CHƯƠNG 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH HÓA HỌC CHO HỌC
2.4. Các giáo án minh họa
2.4.1. Giáo án dạy thí nghiệm trong dạng bài hình thành kiến thức mới
Ngày soạn:
Tiết 55 Bài 33: AXIT SUNFURIC VÀ MUỐI SUNFAT (tiết 1) I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức
- HS phát biểu được tính chất vật lí của axit sunfuric.
- HS phát biểu được: H2SO4 có tính axit mạnh (tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và một số muối ...).
- HS phát biểu và giải thích được: H2SO4 đặc, nóng có tính OXH mạnh (OXH hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất).
2. Kĩ năng
- Quan sát TN, hình ảnh, video... rút ra được nhận xét về tính chất của H2SO4.
- Viết PTHH minh hoạ cac phản ứng chứng minh TCHH và điều chế axit H2SO4.
- Vận dụng giải bài tập:
+ Tính % khối lượng chất trong hỗn hợp.
+ Tính khối lượng hoặc nồng độ chất trong phản ứng.
+ Bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất tiến hành TN an toàn, thành công các TN của H2SO4 đặc và loãng.
- Sử dụng H2SO4 được hiệu quả, an toàn trong PTN và trong thực tế.
- Lập sơ đồ tư duy về tính chất và ứng dụng của H2SO4.
- Phát triển kĩ năng trình bày vấn đề và thuyết trình trước đám đông.
3. Giáo dục tình cảm, thái độ
- Say mê, hứng thú học tập, yêu khoa học.
- Sử dụng hiệu quả và tiết kiệm hóa chất, thiết bị TN. Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất, tiến hành TN.
- Ứng dụng axit sunfuric vào mục đích phục vụ đời sống con người.
4. Phát triển các NL
- NL chủ yếu: NLTHHH, NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL tính toán hóa học - Các NL khác: NL hợp tác, NL làm việc độc lập, NL giải quyết vấn đề, NL giao tiếp, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
5. Trọng tâm
- H2SO4đặc, nóng có tính OXH mạnh (OXH hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
- H2SO4 loãng có tính axit mạnh.
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU CẦN ĐẠT VỀ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀ PHÁT TRIỂN NLTH
Nội
dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp
Vận dụng
cao NLTH
Tính chất vật
lý của axit sunfuric
-Biết được tính chất vật lý của dd axit sunfuric.
Ứng dụng từ khả năng hút ẩm của axit sunfuric.
- Biết cách pha loãng dd H2SO4
đặc.
Vì sao khi pha loãng dd H2SO4 đặc phải cho từ từ axit vào nước mà không được làm ngược lại.
Axit H2SO4 đặc có thể làm khô được những chất khí ẩm nào.
Pha loãng axit sunfuric
đặc
TCHH của axit sunfuric
- dd axit sunfuric loãng có tính axit mạnh.
- Dd axit sunfuric đặc có tính OXH mạnh, tính háo nước, tính axit mạnh.
- Viết được PTHH minh họa tính chất của H2SO4 loãng, H2SO4 đặc.
- Tính chất axit của dd H2SO4 là do ion H+ gây nên.
- Tính OXH mạnh của H2SO4 đặc là do S+6 gây nên.
- Tính háo nước là nguyên nhân khiến dd H2SO4 đặc có khả năng hút ẩm, gây bỏng nặng.
- Viết được pthh chứng minh tính chất của dd H2SO4 loãng, H2SO4 đặc.
- Giải thích được hiện tượng của một số TNHH đơn giản.
- Giải bài tập tính toán liên quan đến tính chất của axit H2SO4
loãng, H2SO4 đặc.
- Giải quyết được các bài tập TN thực hành an toàn, thành công.
- Cách xử lý hóa chất độc hại dư thừa sau phản ứng.
- Vận dụng các phương pháp giải nhanh: bảo toàn
electron, bảo toàn khối lượng, bảo nguyên tố, tăng giảm khối lượng...
để giải toán liên quan đến TCHH H2SO4 đặc, H2SO4
loãng.
- Kiểm chứng tính axit của dd H2SO4
loãng.
- Nghiên cứu tính OXH của H2SO4 đặc.
- Nghiên cứu tính háo nước của H2SO4
đặc.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 1. GV
- Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, đũa thủy tinh, đèn cồn, bóng bay.
- Hoá chất: dd H2SO4 loãng, dd BaCl2, CuO, dd NaOH, lá Mg, dd phenolphtalein, dd H2SO4 đặc dd H2SO4, Cu, dd KI, đường kính, hồ tinh bột.
- Máy tính, máy chiếu.
- Các phiếu học tập giao nhiệm vụ HS.
- GV chia lớp thành 3 nhóm giao nhiệm vụ chuẩn bị ở nhà từ tiết trước cho từng nhóm.
- Nhiệm vụ giao cho từ tiết trước:
+ Ôn lại các bước cân bằng PTHH theo phương pháp thăng bằng electron.
+ Nghiên cứu SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
1. Nêu các đặc điểm về tính chất vật lí của axit sunfuric:
- Trạng thái:...
- Màu sắc... khả năng bay hơi:...
- Khả năng hút ẩm...→ ứng dụng:...
- Khả năng tan trong nước:..., đặc điểm của quá trình này.
2. Cách pha loãng axit sunfuric đặc:...
Giải thích tại sao không làm ngược lại ?...
+ Ôn lại tính chất chung của một axit và hoàn thành phiếu học tập số 2:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Với kiến thức đã học ở lớp 9 hãy hoàn thành bài tập TN sau?
Bài tập: Cho các chất sau: dd BaCl2, CuO, dd NaOH, lá Mg. HS Tiến hành TN của các chất trên với H2SO4 loãng và viết PTPƯ xảy ra để:
- Tạo một dd có màu xanh.
PTHH: H2SO4 loãng + . . . . . . + . . . - Thổi một quả bóng bay bằng khí H2.
PTHH: H2SO4 loãng + . . . . . . + . . .
- Chuyển dd axit sunfuric loãng có nhỏ vài giọt dd phenolphtalein thành màu hồng.
PTHH: H2SO4 loãng + . . . . . . + . . . - Tạo một kết tủa trắng.
PTHH: H2SO4 loãng + . . . . . . + . . .
- Kết luận: H2SO4 loãng thể hiện tính:...
Chú ý: HS chuẩn bị phương án TN và viết PTPƯ ở nhà, phần làm TN tiến hành ở trên lớp
- GV giới thiệu cho HS hình thức học theo phương pháp góc, nêu mục tiêu, nhiệm vụ các góc: phân tích, trải nghiệm, cách luân chuyển theo góc.
2. HS:
- Cử nhóm trưởng, thư kí nhóm.
- Bút màu, giấy A0 hoặc A1 để vẽ sơ đồ tư duy và ghi ý kiến chung của nhóm, các hình ảnh liên quan.
- Ôn lại các kiến thức mà GV yêu cầu.
3. PPDH
- Phương pháp góc, phương pháp hợp tác nhóm, phương pháp trò chơi, ngoài ra còn kết hợp với các phương pháp khác: phương pháp GQVĐ, phương pháp sử dụng phương tiện trực quan, phương pháp sử dụng TN...
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Vào bài (1 phút)
PPDH: Nêu vấn đề
GV: Cho xem một clip với tựa đề “ Đây là hóa chất nào”.
Nội dung clip:
- Thông tin thứ nhất: Hóa chất này được mệnh danh là “máu” của các ngành công nghiệp.
- Thông tin thứ hai: Hóa chất này được ứng dụng nhiều trong sản xuất phân bón, sơn, sản xuất acquy(kèm theo hình ảnh).
- Thông tin thứ ba: Hóa chất này làm hóa than đường (kèm theo video TN)
- Thông tin thứ tư: Hóa chất này là thủ phạm gây ra một số vụ bỏng nghiêm trọng (kèm theo hình ảnh)
HS: Quan sát các hình ảnh trong clip dự đoán đó là axit sunfuric.
GV: Nêu vấn đề: Tại sao axit sunfuric lại gây bỏng, lại làm hóa than đường, tại sao H2SO4 mệnh danh là “máu” của nhiều nghành công nghiệp. Tất cả các câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu về tính chất vật lí
Phương pháp: Phương pháp tự nghiên cứu kết hợp với hợp tác Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đọc tích cực.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: Giao nhiệm vụ cho các
nhóm thực hiện phiếu học tập số 1 từ tiết trước. Trong tiết học này HS báo cáo kết quả.
GV: Yêu cầu 3 nhóm treo kết quả và gọi đại diện một nhóm báo cáo.
GV: Nhận xét chốt lại kiến thức và cho điểm các nhóm.
HS: Cá nhân tự nghiên cứu sau đó thảo luận nhóm và ghi ý kiến của nhóm trên giấy A0. HS: Đại diện một nhóm lên báo cáo kết quả.
HS: Quan sát và khắc sâu cách pha loãng.
2. Tính chất vật lí - Lỏng, không màu, không bay hơi.
- Dễ hút ẩm → dùng làm khô các chất khí.
- Tan rất nhiều trong nước, quá trình này tỏa nhiệt mạnh.
- Pha loãng H2SO4đăc
GV: Cho HS quan sát video TN đổ axit vào nước và TN hướng dẫn cách pha loãng.
GV: Nhấn mạnh nếu pha loãng không đúng cách sẽ gây bỏng. Vì vậy khi làm việc với axit sunfuric đặc không để rơi vào da, quần áo và không dùng axit đặc làm hại người khác.
HS: Lắng nghe bằng cách nhỏ từ từ H2SO4đăc vào nước và khuấy nhẹ.
Hoạt động 3:(7 phút): Tìm hiểu về tính chất của H2SO4loãng.
Phương pháp: - Phương pháp tổ chức trò chơi: “Ảo thuật hóa học”.
- Phương pháp hợp tác nhóm.
Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật cộng não
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV: Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực
hiện phiếu học tập số 2 trong thời gian tối đa 2 phút.
GV: Theo dõi, giám sát các nhóm làm TN. Sau khi hết thời gian quy định GV: Chiếu kết quả phiếu học tập số 2, nêu biểu điểm chấm (7 điểm thực hành, 3 điểm lí thuyết), yêu cầu các nhóm chấm chéo lẫn nhau, có ghi nhận xét.
GV: Thu bài chấm của HS và công bố điểm.
GV: Chốt lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
GV: Dẫn dắt chuyển ý bằng bài tập nhỏ:
- Viết PTPƯ của H2SO4loãng với Cu, Fe GV: Như vậy H2SO4loãng không phản ứng với Cu, còn với Fe chỉ tạo Fe(II).
Vậy H2SO4đặc có giống thế không?
Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu tiếp.
HS: Trên cơ sở đã chuẩn bị phương án TN ở nhà, thảo luận nhanh để chọn cách làm TN tối ưu nhất.
- Tổ chức làm TN theo nhóm.
HS: Chấm chéo kết quả phiếu học tập số 2.
HS: Nộp bài chấm của mình.
HS: Viết phương trình Cu + H2SO4loãng → không xảy ra
Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2
3. TCHH.
a. Tính chất của H2SO4loãng.
- Làm quỳ hóa đỏ
- Tác dụng với bazơ, oxit bazơ.
- Tác dụng với kim loại trước hiđro.
- Tác dụng với muối.
Kết luận:
H2SO4loãng có tính axit mạnh do nguyên tử H gây ra.
PPDH : Phương pháp góc.
Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật khăn trải bàn.
Hoạt động 4.1: Chuẩn bị cho việc học tập theo góc. Chuẩn bị nghiên cứu hoạt động ở các góc.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng, thiết bị dạy học - Ổn định tổ chức
- Giới thiệu các góc và các nhiệm vụ cụ thể ở mỗi góc (4 góc)
- Hướng dẫn HS nghiên cứu và lựa chọn các góc xuất phát.
- Giới thiệu cách luân chuyển góc.
- Ngồi theo nhóm - Quan sát và lắng nghe - Nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể và lựa chọn góc xuất phát theo nhóm.
- Máy chiếu và giấy A0
(Thể hiện các nhiệm vụ ở mỗi góc)
Hoạt động 4.2: Thực hiện các nhiệm vụ theo các góc (làm việc tại từng góc riêng) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng, thiết bị dạy học - Yêu cầu các nhóm thực hiện
các nhiệm vụ ở các góc xuất phát, mỗi góc xuất phát trong thời gian 7 phút rồi luân chuyển sang góc khác, thời gian cho mỗi góc còn lại là 5 phút.
- Hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ và trưng bày sản phẩm.
- Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm tại các góc học tập. Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cho góc phân tích.
- Trưng bày sản phẩm của nhóm trên giấy A0 .
- Sách giáo khoa hóa học 10.
- Các phiếu hướng dẫn nhiệm vụ ở các góc - Bút dạ, băng dính, giấy A0
- Dụng cụ TN, máy tính.
Hoạt động 4.3: Báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ ở các góc (hoạt động chung và kết thúc chia góc)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng, thiết bị dạy học Hướng dẫn HS báo cáo kết quả
- Gọi đại diện nhóm 1 trình bày kết quả ở góc phân tích. Yêu cầu nhóm 2, 3 nhận xét phản hồi.
- Gọi đại diện nhóm 2 trình bày kết quả góc trải nghiệm. Yêu cầu nhóm 1, 3 nhận xét phản hồi.
- Gọi đại diện nhóm 3 trình bày kết quả góc quan sát. Yêu cầu
Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
- Lắng nghe, so sánh với câu trả lời của nhóm mình và đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Quan sát sản phẩm và lắng nghe phần trình bày của nhóm bạn.
- Băng dính, giấy A0. - Máy chiếu, đáp án.
nhóm 1, 2 nhận xét phản hồi.
- Công bố đáp án trên máy chiếu và kết luận chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ ở các góc.
- Yêu cầu các nhóm quan sát đáp án của nhiệm vụ này trên máy chiếu.
- Đưa ra ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và đánh giá câu trả lời của bạn.
- Lắng nghe và ghi nhớ kết luận mà GV chốt lại.
- HS ghi vở những nội dung đã được GV kết luận và chốt lại.
Hoạt động 4.4: Ghi tóm tắt nội dung
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Đồ dùng, thiết bị dạy học - Cho HS ghi vở những nội
dung đã được GV kết luận và chốt lại.
- HS ghi vở những nội dung đã được GV kết luận và chốt lại.
Máy chiếu
GÓC PHÂN TÍCH 1. Mục tiêu:
HS nghiên cứu SGK, dựa trên những kiến thức đã học nhằm rút ra được TCHH của H2SO4 đặc.
2. Nhiệm vụ:
HS nghiên cứu SGK, thực hiện nhiệm vụ trong phiếu học tập số 3 và làm vào giấy A4, đối với từng cá nhân (ý kiến riêng), sau đó thống nhất lấy ý kiến chung để làm vào giấy A0. Giấy A4 của các cá nhân đã làm đuợc dán ở góc ý kiến riêng.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
1. - Nghiên cứu SGK để hoàn thành các PTPƯ của H2SO4 đặc với Cu, S, KI?
- Xác định sự thay đổi số OXH của các nguyên tố sau phản ứng? Kết luận về tính chất của H2SO4 đặc thể hiện qua các phản ứng đó?
Cu + H2SO4 đặc, nóng ...
C + H2SO4 đặc, nóng ...
KI + H2SO4 đặc ...
-Kết luận: H2SO4 đặc thể hiện tính ...
2. Viết PTPƯ khi cho H2SO4 đặc tác dụng với đường saccarozo (C12H22O11)?
Từ đó kết luận gì về tính chất của H SO đặc?
- PTHH...
- Kết luận: H2SO4 đặc thể hiện tính ...
GÓC TRẢI NGHIỆM 1. Mục tiêu
Từ các TN được thực hiện kết luận được: TCHH của H2SO4 đặc.
2. Nhiệm vụ
- Đọc phiếu hướng dẫn tiến hành TN.
- Phân công nhóm thành những nhóm nhỏ, mỗi nhóm làm 1 TN dưới sự giám sát của GV.
- Quan sát hiện tượng và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 4.
PHIẾU HƯỚNG DẪN TN
1. Cu + H2SO4 đặc 2. KI + H2SO4 đặc 3. Đường C12H22O11 + H2SO4 đặc - Nhỏ dd H2SO4 đặc (tối đa 3
ống hút) vào ống nghiệm có chứa dây Cu.
- Cuộn một cánh hoa hồng cho vào phía trên bên trong ống nghiệm.
- Dùng kẹp sắt gắp một miếng bông tẩm dd NaOH đậy lên miệng ống nghiệm.
- Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
- Quan sát màu cánh hoa và dd trong ống nghiệm.
- Nhỏ 3 giọt dd H2SO4
đặc vào ống nghiệm chứa sẵn dd KI. Quan sát hiện tượng.
- Nhỏ tiếp 3 giọt dd hồ tinh bột vào. Quan sát hiện tượng.
- Nhỏ H2SO4 đặc (khoảng 3 ống hút) vào ống nghiệm đựng sẵn một ít đường saccarozơ.
- Đậy miệng ống nghiệm bằng bông tẩm dd NaOH.
(Chú ý: Nên đun nóng nhẹ ống nghiệm để phản ứng nhanh hơn).
- Quan sát sự biến đổi màu sắc đường và sự di chuyển của chất rắn trong ống nghiệm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4: BÁO CÁO THỰC HÀNH TN
Tên TN Hiện tượng Phương trình và sự thay đổi số OXH của các
nguyên tố.
Kết luận tính chất H2SO4 đặc 1. Cu + H2SO4 đặc - Dd chuyển sang màu:
...
Cu + H2SO4 đặc, nóng ...
- Cánh hoa hồng... ...
2. KI + H2SO4 đặc
- Dd từ không màu chuyển sang màu....
... nhỏ hồ tinh bột vào chuyển sang màu...
KI + H2SO4 đặc, nóng ...
...
3. Đường saccarozơ + H2SO4 đặc
- Đường từ không màu chuyền thành màu...
- Khối chất rắn di
chuyển...
GÓC ÁP DỤNG 1. Mục tiêu
Từ phiếu hỗ trợ kiến thức của GV (nội dung tóm tắt kiến thức của bài học), HS có thể áp dụng để để giải bài tập.
2. Nhiệm vụ
- HS nghiên cứu (cá nhân) nội dung kiến thức trong SGK hoặc phiếu hỗ trợ kiến thức.
- Hoàn thành phiếu học tập số 5.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Chất nào sau đây pư với dd H2SO4 loãng và H2SO4 đặc nóng cho hai loại muối khác nhau?
A. Fe B. Mg C. Al D.Zn
Câu 2. Các khí sinh ra trong TN cho đường saccarozơ C12H22O11 tác dụng với H2SO4 đặc gồm:
A. H2S, CO2. B. H2S, SO2. C. SO3, CO2. D. SO2, CO2.
Câu 3. Cho 20,8 g hỗn hợp Cu và CuO tác dụng vừa đủ dd H2SO4 đặc, nóng thu được 4,48 lit khí (đktc). Khối lượng CuO trong hỗn hợp là
A. 10 g. B. 8 g. C. 14,4 g. D. 14 g.
TỰ LUẬN
Câu 1. Viết PTPƯ của H2SO4 đặc nóng với Ag, C, FeO.
Ag + H SO đặc, nóng
C + H2SO4 đặc, nóng
FeO + H2SO4 đặc, nóng . . . . . . . + SO2 + . . .
PHIẾU HỖ TRỢ GÓC ÁP DỤNG (Chỉ dùng cho góc xuất phát) - H2SO4 đặc có tính OXH mạnh, có khả năng tác dụng với các chất khử: Kim loại trừ Au, Pt, phi kim (S,C, P), hợp chất có tính khử. H2SO4 đặc, nguội không phản ứng với Al, Fe, Cr.
Sơ đồ phản ứng:
M + H2SO4 đặc → M2 (SO4)x + (SO2, S, H2S) + H2O x là hóa trị cao nhất của kim loại có nhiều trạng thái hóa trị.
VD: Fe + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
S,C, P + H2SO4 đặc → SO2 + (CO2, H3PO4 ) + H2O KI, KBr + H2SO4 đặc → I2, Br2 + K2SO4 + SO2 + H2O hợp chất sắt(II) + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Ví dụ : FeO + H2SO4 đặc → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
- H2SO4 đặc có tính háo nước mạnh, nó lấy nước của nhiều chất vô cơ và hữu cơ.
- Ngoài tính OXH mạnh và tính háo nước H2SO4 đặc vẫn có tính axit mạnh.
Hoạt đông 6: (4 phút) Củng cố
Có thể dùng 1 trong 3 hình thức củng cố sau:
Củng cố 1: Dùng kĩ thuật dạy học đàm thoại gợi mở.
- GV nêu chủ đề: Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, TCHH của H2SO4 đặc, H2SO4 loãng.
- Hình thức thi: Hỏi đáp giữa 4 đội chơi (4 nhóm)
- Luật chơi: 4 đội bốc thăm thứ tự chơi từ 1-4 tương ứng đội 1 đến đội 4
GV bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu đội thứ 1 trả lời. Sau khi đội 1 trả lời xong thì sẽ đặt câu hỏi cho đội 2, sau khi đội 2 trả lời xong sẽ đặt câu hỏi cho đội 3, sau khi đội 3 trả lời xong sẽ đặt câu hỏi cho đội 4, sau khi đội 4 trả lời xong sẽ đặt câu hỏi cho đội 1
Đội bị loại nếu không trả lời được câu hỏi của đội bạn, hoặc đội đặt câu hỏi không trả lời được chính câu hỏi đội mình đặt ra cho đội bạn.
Củng cố 2: Dùng : Kĩ thuật “Lƣợc đồ Tƣ duy”
GV: Yêu cầu 4 nhóm thi vẽ sơ đồ tư duy về tính chất của H2SO4. Khi vẽ xong GV chọn ra sơ đồ tư duy đẹp nhất. GV cho xem sơ đồ tư duy mà GV đã vẽ.