CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH PHÂN TÍCH
3.3. Dữ liệu nghiên cứu
Từ tháng 8/2013 đến 3/2014, nhóm nghiên cứu của 3 đơn vị là: Bệnh viện (BV) Từ Dũ, BV Hùng Vương và Viện Pasteur TP. HCM đã thực hiện một nghiên cứu: “Khảo sát về kiến thức và thái độ của nhóm nữ giới từ 18-26 tuổi và phụ huynh của các bé gái từ 9-17 tuổi đến tư vấn sức khỏe tại khu vực TP. HCM, từ tháng 8/2013 – 03/2014”. Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả và so sánh với cỡ mẫu là 15.000 người, trong đó viện Pasteur TP. HCM là 5.000 người, BV Hùng Vương là 5.000 người và BV Từ Dũ là 5.000 người.
Đối tượng khảo sát là nữ 18 – 26 tuổi và cha mẹ bé gái 9 – 17 tuổi đến khám bệnh, tư vấn sức khỏe, tư vấn tiêm chủng tại 3 địa điểm BV Từ Dũ, BV Hùng Vương và Viện Pasteur TP. HCM, với mục tiêu: Đánh giá kiến thức và thái độ đối với sự lây nhiễm HPV gây bệnh UTCTC, mụn cóc sinh dục và việc sử dụng vắc xin ngừa nhiễm HPV của nữ giới 18-26 tuổi và phụ huynh các bé gái từ 9-17 tuổi tại khu TP.HCM. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu là Pgs.Ts. Cao Hữu Nghĩa, Trưởng khoa Xét nghiệm sinh học lâm sàng Viện Pasteur TP. HCM.
Là một trong 14 thành viên của 3 đơn vị tham gia thực hiện đề tài trên, với mong muốn đưa ra các giải pháp để gia tăng số lượng các bé gái đến tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV tại Viện Pasteur TP. HCM, nghiên cứu này đã được chủ nhiện đề tài đồng ý cho sử dụng số liệu khảo sát của nhóm phụ huynh đến tư vấn sức khỏe tại Viện Pasteur TP. HCM để phân tích nghiên cứu “Khảo sát thực trạng về kiến thức và những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ muốn tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV cho con gái của phụ huynh có con gái từ 9-17 tuổi”.
3.3.1.Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: tháng 8/2013 đến tháng 3/2014
- Địa điểm: Phòng tiêm chủng dịch vụ, phòng tư vấn tiêm chủng tại Viện Pasteur TP. HCM.
3.3.2.Đối tượng nghiên cứu
- Dân số mục tiêu: phụ huynh đưa con đến khám và tư vấn sức khỏe hoặc tiêm ngừa tại các phòng khám Viện Pasteur TP.HCM.
- Dân số nghiên cứu: phụ huynh có con gái 9 đến 17 tuổi đến khám và tư vấn sức khỏe hoặc tiêm ngừa cho con tại phòng khám Viện Pasteur TP. HCM. Phụ huynh là cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi hoặc người giám hộ trực tiếp nuôi nấng và có vai trò quyết định tiêm phòng HPV cho bé gái 9 – 17 tuổi.
*Tiêu chuẩn tuyển chọn:
Đối tượng nghiên cứu là phụ huynh của bé gái từ 9 đến 17 tuổi đến khám và tư vấn sức khỏe hoặc tiêm ngừa bất kỳ vắc xin nào.
*Tiêu chuẩn không tuyển chọn:
- Đối tượng không muốn hợp tác trả lời hoặc trả lời không đầy đủ các câu hỏi của Phiếu khảo sát hoặc không ký vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu.
3.3.3.Cỡ mẫu nghiên cứu
Với mục tiêu xác định tỷ lệ phụ huynh muốn tiêm là:
𝑛 =𝑍(1−𝛼/2)2 ×𝑝 (1−𝑝)
𝑑2 (Lê Khánh Luận and Nguyễn Thanh Sơn, 2014) Trong đó n:Cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu
Z: trị số tra từ bảng phân phối chuẩn α: mức ý nghĩa thống kê
p: tỷ lệ bệnh nhân muốn tiêm vắc xin ngừa nhiễm HPV cho con d: độ chính xác mong muốn
Trong nghiên cứu này, chọn mức ý nghĩa = 5% => Z0,975 = 1,96 p = 0,5 (tỷ lệ phụ huynh muốn tiêm)
Độ chính xác mong muốn d = 0,05
𝑛 = 1,962× 0,5 (1 − 0,5)
0,052 = 385
Như vậy để đáp ứng cho mục tiêu của nghiên cứu, trả lời khoa học cho câu hỏi nghiên cứu thì cỡ mẫu tối thiểu là 385 đối tượng nghiên cứu.
Ước tính có 20% đối tượng nghiên cứu không hợp tác toàn diện trong việc phỏng vấn – trả lời Phiếu khảo sát nên nghiên cứu nhân với hệ số thiết kế là 1,2
Tổng số đối tượng phụ huynh cần khảo sát 385 x 1,1 = 462.Thực tế nghiên cứu đã khảo sát được 464 đối tượng để phân tích.
3.3.4. Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn đối tượng (Phụ lục 1)
* Phương pháp chọn mẫu:
Tất cả các đối tượng có con gái 9 – 17 tuổi đến khám bệnh, tư vấn sức khỏe, tư vấn tiêm chủng đều được mời tham gia, sẽ được hướng dẫn viên phát phiếu cung cấp thông tin, đề nghị đọc trong vòng 10 phút và phát số thứ tự để vào gặp bác sỹ (là điều tra viên). Tại phòng bác sỹ sẽ tiến hành lập phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu nếu thỏa mãn tiêu chí chọn vào, Sau khi bác sỹ và đối tượng cùng ký bản chấp thuận tham gia nghiên cứu thì tiến hành phỏng vấn.
*Phương pháp thu thập số liệu
Tại phòng khám, sau khi đã chọn các đối tượng, điều tra viên sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các khách hàng.
Điều tra viên được chọn là các cán bộ, y bác sỹ công tác tại các phòng khám của Viện Pasteur TP. HCM, và sẽ được tập huấn trước về cách hỏi và cách điền phiếu chính xác.
3.3.5. Mô tả dữ liệu
Trong nghiên cứu này các biến số đều là biến số định tính Biến phụ thuộc: là biến “muốn tiêm”
Biến phụ thuộc (kết quả) dựa trên câu hỏi “Anh, chị có muốn tiêm vắc xin ngừa HPV cho con mình hay không?” Biến này có 3 giá trị: Muốn tiêm, không cần tiêm và chưa đủ điều kiện/cần suy nghĩ thêm.
Kết quả phân tích được chia thành 2 giá trị: 1) Có (muốn tiêm) và 2) Không muốn tiêm (Bao gồm những câu trả lời Không cần tiêm và chưa đủ điều kiện/cần suy nghĩ thêm.
Các biến số thuộc đặc tính của mẫu:
(1) Giới tính cha mẹ: biến nhị giá có 2 giá trị: “nam”, “nữ”
(2) Tuổi cha mẹ: biến liên tục
(3) Địa bàn cư trú: biến nhị giá có 2 giá trị “Thành phố”, “các tỉnh”
(4) Trình độ học vấn: biến định danh có thứ tự gồm: “≤cấp 1”, “cấp 2”, “cấp 3”,
“cao đẳng – sau đại học”.
(5) Nghề nghiệp: biến định danh gồm: “nông dân”, “công nhân”, “nội trợ”, “buôn bán”, “viên chức”, “nhân viên y tế”, “nhân viên khách sạn”, “tài xế, thủy thủ”,
“khác”.
(6) Thu nhập (của gia đình trong 1 tháng): biến định lượng có thứ tự gồm: “< 5 triệu đồng/ 1 tháng”, “5 – 15 triệu đồng/ 1 tháng”, “ > 15 triệu đồng/ 1 tháng”
Nhóm biến kiến thức về bệnh UTCTC và vi rút HPV:
1. (Câu 9) Hiểu đúng về khả năng chữa khỏi UTCTC: “đúng” khi trả lời
“không (dễ dàng chữa khỏi)”, “sai” khi trả lời “có” (dễ dàng chữa khỏi)”.
2. (Câu 10) Hiểu đúng về nguyên nhân bệnh UTCTC: “đúng” nếu trả lời “do virus hoặc HPV”, “sai” nếu tất cả các trả lời khác.
3. (Câu 11) Biết HPV nguy hiểm: “đúng” trả lời “có”, “sai” nếu tất cả các trả lời khác.
4. (Câu 12) Biết những bệnh HPV gây nên: “đúng” nếu trả lời “ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn hoặc trả lời “mào gà, mụn cóc sinh dục, u nhú sinh dục”, “sai” nếu tất cả các trả lời khác.
5. (Câu 13) Biết HPV có lây: “đúng” nếu trả lời “có”, “sai” nếu tất cả các trả lời khác.
6. (Câu 14) Hiểu đúng đường lây HPV: “đúng”nếu trả lời “qua đường tình dục”, “sai” nếu tất cả các trả lời khác.
7. (Câu 15) Hiểu đúng về khả năng điều trị HPV: “đúng”nếu trả lời “không thể điều trị khỏi vì không có thuốc đặc trị”, “sai” nếu tất cả các trả lời khác.
8. (Câu 17) Biết về khả năng phòng nhiễm HPV: “đúng” nếu trả lời “có”, “sai”
nếu trả lời “không”.
9. (Câu 18) Biết cách phòng lây HPV tốt nhất: “có” nếu trả lời “chủng ngừa”,
“sai” nếu tất cả các trả lời khác.
Nhóm biến về kiến thức về vắc xin ngừa UTCTC (vắc xin ngừa nhiễm HPV):
1. (Câu 19) Biết vắc xin HPV có thể tiêm phòng cho ai: “đúng” nếu trả lời là
“phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi”, “sai” nếu tất cả các trả lời khác.
2. (Câu 23) Biết số liều vắc xin HPV cần tiêm: “đúng” nếu trả lời 3 liều, “sai”
nếu tất cả các trả lời khác.
3. (Câu 27) Biết phải làm gì ngay sau tiêm vắc xin HPV: “đúng” nếu trả lời
“chờ 30 phút”, “sai” nếu tất cả các trả lời khác.
4. (Câu 28) Biết về phản ứng sau tiêm vắc xin HPV: “đúng” nếu trả lời được ít nhất 1 biểu hiện sau: nhẹ thì (sốt, đau tại chỗ, phát ban, mề day, rối loạn kinh nguyệt...), nặng thì (khó thở, tím tái, ngất...), “sai” tất cả các trả lời khác.
5. (Câu 29 Biết phải làm gì khi có phản ứng sau tiêm xảy ra: “đúng” nếu trả lời
“báo cho nhân viên y tế, hoặc đi đến cơ sở y tế gần nhất”, “sai” nếu tất cả các trả lời khác.
Nhóm biến yếu tố cản trở thái độ muốn tiêm:
(Câu 21) Những cản trở để được tiêm vắc xin HPV: biến danh định có 4 giá trị “giá cao”, “không an toàn”, bảo quản không tốt”, “khác”
Nhóm biến về yếu tố động viên, nhắc nhở:
- (Câu 24) Đã được tư vấn trước tiêm phòng hay chưa?: 3 giá trị: “đủ”, “chưa thỏa mãn”, “chưa có”
- (Câu 25) Người tư vấn: biến danh định có 4 giá trị “nhân viên y tế” bao gồm bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng…, “nhân viên dược” bao gồm dược sỹ, dược tá, nhân viên bán thuốc…, “người khác đã tiêm ngừa HPV”, bạn bè hay người quen đã từng tiêm phòng HPV, “người trong gia đình” bao gồm cha mẹ, ông bà, anh chị em khuyên đi tiêm phòng HPV.
- (Câu 31) Nguồn thông tin đã tiếp cận: biến danh định có 7 giá trị: “đài phát thanh”, “đài truyền hình” “sách báo”, “Internet”, “bác sỹ, dược sỹ tư vấn”,
“người thân quen”, “khác”