Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học cho học sinh các lớp cuối cấp tiểu học (Trang 88 - 97)

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Nội dung thực nghiệm

Chương 2 của luận văn đã trình bày các nội dung các biện pháp thiết kế hoạt động trải nghiệm trong hình thành kiến thức mới, trải nghiệm vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hoạt động trải nghiệm thông qua hình thức trò chơi học tập, hoạt động ngoại khoá toán học.

Trong chương này, chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm thông qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm với lớp thực nghiệm; các lớp đối chứng được tiến hành dạy học bình thường.

3.4. Quy trình thực nghiệm

Để đảm bảo tính khách quan, tính đại diện và tính giá trị của kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm, có nhóm đối chứng, có phân bố ngẫu nhiên.

Quy trình thực nghiệm và đánh giá thực nghiệm cụ thể như sau:

Quy trình thực nghiệm được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1. Chuẩn bị thực nghiệm bao gồm:

+ Biên soạn tài liệu thực nghiệm

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức thực nghiệm

+ Trao đổi với giáo viên về kế hoạch thực nghiệm, kịch bản dạy học.

- Giai đoạn 2. Triển khai thực nghiệm

+ Đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS trước thực nghiệm qua quan sát, dự giờ và kết quả bài kiểm tra.

+ Tổ chức triển khai các hoạt động theo kế hoạch thực nghiệm.

+ Đánh giá kết quả sau thực nghiệm qua quan sát, dự giờ, phỏng vấn, kết quả bài kiểm tra.

Theo tinh thần đánh giá HS tiểu học hiện nay (văn bản hợp nhất 03 về đánh giá HS tiểu học)GV không đánh giá thường xuyên HS bằng điểm số. Việc chấm điểm chỉ mang ý nghĩa phục vụ cho hoạt động thực nghiệm của luận văn.

- Giai đoạn 3. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm + Phân tích kết quả khảo sát trước thực nghiệm

+ Phân tích kết quả thực nghiệm

+ Kết luận về tính khả thi của các biện pháp qua thực nghiệm 3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm

3.5.1. Phân tích kết quả bài kiểm tra của HS trước khi tiến hành thực nghiệm Nhằm đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS trước thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng của trường tiểu học Trung Thành 1 qua bài kiểm tra.

Kết quả khảo sát được lớp 4Avà 4B được thể hiện ở biểu đồ 3.1, lớp 5A và lớp 5B là biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3.1. Kết quả bài kiểm tra trước thực nghiệm của lớp 4A và 4B

Qua biểu đồ chúng tôi nhận thấy kết quả học tập của hai lớp là tương đối đồng đều. Số lượng điểm trung bình (điểm 5) ở hai lớp là như nhau. Điểm tốt (điểm 9, điểm 10) ở hai lớp cũng tương đương, lớp 4A có 13 điểm tốt, lớp 4B có 12 điểm tốt. Thông qua kết quả bài kiểm tra, có thể khẳng định được mức độ nắm vững kiến thức của hai lớp là như nhau.

Biểu đồ 3.2. Kết quả bài kiểm tra trước thực nghiệm của lớp 5A và 5B Qua các kết quả trên chúng tôi nhận thấy mức độ nhận thức của HS ở cả hai lớp là tương đối đồng đều.

0 1 2 3 4 5 6 7

Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10

Lớp 4A (30) 3 3 5 6 7 6

Lớp 4B (30) 3 4 4 7 6 6

0 1 2 3 4 5 6 7 8

Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10

Lớp 5A (33) 2 3 6 6 8 8

Lớp 5B (32) 3 2 7 6 7 7

3.5.2. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.2.1. Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định lượng

Việc xây dựng đề kiểm tra sau thực nghiệm đảm bảo tính chính xác và đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học.

*) Phân tích kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm của lớp 4A và lớp 4B.

Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của lớp 4A và lớp 4B thể hiện trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của lớp 4A và lớp 4B xi

Tổng số

HS Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10 Điểm TB

fi (TN) 30 0 4 7 10 9 8,8

fi (ĐC) 30 2 7 6 8 7 8,34

Kết quả điểm kiểm tra sau thực nghiệm của hai lớp theo tỉ lệ phần trăm được thể hiện trong biểu đồ 3.3.

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ phần trăm kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm của lớp 4A và lớp 4B

.00%

13.300%

23.300%

33.300%

30.100%

6.600%

23.300%

20.00%

26.600%

23.500%

.00%

5.00%

10.00%

15.00%

20.00%

25.00%

30.00%

35.00%

Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10

Lớp 4A Lớp 4B

Từ kết quả trên ta thấy điểm kiểm tra sau thực ngiệm của lớp 4A cao hơn lớp 4B.

Tỷ lệ HS đạt điểm 6 (điểm trung bình) của lớp 4B là 6,7%, trong khi đó lớp 4A không có HS đạt điểm 6. Điểm 9 và điểm 10 của lớp 4A có 63,3% trong khi lớp 4B chỉ đạt được 50%. Điều này bước đầu cho chúng ta kết luận về kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

*) Phân tích kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm của lớp 5A và lớp 5B.

Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của lớp 5A và lớp 5B thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm của lớp 5A và lớp 5B xi

Tổng

số HS Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10

Điểm TB

fi (TN) 33 0 1 3 8 11 10 8.78

fi (ĐC) 32 2 3 6 7 8 6 8,06

Kết quả điểm kiểm tra sau thực nghiệm của hai lớp theo tỉ lệ phần trăm được thể hiện trong biểu đồ 3.4.

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ phần trăm kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm của lớp 5A và lớp 5B

Điểm 5 .00%

Điểm 6

3.030% Điểm 7 9.091%

Điểm 8 24.242%

Điểm 9 33.333%

Điểm 10 30.303%

LỚP 5A

Điểm 5 6.250%Điểm 6

9.375%

18,7%

Điểm 8 21.875%

Điểm 9 25.00%

18,7%

LỚP 5B

Biểu đồ 3.4 cho thấy, lớp đối chứng vẫn có 18,6% HS đạt điểm trung bình (điểm 5, điểm 6) và có 40,7% HS đạt điểm 9, điểm 10. Trong khi đó lớp thực nghiệm chỉ có 3% HS đạt điểm 6 và có 63,7% HS đạt điểm 9, điểm 10. Sự chênh lệch theo hướng tích cực nghiêng về nhóm thực nghiệm được thể hiện rõ qua biểu đồ. Như vậy, nếu HS được học toán thông qua trải nghiệm thì kết quả học tập sẽ được cải thiện đáng kể.

Điều này bước đầu cho chúng ta kết luận về kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

3.5.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm về mặt định tính

Thông qua quan sát trực tiếp các hoạt động được triển khai ở lớp thực nghiệm, qua trao đổi với HS, GV trong quá trình thực nghiệm. Chúng tôi nhận xét như sau:

- Ở lớp thực nghiệm, HS khá hứng thú với việc học tập môn Toán. HS tự tin khi tham gia các hoạt động học tập. Việc trả lời câu hỏi, trình bày bài giải hay thực hiện nhiệm vụ học tập của HS luôn gắn với kết quả hoạt động của cá nhân HS. Do đó, kiến thức mà HS lĩnh hội được sẽ sâu sắc hơn, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS tốt hơn. HS có khả năng hợp tác, chia sẻ với bạn cùng lớp, với bạn cùng trang lứa tốt hơn.

Sau đây chúng tôi minh hoạ hình ảnh tổ chức hoạt động trải nghiệm qua hình thức trò chơi như sau:

Chúng tôi tổ chức hoạt động trải nghiệm qua hình thức trò chơi toán học giúp HS củng cố kiến thức về dấu hiệu chia hết.

Đưa 1 tờ lịch tháng cho HS, để các em dùng bút dạ vạch liền ba con số bất kỳ theo chiều dọc tờ lịch. Tiếp đó GV (người quản trò) hỏi:

“Hãy cho tôi biết tổng số của ba con số đó là bao nhiêu?”

GV chỉ cần đem chia tổng số đó cho 3, đáp án chính là con số ở giữa. Lấy con số giữa trừ đi 7 thì dc một con số ở trên. Cuối cùng lấy con số giữa cộng với 7 thì được con số cuối cùng trò) không cần nhìn vào tờ lịch cũng đoán biết đó là con số (ngày) nào.

Giải mã:

Chẳng hạn, ba số HS gạch là 2, 9, 16. Tổng là 27.

27 : 3 = 9 chính là số ở giữa, 9  7 = 2 là số ở dòng trên,

9 + 7 = 16 là số ở dòng dưới cùng.

Trò ảo thuật đơn giản này áp dụng kiến thức về số trung bình cộng của ba số cách đều. HS chỉ cần để ý về sự cách đều của 3 ngày được khoanh là có thể dần dần đoán ra.

3.6. Kết luận chung về thực nghiệm sư phạm

Quá trình thực nghiệm sư phạm cùng với những kết quả thu được sau thực nghiệm đã cho thấy mục đích thực nghiệm đã hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất đã được khẳng định, giả thuyết khoa học được kiểm nghiệm là đúng. Thực hiện các biện pháp đó trong quá trình dạy học sẽ góp phần tạo hứng thú học tập cho HS, giúp HS tiếp thu kiến thức tốt hơn, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong quá trình dạy học môn Toán ở trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng việc thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học cần phải được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên.

Luận văn đã được hoàn thành, giả thuyết khoa học là chấp nhận được.

Luận văn đã đạt được những kết quả sau:

- Luận văn đã hệ thống được một phần lý luận hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu thực trạng phát triển thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán cho HS các lớp cuối cấp tiểu học.

- Luận văn đã đề xuất được các biện pháp thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán cho HS lớp cuối cấp tiểu học. Kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học và giáo viên các trường tiểu học trong quá trình thực hiện dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh.

- Các kết quả đạt được cho thấy đề tài đã thực hiện được mục đích nghiên cứu, giả thuyết khoa học được kiểm nghiệm và các nhiệm vụ nghiên cứu được hoàn thành.

2. Khuyến nghị

- Trong dạy học, GV cần tạo ra cho HS nhiều cơ hội để HS được hoạt động trải nghiệm trong học tập môn Toán, qua đó giúp HS hiểu rõ và nhớ lâu hơn kiến thức, HS được vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.

- Trên cơ sở chương trình hiện hành, GV cần chuyển dần từ dạy học tiếp cận trang bị kiến thức sang dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực HS, quan tâm đến việc tổ chức cho HS trải nghiệm hình thành kiến thức, trải nghiệm vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

1. Trần Ngọc Bích - Nguyễn Minh Hằng (2018), "Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học cho học sinh các lớp cuối cấp tiểu học", Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 175, kì 2 tháng 8/2018.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học cho học sinh các lớp cuối cấp tiểu học (Trang 88 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)