Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5. Các chỉ số và biến số nghiên cứu
• Nghiên cứu bệnh nhân trước mô:
Tất cả bệnh nhân được nghiên cứu định hướng theo một mẫu bệnh án được chuẩn bị sẵn.
•Nghiên cứu lâm sàng:
+ Tiền sử sản khoa: con thứ mấy, cân nặng khi sinh, tuôi thai, bệnh của mẹ khi có thai đặc biệt là bị cúm trong vài tháng đầu của thời kỳ mang thai.
+ Triệu chứng lâm sàng: thời điểm khởi phát bệnh, tiền sử chậm phân su, không tự đi đại tiện phải thụt tháo thường xuyên, bụng chướng hơi quai đại tràng nôi, viêm ruột đại tiên phân lỏng trước mô
•Nghiên cứu X-quang:
•Chụp đại tràng có thụt ba-rít hai tư thế thẳng và nghiêng, tập trung vào vùng sigma và trực tràng, xác định vị trí của đoạn ruột có kích thước nhỏ, đoạn giãn và đoạn chuyển tiếp (hình 10), chọn những bệnh nhân có đoạn vô hạch tương ứng trực tràng tới 1/3 dưới và 1/3 giữa sigma vào nghiên cứu.
•Nghiên cứu các yếu tố liên quan ảnh hưởng tới chỉ định đường mô và kết quả phẫu thuật:
- Tuôi bệnh nhân khi tiến hành phẫu thuật tính bằng tháng - Chiều dài đoạn giãn tính bằng centimet
- Cân nặng tính bằng kilogram
•Nghiên cứu trong mô:
- Đánh giá dộ dài đoạn vô hạch và độ dài đoạn đại tràng giãn chức năng kém - Đánh giá tình trạng đoạn đại tràng lành để lại: đại tràng để lại bình thường, đại tràng để lại thành dày hoặc còn giãn.
Sinh thiết đại tràng:
- Lấy ở hai vị trí, một ở đoạn nghi ngờ vô hạch và một ở đoạn đại tràng cho là bình thường.
•Nghiên cứu sau mô:
- Theo đõi tiến triển và ghi nhận các biến chứng sau mô: tử vong, chảy máu, rò miệng nối, hẹp miệng nối, nhiễm trùng vết mô, toác vết mô, viêm ruột sớm sau mô. Đánh giá chức năng đại tiện khi xuất viện.
- Theo dõi kết quả lâu dài: đánh giá két quả sau mô bằng hẹn bệnh nhân đến khám kiểm tra định kỳ (3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 2 năm, 3 năm) các bệnh nhân không đến khám kiểm tra được đầy đủ theo định kỳ đã được viết thư mời về khám kiểm tra lần cuối cùng hoặc trả lời các câu hỏi bằng thư.
Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả sau mô bao gồm:
1. Khả năng đi đại tiện: được đánh giá qua các tiêu chuẩn sau:
- Tự đi đại tiện hoặc không - Số lần đi đại tiện trong ngày - Có són phân hoặc không
- Có đại tiện không tự chủ không - Có các đợt viêm ruột không
- Có bị viêm loét quanh hậu môn không.
Chủ động đại tiện được đánh giá là khả năng luôn giữ được sạch sẽ không có dây phân hoặc són phân cả ngày lẫn đêm và không cần đóng bỉm
Són phân được quy định là có thoát một lượng ít phân làm bẩn quần lót.- Không chủ động được xác định là thường xuyên có phân đặc bị thoát ra ngoài hậu môn [41]
Táo bón được xác định là đại tiện dưới 3 lần một tuần hoặc có các khối u phân trong trực tràng [46]
Viêm ruột được xác định là các đợt bụng chướng, sôi bụng, ỉa lỏng, phân thối khắm có kèm theo sốt hoặc không.
Kết quả chung về khả năng đại tiện phân loại làm 4 nhóm dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế Wingspread đã được Moor và các cộng sự cải tiến năm 1996 [47], cụ thể như sau:
- Loại rất tốt: chủ dộng đại tiện hoàn toàn, hiếm khi có dây phân ra quần lót khi có các sang chấn. Không bị táo bón. Không phải dùng thuốc nhuận tràng.
- Loại tốt: hiếm khi són phân trừ khi thực hiện các động tác gây sang chấn mạnh. Táo bón điều trị được bằng thuốc.
- Loại trung bình: són phân từng lúc. Không chủ động khi đi đại tiện cấp bách, thường xuyên són phân hoặc táo bón cần thụt tháo.
- Loại xấu: thường xuyên són phân hoặc táo bón chỉ đáp ứng với thụt tháo.
1. Khả năng tiểu tiện: hỏi xem bệnh nhân có đi tiểu tiện bình thường hoặc có các rối loạn như són nước tiểu, đái khó v.v…
2. Đánh giá khả năng cương dương vật ở trẻ trai qua phỏng vấn bố mẹ (quan sát dương vật vào sáng sớm khi trẻ ngủ dậy).