhà cùng một lúc.

- GV yêu cầu các HS khác theo dõi và bổ sung nếu cần

- GV đưa ra những chú ý cần thiết để đảm bảo khi thực hiện TN an toàn, thành công.

* Hoạt động 3

- GV yêu cầu các nhóm HS tiến hành TN, quan sát hiện tượng và xác định dự đoán đúng.

- HS thực hiện TN, quan sát hiện tượng, xác định dự đoán đúng.

* Hoạt động 4

- GV yêu cầu HS đại diện cho các nhóm giải thích hiện tượng, viết PTHH của phản ứng?

-HS giải thích hiện tượng, viết PTHH.

- GV yêu cầu khác bổ sung.

- GV đánh giá kết quả thực hiện của các nhóm.

* Hoạt động 5

- GV yêu cầu HS thu dọn, vệ sinh dụng cụ hóa chất, phòng thực hành.

- GV nhận xét, đánh giá về buổi thực hành.

Cụ thể các hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG

Hoạt động 1: Kiểm chứng tính OXH của oxi

- TN chứng minh tính oxi hoá mạnh của oxi: Tác dụng với kim loại Fe - GV: Cho HS trả lời các nội dung trong TN 1 của phiếu học tập bài thực hành số 4: hoá chất, dụng cụ, cách tiến hành TN 1

- HS: Trả lời một số nội dung chuẩn bị trong TN 1 của phiếu học tập tập bài thực hành số 4.

- GV: Hướng dẫn HS tiến hành TN - HS làm TN theo các bước trình bày - GV: Lưu ý để TN thành công + Cần làm sạch dây sắt trước khi đốt?

+ Trong bình oxi cần có 1 ít nước hoặc một lớp cát mỏng?

+ Cần gắn mẩu than hoặc mẩu gỗ vào đầu sợi thép?

+ Đưa dây sắt ở vị trí 1/3 chiều cao của

TN 1: Tính OXH của oxi

+ Hoá chất: Dây phanh, mẩu than, khí oxi đã được điều chế sẵn, cát sạch hoặc nước.

+ Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, lọ thủy tinh.

+ Cách tiến hành TN:

- Đốt nóng một đoạn dây thép xoắn ( có gắn mẩu than ở đầu để làm mồi) trên ngọn lửa đèn cồn rồi đưa nhanh vào bình đựng khí oxi.

- HS: Nghe và ghi chép.

- GV: Cho HS hoàn thiện các thông tin vào phiếu học tập tập bài thực hành số 4: hiện tượng quan sát, giải thích, PTPƯ, kết luận.

- HS: Hoàn thiện các thông tin vào phiếu học tập tập bài thực hành số 4.

+ Hiện tượng và giải thích Sắt bị OXH thành sắt từ oxit.

3Fe + 2O2 Fe3O4

QT OXH : QT khử:

0 +8/3 0 -2

Fe → Fe + 2e O2 + 4e → 2O Chất khử: Fe

Chất OXH: O2

Phản ứng chứng minh được tính OXH của oxi.

Hoạt động 2: Kiểm chứng tính OXH của lưu huỳnh.

- TN tìm hiểu tính OXH của lưu huỳnh - GV: Cho HS trả lời các nội dung trong TN 2 của phiếu học tập tập bài thực hành số 4: hoá chất, dụng cụ, cách tiến hành TN.

- HS: Trả lời một số nội dung chuẩn bị trong TN 2 của phiếu học tập tập bài thực hành số 4.

- GV: Hướng dẫn HS làm TN 2

- HS: làm TN theo cách trình bày trong TN 2 của phiếu học tập tập bài thực hành số 4.

- GV: Đưa ra một số lưu ý cho HS Trộn bột Fe và S tỉ lệ 1:3 về thể tích.

Cho vào ống nghiệm chịu nhiệt.

TN 2: Tính OXH của lưu huỳnh + Hoá chất: Bột lưu huỳnh, bột sắt.

+Dụng cụ: Giá đỡ ống nghiệm, ống nghiệm chịu nhiệt, đèn cồn.

+ Cách tiến hành TN

- Cho một ít bột sắt và bột lưu huỳnh vào đáy ống nghiệm .

- Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi phản ứng xảy ra.

+ Hiện tượng và giải thích:

Fe + S FeS

- GV: Cho hoàn thiện các thông tin vào phiếu học tập: Hiện tượng quan sát, giải thích, PTPƯ, kết luận.

- HS: Hoàn thiện phần còn lại của phiếu học tập

+ Hiện tượng quan sát được + Giải thích, viết PTPƯ

QT OXH: QT khử:

0 +2 0 -2

Fe → Fe + 2e S + 2e → S Chất khử: Fe

Chất OXH: S

Phản ứng chứng minh đươc tính OXH của S.

Hoạt động 3: Kiểm chứng tính khử của lưu huỳnh.

Tìm hiểu tính khử của lưu huỳnh - GV: Cho HS trả lời các nội dung trong TN 3 của phiếu học tập tập bài thực hành số 4: Hoá chất, dụng cụ, cách tiến hành TN.

- HS: Trả lời một số nội dung chuẩn bị trong TN 3 của phiếu học tập tập bài thực hành số 4.

-GV: Hướng dẫn HS làm TN - HS: Làm TN

- GV: Cho HS hoàn thiện các thông tin vào TN 3 của phiếu học tập tập bài thực hành số 4: Hiện tượng quan sát, giải thích, PTPƯ, kết luận.

- HS: Hoàn thiện thông tin TN 3 của phiếu học tập tập bài thực hành số 4.

+ Giải thích, viết PTPƯ - GV: Lưu ý cho HS

+ Cần làm muôi sắt trước khi lấy hóa chất.

+ Trong bình oxi cần có 1 ít nước

TN3: Tính khử của lưu huỳnh

+ Hoá chất: Bột S, bình khí O2 đã điều chế sẵn, cánh hoa hồng.

+Dụng cụ: Muỗng đốt hóa chất, đèn cồn.

+ Cách tiến hành TN.

Đốt lưu huỳnh cháy trong không khí rồi đưa vào bình chứa khí oxi

+ Hiện tượng và giải thích:

Lưu huỳnh cháy với ngọn lửa màu xanh và tạo khí dạng khói trắng làm mất màu cánh hoa hồng.

O2+ S SO2

hoa hồng.

- HS: Nghe và ghi chép.

0 +4 0 -2

S → S + 4e O2 + 4e →2O Chất khử: S

Chất OXH: O2

Phản ứng chứng minh được tính khử của S 4. Củng cố

* GV Nhắc lại một số điểm HS cần lưu ý khi làm các TN trong bài.

* GV nhắc lại các kiến thức liên quan đến oxi và lưu huỳnh có trong 3 TN trên.

5. Hướng dẫn HS tự học

- Yêu cầu HS thu dọn, vệ sinh PTN.

-Viết tường trình TN theo mẫu.

STT Tên TN Mục đích

TN Cách tiến

hành TN Hiện tƣợng Giải thích

PTPƢ Kết

luận

- Lập sơ đồ tư duy tổng kết kiến thức oxi - lưu huỳnh ra giấy A3 2.4.3. Giáo án dạy bài luyện tập, ôn tập.

Ngày soạn:

Tiết 57 Bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh 1. Mục tiêu

+ Kiến thức:

HS trình bày được:

- Tính chất vật lí, điều chế oxi trong PTN và trong công nghiệp.

- TCHH, ứng dụng của oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh.

HS giải thích được:

- Cách thu một số khí đã học theo phương pháp nào.

+ Kĩ năng:

- Dự đoán, kiểm tra dự đoán và kết luận về TCHH, điều chế oxi, lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh.

- Tiến hành TN quan sát mô tả hiện tượng, giải thích rút ra nhận xét.

- Viết các PTPƯ chứng minh tính chất của đơn chất oxi, lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh.

- Phân biệt dd axit, bazơ và muối đã học.

- Giải các bài tập có liên quan đến TN, bài tập thực tiễn…

+ Thái độ:

- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất, tiến hành TN.

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

+ Định hướng các NL được hình thành:

- NL chủ yếu: NLTHHH, NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL tính toán hóa học

- Các NL khác: NL hợp tác, NL làm việc độc lập, NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

2. Phương pháp dạy học

Khi dạy về nội dung này GV có thể sử dụng phối hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học sau:

- PP BTNB.

- Phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Học học tập hợp tác (kỹ thuật khăn trải bàn, thảo luận nhóm).

- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (TN, tranh ảnh…), SGK.

- Phương pháp đàm thoại tìm tòi.

- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập.

3. Chuẩn bị của GV và HS 3.1. GV

- SGK, dụng cụ hoá chất để tiến hành TN theo nhóm.

- Giáo án powerpoint về đáp án của các nhiệm vụ.

- Máy tính, máy chiếu.

3.2. HS

- Đọc trước nội dung học trong SGK.

- Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến nội dung học.

- Giấy nháp và máy tính casio 4. Các hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Tìm hiểu các kiến thức cần nắm vững về oxi và lưu huỳnh GV: Giao nhiệm vụ trước về nhà cho HS theo nhóm và hoàn thiện vào giấy

HS: Làm việc theo nhóm ở nhà.

GV: Mời đại diện từng nhóm báo cáo kết quả HS: Báo cáo

Hoạt động 2: Tìm hiểu các bài tập củng cố kiến thức về oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh.

Hoạt động của GV - HS Nội dung

- GV: Chiếu nội dung bài tập và phát phiếu học tập số 1 yêu cầu làm việc theo nhóm 2 người.

- HS: Thảo luận

- GV: Mời một số nhóm trình bày một phần các nhóm còn lại bổ sung và nhận xét.

- HS: Trả lời

- GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức - HS: Nghe và ghi chép.

Phiếu học tập số 1:

Đáp án:

a, Phương pháp 1: Thu khí nhẹ hơn không khí.

Phương pháp 2: Thu khí nặng hơn không khí.

Phương pháp 3: Thu khí không tác dụng với nước, không tan trong nước.

Phương pháp Thu khí

1 H2

2 O2, SO2, H2S, CO2

3 O2, H2

b, Dựa vào tính chất vật lí và hoá học của khí oxi là:

+ Nặng hơn không khí, không tác dụng với

- GV: Dùng PP kĩ thuật BTNB. Chiếu nội dung phiếu học tập số 2

(1). Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:

+ GV cho HS quan sát đoạn phim TN

“màu mực bí ẩn” và hỏi dd được viết lên tờ giấy đó là gì?

(2). Bộc lộ quan điểm ban đầu: Dd được dùng để viết lên tờ giấy có thể là axit, bazơ hoặc muối.

(3). Đề xuất các câu hỏi

+ Nếu là axit thì đó là axit nào?

+ Bazơ và muối có được không ? (4). Tiến hành thực nghiệm

+ GV phát dụng cụ và hóa chất chia HS thành nhóm 8 người trong thời

không khí.

+ Tan ít, không tan trong nước, không phản ứng với nước.

Phương pháp 1: Oxi thu được có thể có lẫn các khí có trong không khí (phương pháp đẩy không khí).

Phương pháp 2: Thu được oxi tinh khiết (phương pháp đẩy nước).

c,

Thuốc thử O2 SO2 H2S CO2

Giấy tẩm dd Pb(NO3)2

− − ↓

đen

− Dd KMnO4/

Cánh hoa

− Mất

màu

− Tàn đóm đỏ Bùng

cháy −

Nước vôi

trong ↓

trắng PTHH:

H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3

O2 + C → CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓+ H2O Phiếu học tập số 2

Đáp án:

- Dd H2SO4 loãng.

- Axit H2SO4 đặc còn có tính háo nước Phân tích:

Để tách riêng S ra khỏi hỗn hợp, các em cần tìm các hóa chất có thể hòa tan Fe mà không tác dụng được với S, từ đó sử dụng phương pháp lọc để lấy S ra.

Đáp án:

Dùng cốc thủy tinh khuấy hỗn hợp Fe và S trong dd H2SO4 loãng, dư cho đến khi không còn bọt khí thoát ra.

sát hiện tượng và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập số 2.

(5). Kết luận : Dd dùng để viết trong TN là H2SO4 loãng.

- GV: Chiếu nội dung phiếu học tập số 3 và yêu cầu HS tự làm không thảo luận nhóm.

- HS: Làm bài tập

sau phản ứng, rửa sạch bằng nước cất, sấy khô ta thu được bột lưu huỳnh.

PTHH:

Fe + H2SO4 (dư) → FeSO4 + H2

Phiếu học tập số 3 Đáp án:

Khối lượng dd H2SO4

mdd = V. D = 100. 1,84 = 184g

Sau khi pha:

= 901,6 - 180,32 = 721,28 g

Phiếu học tập số 1

Cho các lọ đựng các khí riêng biệt: H2, O2, SO2, H2S, CO2.

a, Hãy cho biết phương pháp 1, 2, 3 có thể thu được những khí nào trong số các khí trên.

b, Khi điều chế oxi trong PTN có thể thu khí oxi bằng 2 cách sau: Cách nào thu được oxi tinh khiết hơn, giải thích?

c, Bằng phương pháp hóa học nhận biết các khí đựng trong các lọ riêng biệt O2, SO2, H2S, CO2.

Phiếu học tập số 2 1. Đi tìm màu mực bí ẩn

- HS lần lượt dùng đũa thủy tinh chấm vào dd H2SO4 loãng, HNO3, HCl rồi viết lên giấy. Sau đó hơ trên ngọn lửa đèn cồn (chú ý hơ để giấy không bị cháy). Tờ giấy khi hơ trên ngọn lửa thì thấy xuất hiện nét chữ màu đen.

- Dd được dùng để viết lên tờ giấy là gì?

2. Có hỗn hợp bột lưu huỳnh và bột sắt, một số dụng cụ trong PTN như: Bình tam giác, phễu lọc, bese và một số hóa chất khác. Làm thế nào để tách lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp?

Phiếu học tập số 3

Bài toán: Có 100 ml dd axit sunfuric 98%, D = 1,84 g/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích axit trên thành dd axit sunfuric 20%.

a. Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng.

b. Quá trình pha loãng phải được tiến hành như thế nào?

Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn ôn tập ở nhà.

2.5. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực thực hành cho học sinh thông qua dạy học chương Oxi - Lưu huỳnh - Hóa học 10

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực thực hành hóa học cho học sinh thông qua dạy học chương oxi – lưu huỳnh – hóa học 10 (Trang 83 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)