8. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Để tìm hiểu thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với tổ chức HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã sử dụng biện pháp khảo sát tình hình qua phiếu đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các nội dung quản lý HĐDH và phương pháp quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
2.4.1. Thực trạng nội dung quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Để có thông tin về thực trạng nội dung quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, với câu hỏi 9 (phụ lục 1), chúng tôi nêu ra 7 nội dung quản lý, khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các nội dung quản lý.
[1]. Quản lý mục tiêu, nhiệm vụ tổ chức HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non
[2]. Quản lý thực hiện nội dung HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non [3]. Quản lý phương pháp tổ chức HĐDH cho trẻ mẫu giáo
[4]. Quản lý hình thức tổ chức HĐDH cho trẻ mẫu giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
[5]. Quản lý giáo viên và trẻ trong hoạt động dạy học [6]. Quản lý môi trường tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ [7]. Quản lý công tác đánh giá kết quả HĐDH
Qua khảo sát kết quả thể hiện ở bảng 2.9. như sau:
Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy CBQL, GV quan tâm thực hiện ở mức độ cao nhất là: Quản lý mục tiêu, nhiệm vụ HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non (đạt 253 điểm, xếp thứ 1); Quản lý thực hiện nội dung HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non (đạt 243 điểm, xếp thứ 2); Quản lý phương pháp tổ chức HĐDH cho trẻ mẫu giáo (đạt 228 điểm, xếp thứ 3); Quản lý công tác đánh giá kết quả HĐDH (đạt 217 điểm, xếp thứ 4); Quản lý môi trường tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ (đạt 212 điểm, xếp thứ 5); Quản lý giáo viên và trẻ trong hoạt động dạy học (đạt 211 điểm, xếp thứ 6); Quản lý hình thức tổ chức HĐDH cho trẻ mẫu giáo (đạt 206 điểm, xếp thứ 7).
Bảng 2.9. Thực trạng nội dung quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Nội
dung quản
lý
Mức độ thực hiện
Tổng điểm
Thứ bậc
Kết quả thực hiện
Tổng điểm
Thứ RTX bậc
(4đ) TX (3đ)
ĐK (2đ)
CBG (1đ)
Tốt (4đ)
Khá (3đ)
TB (2đ)
Yếu (1đ)
[1] 50 13 7 0 253 1 47 16 7 0 250 1
[2] 40 23 7 0 243 2 35 21 12 0 227 2 [3] 30 28 12 0 228 3 29 22 19 0 220 3 [4] 20 26 24 0 206 7 25 25 20 0 215 6 [5] 18 35 17 0 211 6 25 26 19 0 216 5 [6] 17 38 15 0 212 5 22 25 23 0 209 7 [7] 23 31 16 0 217 4 28 23 19 0 219 4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Cùng trên bảng khảo sát chúng tôi đánh kết quả thực hiện các nội dung quản lý HĐDH và chúng tôi đã thu được kết quả như sau: Quản lý mục tiêu, nhiệm vụ HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non (đạt 250 điểm, xếp thứ 1); Quản lý thực hiện nội dung HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non (đạt 227 điểm, xếp thứ 2);
Quản lý phương pháp tổ chức HĐDH cho trẻ mẫu giáo (đạt 220 điểm, xếp thứ 3);
Quản lý công tác đánh giá kết quả HĐDH (đạt 219 điểm, xếp thứ 4); Quản lý giáo viên và trẻ trong hoạt động dạy học (đạt 216 điểm, xếp thứ 5); Quản lý hình thức tổ chức HĐDH cho trẻ mẫu giáo (đạt 215 điểm, xếp thứ 6); Quản lý môi trường tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ (đạt 209 điểm, xếp thứ 7).
2.4.2. Thực trạng phương pháp quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Phương pháp quản lý có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý nói chung, hiệu quả quản lý HĐDH nói riêng. Để tìm hiểu thực trạng phương pháp quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đưa ra 3 phương pháp và tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các phương pháp quản lý qua câu hỏi số 10 (phụ lục 1).
[1]. Phương pháp tổ chức - hành chính [2]. Phương pháp kinh tế
[3]. Phương pháp tâm lý - xã hội Kết quả cụ thể ở bảng 2.10:
Bảng 2.10. Thực trạng phương pháp quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáo Phương
pháp quản lý
Mức độ thực hiện
Tổng điểm
Thứ bậc
Kết quả thực hiện
Tổng điểm
Thứ RTX bậc
(4đ)
TX (3đ)
ĐK (2đ)
CBG (1đ)
Tốt (4đ)
Khá (3đ)
TB (2đ)
Yếu (1đ)
[1] 38 18 14 0 234 2 43 18 9 0 244 2
[2] 37 17 16 0 231 3 39 20 11 0 238 3
[3] 42 17 11 0 241 1 45 16 9 0 246 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Thông qua số liệu ở bảng 2.10 cho thấy:
Căn cứ tổng điểm mức độ thực hiện các phương pháp quản lý của hiệu trưởng: phương pháp tâm lý xã hội (đạt 241 điểm, xếp thứ 1); phương pháp tổ chức - hành chính (đạt 234 điểm, xếp thứ 2); phương pháp kinh tế (đạt 231 điểm, xếp thứ 3).
Cũng trên bảng khảo sát trên chúng tôi đánh giá kết quả thực hiện của các phương pháp và thu được kết quả sau: phương pháp tâm lý xã hội (đạt 246 điểm, xếp thứ 1); phương pháp tổ chức - hành chính (đạt 244 điểm, xếp thứ 2); phương pháp kinh tế (đạt 238 điểm, xếp thứ 3).
2.4.3. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Công tác quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non có hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan, chủ quan. Để tìm hiểu thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáoở trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 11 (Phụ lục 1) trong phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá của CBQL, GV.
Và câu hỏi (1,3 Phụ lục 2). Kết quả thể hiện ở bảng 2.11:
Kết quả khảo sát cho chúng tôi thấy trong 6 yếu tố ảnh hưởng đưa ra khảo sát thì ý kiến của CBQL, GV đánh giá yếu tố Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp quản lý giáo dục về tổ chức HĐDH cho trẻ mẫu giáo, (đạt 242 điểm, xếp thứ 1); Yếu tố năng lực quản lý của hiệu trưởng (đạt 239 điểm, xếp thứ 2); Yếu tố năng lực và phẩm chất sư phạm của giáo viên trong tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ (đạt 234 điểm, xếp thứ 3); Yếu tố nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học (đạt 230 điểm, xếp thứ 4);
Yếu tố môi trường (đạt 227 điểm, xếp thứ 5); Yếu tố trẻ (đạt 223 điểm, xếp thứ 6).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Qua câu hỏi phỏng vấn ở phụ lục 2 cho thấy CBQL, GV còn gặp nhiều khó khăn trong trong quá trình tổ chức HĐDH cho trẻ cũng như việc đánh giá các kỹ năng tổ chức HĐDH cho trẻ của giáo viên còn nhiều hạn chế VD: Kỹ năng sử dụng câu hỏi gợi mở cho trẻ, kỹ năng bao quát xử lý tình huống hoặc kỹ năng xây dựng môi trường để tổ chức HĐDH.
Bảng 2.11. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáo
STT Yếu tố ảnh hưởng
Mức độ ảnh hưởng
Điểm Thứ bậc Rất
ảnh hưởng
(4đ)
Ảnh hưởng
(3đ)
Phân vân (2đ)
Không ảnh hưởng
(1đ)
1
Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, các cấp quản lý giáo dục về tổ chức HĐDH cho trẻ mẫu giáo
40 22 8 0 242 1
2 Năng lực quản lý của
hiệu trưởng 38 23 9 0 239 2
3
Yếu tố nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học
35 20 15 0 230 4
4
Năng lực và phẩm chất sư phạm của giáo viên trong tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ.
36 22 12 0 234 3
5 Yếu tố môi trường dạy học 33 21 16 0 227 5
6 Yếu tố trẻ 30 23 17 0 223 6
2.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng 2.5.1. Những ưu điểm và kết quả chính
* Về nhận thức: Nhìn chung đa số CBQL, GV các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác tổ chức, quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
non trong quá trình giáo dục phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng - tình cảm xã hội, thẩm mỹ.
* Về thực trạng tổ chức HĐDH cho trẻ mẫu giáo: Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên được tổ chức với nội dung phong phú, đa dạng.
* Về thực trạng quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáo: Nhìn chung CBQL, GV các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm đến công tác tổ chức HĐDH cho trẻ mẫu giáo. Về cơ bản trẻ rất tích cực tham gia vào các HĐDH, các kỹ năng chơi của trẻ cũng thuần thục hơn rất nhiều. Hiệu trưởng các trường đã chú ý việc bồi dưỡng , nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên trong công tác tổ chức HĐDH cho trẻ mẫu giáo, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐDH cho trẻ.
2.5.2. Những nguyên nhân và hạn chế của thực trạng
* Hạn chế:
Nhận thức về tổ chức HĐDH và quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáo: Một số CBQL, GV chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tổ chức HĐDH và quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.
CBQL tuy có quan tâm đến công tác tổ chức HĐDH nhưng chưa thường xuyên. Một số giáo viên còn coi nhẹ việc tổ chức HĐDH cho trẻ. Nhiều hoạt động được tổ chức mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.
Một số CBQL, GV ở các trường có năng lực chuyên môn tốt nhưng còn hạn chế về năng lực tổ chức HĐDH cho trẻ. Những năm gần đây, đội ngũ CBQL trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên được trẻ hóa rất nhiều.
Họ có ưu điểm là nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tuy nhiên còn thiếu kinh nghiệm quản lý giáo dục nói chung, quản lý HĐDH nói riêng.
Việc tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các chủ thể tham gia HĐDH thực hiện chưa hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí: Kinh phí dành cho HĐDH còn ít, một số trường đồ dùng, đồ chơi còn ít.
* Nguyên nhân:
Nguyên nhân cơ bản trước tiên phải kể đến con người, đội ngũ cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của cấp mình công tác, chưa nhận thức hết tầm quan trọng của quản lý, chỉ đạo việc thực hiện chương trình GDMN, từ đó năng lực quản lý, chỉ đạo triển khai của một bộ phận cán bộ quản lý cấp phòng GD&ĐT, trường mầm non chưa phát huy hết khả năng, về cơ sở vật chất trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ thực hiện chương trình chưa đáp ứng yêu cầu, về trình độ, năng lực theo chuẩn nghề của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non vẫn còn hạn chế. Chính thế hạn chế trong việc tổ chức HĐDH và quản lý hoạt động dạy học cho trẻ mẫu giáo.
Kết luận chương 2
Nội dung khảo sát được thể hiện phong phú, đa dạng với 11 bảng biểu trong chương 2. Những đánh giá về ưu nhược điểm, hạn chế cũng như nguyên nhân của thực trạng đã chỉ ra được thực tế của HĐDH hiện nay cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Quá trình nghiên cứu cho thấy phần lớn CBQL, GV ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải tổ chức HĐDH cho trẻ. Các nhà trường đã tổ chức một số HĐDH phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, thu hút được sự tham gia của các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường, bước đầu có tác dụng tích cực, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Tuy nhiên, thực tiễn quản lý HĐDH cho trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế bất cập, đòi hỏi những biện pháp quản lý hiệu quả hơn, thiết thực hơn. Những kết quả nghiên cứu ở chương 2 sẽ là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số biện pháp ở chương 3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 3