NHẬN ĐỊNH KHOA HỌC

Một phần của tài liệu Thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại (Trang 38 - 43)

3.1.1.1. Thể loại phóng sự ảnh chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của đội ngũ những người làm báo ở Việt Nam.

Những kết quả sau đây cho thấy thể loại phóng sự ảnh chưa nhận được nhiều sự quan tâm.

Thứ nhất, thiếu đất cho phóng sự ảnh

Thứ hai, thiếu phóng viên chuyên chụp phóng sự ảnh Thứ ba, thiếu đội ngũ biên tập ảnh

3.1.1.2. Chất lượng tác phẩm phóng sự ảnh không đều và có sự chênh lệch rõ ràng giữa các tác phẩm phóng sự ảnh trên báo Việt Nam với các tác phẩm phóng sự ảnh trên báo nước ngoài.

Về hình thức, báo Tuổi Trẻ có phần nổi trội do phần chuyên mục

‘Phóng sự ảnh’ được maket cố định trên hai trang 8 và 9, mỗi phóng sự cũng có đầy đủ các ảnh toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh, các góc chụp cũng thay đổi linh hoạt chụp từ trên xuống, từ dưới lên … Tuy nhiên, hình ảnh thiếu tính đột phá và khá nhiều bức ảnh có cảm giác

‘bị sắp xếp’, tạo cảm giác không thật, làm ảnh hưởng tới tính chân thật khách quan của câu chuyện. Báo Lao Động, tuy không có chuyên mục “Phóng sự ảnh”, nhưng có nhiều tác phẩm đạt chất lượng tốt.

Tuy nhiên, những hạn chế có thể nhìn thấy được là vẫn còn rất nhiều tác phẩm không đạt tiêu chí của một tác phẩm phóng sự ảnh.

Đối với tờ báo điện tử VnExpress.net, sự không chắc chắn về thể loại thể hiện ngay trong cách đưa hình ảnh thành các chùm ảnh.

Có rất nhiều tác phẩm ảnh không thể được xếp vào thể loại phóng sự ảnh, bởi sự thiếu đầu tư về phần hình ảnh: hình ảnh bị lặp về ý, hình ảnh chụp quá đơn giản không quan tâm đến tính thẩm mỹ, không có đa dạng các góc nhìn trong một tác phẩm ảnh… Về thể thức trình bày tác phẩm phóng sự ảnh trên báo điện tử, vai trò ảnh đinh không hề

được nói đến, điều này là điểm gây bất lợi cho cả người xem ảnh và người chụp ảnh. Với cách trình bày tác phẩm tuần tự các bức ảnh trượt theo chiểu dọc của màn hình, người xem có thể theo dõi logic của câu chuyện, tuy nhiên họ sẽ không cảm nhận được những điểm nhấn, những cao trào vốn là ‘sợi dây tinh thần’ để duy trì kết cấu của câu chuyện. Thậm chí, người xem có thể quên mất ảnh đầu, nếu câu chuyện quá dài và không hấp dẫn, do họ không thể nhìn toàn bộ các bức ảnh trong một sắp xếp tổng thể.

Về nội dung, cả ba tờ báo được khảo sát đều có nhiều đầu tư vào nội dung cho các tác phẩm phóng sự ảnh, tuy mức độ đầu tư khác nhau. Báo Lao Động và báo Tuổi Trẻ tuy là báo ngày, nhưng chuyên mục giành cho phóng sự ảnh chủ yếu nằm trên hai số báo cuối tuần, do đó các báo này tập trung cho những đề tài ít mang tính thời sự.

Những đề tài khác nếu có đề cập đến thì cũng quan tâm nhiều hơn đến ảnh hưởng mang ý nghĩa xã hội, chứ không phải là thời sự nóng hổi.

Phần nội dung trong tác phẩm phóng sự ảnh trên ba tờ báo cũng thể hiện không giống nhau. Nếu báo Lao Động và Tuổi Trẻ quan tâm đến phần bài viết thì báo điện tử VnExpress rút ngắn xuống thành Sapo mà hoàn toàn không có bài viết. Phần bài viết trên mỗi báo cũng thể hiện chất lượng không đồng đều, có bài viết thì có giá trị như một phóng sự báo in, nhưng cũng có bài thì giống như là ‘minh họa cho hình ảnh’

So với các phóng sự ảnh đăng tải trên báo nước ngoài, phóng sự ảnh đăng trên báo Việt Nam có phần kém hấp dẫn hơn. Nằm trong phạm vi khảo sát, các tác phẩm phóng sự ảnh đăng trên báo nước ngoài là các tác phẩm đã đoạt giải Ảnh báo chí thế giới, do đó sự vượt trội về chất lượng tác phẩm là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, tác giả luận án mong muốn tìm hiểu xem sự phát triển của thể loại phóng sự ảnh ở những môi trường khác nhau, do đó kết quả nghiên cứu về chất lượng của các tác phẩm phóng sự ảnh trên báo Việt Nam và các tác phẩm phóng sự ảnh trong cuộc thi Ảnh báo chí thế giới sẽ là cơ sở để tác giả luận án nhìn nhận về những mặt mạnh và mặt yếu của thể loại phóng sự ảnh ở Việt Nam so với thế giới.

Sự khác biệt của thể loại phóng sự ảnh báo chỉ ở Việt Nam so với thế giới không phải ở chỗ thiếu đề tài hay thiếu phóng viên ảnh có năng lực, mà ở chỗ cách tiếp cận và phương pháp phản ánh hiện thực cuộc sống. Một minh chứng cụ thể là câu chuyện về hai mẹ con Mùi và Phả sống ở bãi giữa sông Hồng đã diễn ra bao nhiêu ngày tháng, nhưng nó chỉ được biết đến sau khi một phóng viên ảnh trẻ người Mỹ ghi nhận lại trong tác phẩm đoạt giải Ảnh báo chí thế giới năm 2007.

Sự khác biệt trong phương pháp sáng tạo cũng là một lý do làm ảnh hưởng đến chất lượng của tác phẩm phóng sự ảnh báo chí. Trong nhận định của tác giả luận án, văn hóa ứng xử của người cầm máy ảnh sẽ quyết định sự thành hay bại của tác phẩm phóng sự ảnh, điều này còn kéo theo một loạt các yếu tố khác, như là: tính chuyên nghiệp, đạo đức của người làm truyền thông.

3.1.1.3. Tính chuyên nghiệp của người làm truyền thông trong xã hội hiện đại cần được vận dụng triệt để vào quá trình sáng tạo tác phẩm phóng sự ảnh.

Tính chuyên nghiệp của phóng viên ảnh được nhìn nhận từ ba góc độ, là: khả năng ứng dụng và sử dụng các trang thiết bị tác nghiệp hiện đại, bản lĩnh chính trị - nghề nghiệp, và hiểu biết xã hội - luật pháp. Vấn đề đặt ra hiện nay là các phóng viên đang chịu rất nhiều áp lực trong việc hòa nhập vào môi trường truyền thông hiện đại và nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động sáng tạo tác phẩm truyền thông, trong đó có hoạt động sáng tạo ảnh báo chí và thể loại phóng sự ảnh báo chí.

3.1.1.4. Giá trị đạo đức cần được người làm truyền thông coi trọng trong tác phẩm phóng sự ảnh báo chí hiện đại

Vấn đề về đạo đức trong hoạt động sáng tạo tác phẩm phóng sự ảnh có liên quan tới vai trò của người phóng viên ảnh hiện nay, tác giả luận án thấy nổi lên mấy điều cần bàn đến là: việc sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, đề tài phản ánh mang tính bạo lực, và đối tượng phản ánh mang yếu tố nhạy cảm. Những biểu hiện vi phạm đạo đức trong việc sử dụng hình ảnh đang diễn ra khá phổ biến, với mức độ và tần suất khác nhau, tuy nhiên đều có thể nhận ra dễ dàng trên các báo

cả trong và ngoài nước. Việc quan tâm và khắc phục tình trạng vi phạm này mới chỉ được thực hiện ở mức độ xử lý hành chính và dân sự. Các luật và các văn bản quy phạm pháp luật cũng chưa theo kịp thực tế cuộc sống, điều này càng khiến người sáng tạo tác phẩm phóng sự ảnh phải cân nhắc và nâng cao trách nhiệm khi đưa đối tượng vào trong tác phẩm của mình. Báo Lao Động mới đây đã có quy định về việc không đưa rõ mặt các nhân vật là trẻ em trong các phóng sự ảnh, việc này phần nào hạn chế hoạt động tác nghiệp của phóng viên ảnh, tuy nhiên cũng đã thể hiện sự quan tâm của nhà quản lý đối với một vấn đề thuộc phạm trù đạo đức.

3.1.2. Kiến nghị

3.1.2.1. Cần có sự quan tâm đầu tư phát triển thể loại phóng sự ảnh

Về nhận thức: Sự quan tâm đầu tư đến thể loại phóng sự ảnh trước tiên phải bắt đầu từ nhận thức. Sự thay đổi về tư duy cũng cần được áp dụng với mọi đối tượng tham gia vào quá trình truyền thông:

Phóng viên, biên tập viên, tổng biên tập, các cơ sở đào tạo, và công chúng truyền thông. Sự thay đổi về tư duy về ảnh báo chí lúc này là vô cùng cần thiết, và cần phải được nhìn nhận trước hết là từ các cơ quan báo chí. Trước thực tế truyền thông hình ảnh đang phát huy thế mạnh và thể loại phóng sự ảnh là một thể loại mang sức mạnh của ngôn ngữ hình ảnh, thì việc thay đổi tư duy để dành sự quan tâm và đầu tư cho thể loại phóng sự ảnh là điều nên làm.

Về đào tạo: Việc các cơ sở đào tạo đưa ảnh báo chí vào chương trình đào tạo không có nghĩa rằng thể loại phóng sự ảnh sẽ được quan tâm. Trong số các cơ sở đào tạo, chỉ có Học viện Báo chí và Tuyên truyền có môn học dành riêng cho thể loại phóng sự ảnh. Với thể loại phóng sự ảnh, người học phải học từ nhóm ảnh đến phóng sự ảnh, mỗi cái có một cấp độ riêng của nó, có những đòi hỏi riêng. Để phát triển thể loại phóng sự ảnh, các cơ sở đào tạo cần có một hệ thống giáo trình thống nhất. Người học phải được học qua tất cả các thể loại chân dung, báo chí, nghệ thuật… bởi đó chính là nền tảng giúp người chụp ảnh hình thành nên tác phẩm phóng sự ảnh.

3.1.2.2. Xây dựng bộ quy tắc về đạo đức nghề nghiệp đối với phóng viên ảnh

Phóng viên ảnh là người thường xuyên phải cân nhắc việc hướng ống kính vào một đối tượng cụ thể. Luật pháp cho phép người chụp được ghi hình ở những tình huống cụ thể, như là: mọi hoạt động diễn ra nơi công cộng, các cuộc gặp gỡ cấp cao, các buổi xét xử công khai các vụ án điển hình v.v…, nhưng người chụp ảnh luôn băn khoăn khi đối tượng của mình là những em bé, nạn nhân của những tội ác đáng phê phán nhưng lại không muốn công khai (bị xâm hại tình dục, bị bệnh hiểm nghèo v.v…), khiến cho người chụp ảnh gặp nhiều khó khan trong quá trình tác nghiệp. Việc đưa ra một bộ quy tắc riêng cho phóng viên ảnh là điều nên làm để xóa đi những khoảng trống về đề tài và đối tượng phản ánh mà thể loại phóng sự ảnh chưa thể đề cập tới.

3.1.2.3. Tạo hành lang pháp lý để bảo vệ những người làm báo

Những luật, nghị định, quy định của pháp luật quy định về hoạt động báo chí, chính là những ‘chiếc áo bảo vệ’ khi nhà báo tác nghiệp trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của mình. Các luật, nghị định, quy định càng rõ ràng và cụ thể sẽ càng giúp nhà báo hoạt động thuận tiện, tránh các trường hợp nhà báo có hành vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí, như là: Dọa dẫm đối tượng để tống tiền, đòi ưu đãi cho cá nhân nhà báo; Thông đồng tạo lợi ích nhóm giữa nhà báo và đối tượng để đánh thuê; Liên kết nhóm nhà báo để bưng bít hoặc bảo kê thông tin về ngành, địa phương; Lợi dụng danh nghĩa nhà báo, cơ quan báo chí để gây áp lực phải ký hợp đồng quảng cáo...

Xã hội các phát triển, các quy định về luật và văn bản dưới luật càng cần cụ thể và chi tiết tới từng biểu hiện hành vi của mọi nhóm đối tượng trong xã hội. Trong hoạt động báo chí, mặc dù đã có luật và văn bản dưới luật về các vi phạm và xử lý các vi phạm, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tiễn, thì vẫn còn nhiều bất cập. Quốc hội và Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện những phần còn thiếu của các văn bản này.

Một phần của tài liệu Thể loại phóng sự ảnh báo chí hiện đại (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w