Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học cho học sinh các lớp cuối cấp tiểu học (Trang 46 - 88)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.7. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học ở trường tiểu học

1.7.5. Kết quả khảo sát

Chúng tôi tiến hành trao đổi với GV về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm toán học cho HS trong quá trình dạy học và nhận được kết quả sau:

Khi hỏi "Thầy/cô hiểu thế nào về hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán?" thì hơn 80% GV được hỏi đều trả lời đó là hoạt động mà HS được tự mình trải nghiệm, khám phá và lĩnh hội kiến thức; Số còn lại thì cho rằng hoạt động trải nghiệm chỉ là các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Quá trình trao đổi chúng tôi đề cập đến việc dạy học chuyển từ trang bị kiến thức sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực, trong đó hoạt động trải nghiệm trong dạy học các môn học là cần thiết góp phần phát triển năng lực, phẩm chất người học. Từ đó, chúng tôi quan tâm đến mức độ hoạt động trải nghiệm trong các giờ học Toán, chúng tôi nhận được kết quả sau:

Bảng 1.1. Mức độ thường xuyên thực hiện hoạt động trải nghiệm toán học

Khía cạnh đánh giá

Tần số xuất hiện (%) Không

bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên Khai thác vốn sống, kinh nghiệm sống

của HS trong dạy học 0 52.6 31.6 15.8

Thiết kế hoạt động học tập để HS trải

nghiệm, lĩnh hội kiến thức 0 50.0 39.5 10.5

Thiết kế các hoạt động trải nghiệm giúp HS vận dụng kiến thức toán học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn

0 44.7 42.1 13.2

Thiết kế và tổ chức các trò chơi toán học 0 28.9 57.9 13.2 Thiết kế các hoạt động trải nghiệm giúp

HS thực hành, luyện tập và củng cố kiến thức

0 55.3 39.5 5.2

Qua bảng số liệu trên chúng tôi nhận thấy có 15,8% GV khai thác được vốn sống, kinh nghiệm sống của HS trong quá trình dạy học môn Toán để tạo ra cơ hội cho HS trải nghiệm hình thành kiến thức mới. Việc thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học cho HS trong quá trình hình thành kiến thức mới thì 50% GV được hỏi đều trả lời hiếm khi; Hoạt động vận dụng kiến thức vào thực tiễn chỉ có 13,2% GV thường xuyên thực hiện, tuy nhiên GV cũng chia sẻ là gặp nhiều khó khăn, còn lúng túng khi thiết kế các tình huống thực, ngữ cảnh thực gắn với nội dung toán học để HS được thực sự vận dụng toán học vào giải quyết vấn đề.

Việc thiết kế và tổ chức các trò chơi học tập trong dạy học môn Toán giúp HS được trải nghiệm củng cố kiến thức thì 57,9% GV được hỏi trả lời thỉnh thoảng có tổ chức trò chơi cho HS nhưng không thường xuyên.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, chúng tôi đã hệ thống được một phần lý luận về hoạt động trải nghiệm, một số phương pháp dạy học và quan điểm dạy học hỗ trợ tổ chức hoạt động trải nghiệm toán học; Phân tích được thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học hiện nay trong dạy học môn Toán.

Những kết quả có được trên đây là cơ sở để chúng tôi thiết kế các hoạt động trải nghiệm toán học cho HS các lớp cuối cấp tiểu học trong dạy học môn Toán. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học và phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất cho HS.

Kết quả thiết kế các hoạt động trải nghiệm toán học cho HS các lớp cuối cấp tiểu học được trình bày trong chương 2 của luận văn.

Chương 2

THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TOÁN HỌC CHO HỌC SINH CÁC LỚP CUỐI CẤP TIỂU HỌC 2.1. Một số yêu cầu khi thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học

Yêu cầu 1. Lựa chọn nội dung toán học để thiết kế hoạt động trải nghiệm phải phù hợp, đảm bảo tính vừa sức với HS

- Hoạt động trải nghiệm toán học phải được thiết kế để trang bị cho HS về kiến thức, kĩ năng, góp phần phát triển năng lực. Qua từng nội dung của hoạt động trải nghiệm, HS phải hiểu được kiến thức trọng tâm, vận dụng được vào thực tiễn. Sau mỗi hoạt động trải nghiệm, HS phải hiểu được kiến thức nền tảng và rèn được kĩ năng, phát triển được năng lực.

- Khi thiết kế hoạt động trải nghiệm cần quan tâm đến dung lượng kiến thức trong mỗi hoạt động đó, không quá ôm đồm kiến thức, nhồi nhét cho HS sẽ làm cho hoạt động trải nghiệm trở thành áp lực đối với HS.

- Quan tâm đến tính vừa sức về kiến thức, về hoạt động cho HS khi thiết kế hoạt động trải nghiệm, đảm bảo phù hợp với lứa tuổi HS tiểu học.

Yêu cầu 2. Hoạt động trải nghiệm phải bám sát mục tiêu của bài học, kiến thức không vượt quá chương trình

Với mỗi đơn vị kiến thức, mỗi bài học, mỗi chương đều phải đạt được mục tiêu nhất định. Mục tiêu của bài học vừa là cái đích phải đạt, vừa là “kim chỉ nam” cho hoạt động dạy học. Một trong những yêu cầu quan trọng của quá trình dạy học là phải bám sát mục tiêu giáo dục, mục tiêu của cấp học, mục tiêu của môn học, của từng bài học để từ đó xác định được kiến thức cần hình thành cho HS, kĩ năng và năng lực, phẩm chất cần rèn luyện cho HS.

Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học cần bám sát mục tiêu của môn Toán, bám sát mục tiêu của bài học, … Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm phải huy động được các kiến thức trong chương trình môn học mà HS đã có vào giải quyết tình huống; hoặc khai thác vốn sống, kinh nghiệm sống kết hợp với vốn kiến thức để trải nghiệm hình thành kiến thức mới;

Các hoạt động trải nghiệm dưới hình thức trò chơi học tập giúp HS trải nghiệm củng cố kiến thức đã được học, liên kết các kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.

Yêu cầu 3. Hoạt động trải nghiệm toán học phải đảm bảo tính khả thi trong thực tiễn dạy học

Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học cần quan tâm đến tính khả thi trong thực tiễn dạy học. HS thực hiện các hoạt động trải nghiệm trong quá trình hình thành kiến thức, trong thực hành, củng cố vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn.

2.2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học cho HS lớp 4, lớp 5

2.2.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học trong hình thành kiến thức mới cho HS

a) Mục đích

- Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học trong hình thành kiến thức mới, giúp HS tự mình kiến tạo kiến thức cho bản thân.

- Huy động kiến thức đã có, kinh nghiệm sống, vốn sống của HS trong học tập trải nghiệm môn Toán.

- Góp phần dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Toán, phát triển cho HS các năng lực thành tố của năng lực toán học, bao gồm: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

b) Nội dung và cách tiến hành

Tổ chức cho HS được học trong hoạt động, được huy động các kiến thức đã có kết hợp với việc khai thác vốn sống, kinh nghiệm sống. GV cần thiết kế các hoạt động tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm hình thành kiến thức cho bản thân. Khi thiết kế hoạt động trải nghiệm giúp HS tự kiến tạo kiến thức có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1. Lựa chọn nội dung và xác định mục tiêu cần đạt

GV cần lựa chọn những nội dung thích hợp để thiết kế hoạt động trải nghiệm, HS huy động các kiến thức sẵn có để giải quyết. Khi lựa chọn nội dung thì cần xác định được mục tiêu cần đạt được qua hoạt động trải nghiệm về kiến thức, kĩ năng, năng lực cần hình thành, phát triển. GV nên lựa chọn các nội dung, tình huống có vấn đề trong dạy học để thiết kế các hoạt động học tập, giúp HS trải nghiệm để giải quyết vấn đề khi hình thành kiến thức mới.

Bước 2. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm GV lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp với đối tượng HS và đạt được mục tiêu đặt ra. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phải phong phú, huy động được tất cả các đối tượng HS tham gia vào quá trình tìm giải pháp và giải quyết vấn đề.

Bước 3. Thiết kế hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức

Dựa vào nội dung đã lựa chọn, GV thiết kế các hoạt động để HS được học trong hoạt động, được tự kiến tạo kiến thức cho bản thân. GV cần tạo ra nhiều cơ hội cho HS được huy động tối đa các kiến thức đã có vào giải quyết vấn đề.

Khi thiết kế cần dự kiến được các tình huống, các giải pháp mà HS thực hiện khi huy động kiến thức vào trải nghiệm giải quyết vấn đề và hình thành kiến thức mới.

Bước 4. Kiểm tra lại nội dung thiết kế

Rà soát lại các hoạt động học tập, quan tâm đến đến độ chính xác hình thành kiến thức khi thực hiện hoạt động. Các hoạt động thiết kế đảm bảo tính vừa sức, khả thi trong thực tiễn dạy học.

c) Lưu ý khi thiết kế

- Hoạt động được thiết kế đảm bảo tính vừa sức với HS và đạt được mục tiêu đặt ra.

- Các chỉ dẫn hoạt động cần rõ ràng, tường minh để HS thực hiện được một cách hiệu quả nhất.

d) Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học trong dạy học nội dung

“Nhân với số có hai chữ số” (Toán 4)

Bước 1. Lựa chọn nội dung và xác định mục tiêu cần đạt Nội dung: Nhân với số có hai chữ số

Mục tiêu: Giúp HS tự kiến tạo kiến thức cho bản thân qua việc tìm ra cách nhân số có hai chữ số; Góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học.

Bước 2. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức

Phương pháp: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là chủ đạo. Ngoài ra, kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học khác.

Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm

Bước 3. Thiết kế hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức - Hoạt động 1. Thực hiện phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP Tính. 38  24 = ?

………

………

………

………

………

………

- HS hoạt động nhóm để phát hiện và thâm nhập vấn đề - HS thảo luận tìm giải pháp

Cách 1. 24 = 3  8

38  24 = 38 (3  8) = (38  8)  3 = 304  3 = 912 (Tính chất giao hoán, phép nhân với số có một chữ số)

Cách 2. 28 = 8 + 8 + 8

Dùng quy tắc nhân một số với một tổng

38  24 = 38  (8 + 8 + 8) = 38  8 + 38  8 + 38  8 = 912 (quy tắc nhân một số với một tổng, nhân với số có một chữ số) Cách 3. Dùng phép trừ 38 = 40 – 2

38  24 = (40 – 2)  24 = 40  24 – 2  24 = 912 (Nhân một số với một hiệu, nhân với số có một chữ số) Cách 4. Phân tích 24 = 10+10+ 4

38  24 = 38  (10 + 10 + 4) = 38  10 + 18  10 + 38  4 = 912 (Nhân với số tròn chục, nhân với số có một chữ số)

Cách 5. Tách 24 = 20 + 4

38  24 = 38 (20 + 4) = 38  20 + 38  4 = 912 (Nhân với số tròn chục, nhân với số có một chữ số) Cách 6. Có thể đưa ra một trường hợp sai

Lấy chữ số hàng đơn vị nhân với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục nhân với chữ số hàng chục: 8  4 = 32; 3  2 = 6. Do đó 38  24 = 632

- HS trình bày giải pháp vào phiếu học tập hoặc bảng nhóm - Đại diện HS báo cáo kết quả

- HS trao đổi, thảo luận tìm ra cách làm tối ưu

Sau khi các nhóm đưa ra giải pháp của mình, GV cho HS thảo luận về các phương án trên theo các khía cạnh: Cách nào đúng? Cách nào sai? Cách nào ngắn gọn? Cách nào hay hơn cả?

Chẳng hạn: Cách 1 hay nhưng nếu gặp trường hợp một thừa số là 23, 19, 17, … thì không tách được thành tích của hai số. Nếu tách 38 = 19  2 thì 19 vẫn là số có hai chữ số nên không tách được. Như vậy nếu làm theo cách này sẽ gặp trở ngại.

Cách 2 làm đúng nhưng dài hơn cách 3 vì phải thực hiện nhiều phép tính hơn. Cách 2 và cách 4 giống nhau, có cùng số phép tính nhưng cách 4

hay hơn. Cách 3 và cách 5 gần giống nhau nhưng cách 5 hay hơn cách 3. Cách 6 sai vì không thể thực hiện phép tính nhân giống phép tính cộng được. Cách 5 là hay hơn cả.

- HS bước đầu phát hiện ra cách nhân với số có hai chữ số Bước 4. Kiểm tra lại nội dung thiết kế

- Bằng kiến thức đã có, HS hoàn toàn có thể thực hiện được phép tính 38

 24 khi chưa học quy tắc nhân với số có hai chữ số. HS đã huy động các kiến thức đã có như nhân một số với một tổng, nhân với số có một chữ số, …

Ví dụ 2. Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học trong dạy học nội dung

“Cộng hai số thập phân” (Toán 5)

Bước 1. Lựa chọn nội dung và xác định mục tiêu cần đạt - Nội dung: Cộng hai số thập phân

- Mục tiêu: Giúp HS trải nghiệm hình thành cách cộng hai số thập phân;

Góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học

Bước 2. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm - Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Hình thức tổ chức: Tổ chức hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.

Bước 3. Thiết kế hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức

a) Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m và đoạn thẳng BC dài 2,45m. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét?

- HS hoạt động cá nhân đọc đề bài toán và trả lời câu hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- HS hoạt động nhóm phát hiện và thâm nhập vấn đề

Cái đã cho: Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m và đoạn thẳng BC dài 2,45m.

Vấn đề cần giải quyết: Tính độ dài đường gấp khúc theo đơn vị đo là mét.

- HS trao đổi, thảo luận tìm cách giải quyết vấn đề.

HS huy động các kiến thức về đại lượng, về đường gấp khúc, về phép cộng số tự nhiên, về phân số thập phân, cộng hai phân số, … để tìm cách giải quyết vấn đề.

HS có thể thực hiện các giải pháp sau:

Giải pháp 1. Đổi số đo đoạn thẳng AB và CD sang đơn vị cm, sau đó thực hiện cộng hai số tự nhiên. Kết quả có được từ phép tính cộng chuyển về đơn vị mét.

Giải pháp 2. Đổi 1,84 và 2,45 sang phân số thập phân, thực hiện cộng hai phân số thập phân, sau đó đổi về số thập phân.

- HS trình bày giải pháp vào bảng nhóm - Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận.

- Yêu cầu HS đặt tính như đặt tính cộng hai số tự nhiên. Sau đó HS nhận xét.

- HS bước đầu phát hiện cách thực hiện cộng hai số thập phân.

- GV chốt lại cách thực hiện phép tính cộng 1,84 + 2,45 1,84

+ 2,45 4,29(𝑚)

- Thực hiện phép cộng như cộng hai số tự nhiên.

- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của số hạng.

Yêu cầu HS vận dụng kiến thức vừa phát hiện vào thực hiện phép tính cộng hai số thập phân.

b) Tính 15,9 + 8,75 = ?

HS hoạt động nhóm, thực hiện phép tính 15,9 + 8,75 và giải thích cách làm.

15,9 + 8,75 24,65

- Thực hiện phép cộng như cộng hai số tự nhiên.

- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của số hạng.

Bước 4. Kiểm tra lại nội dung thiết kế

- Bằng kiến thức đã có: Phép cộng số tự nhiên, đơn vị đo độ dài, … HS giải quyết được tình huống đã nêu bằng cách đổi số đo độ dài sang cm, thực hiện cộng hai số tự nhiên, sau đó đổi kết quả tìm được từ đơn vị cm sang m. Từ đó nhận xét và bước đầu phát hiện ra cách thực hiện cộng hai số thập phân.

Ví dụ 3. Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học trong dạy học nội dung

“So sánh phân số” (Toán 4)

Bước 1. Lựa chọn nội dung và xác định mục tiêu cần đạt - Nội dung: So sánh phân số

- Mục tiêu: Giúp HS biết cách so sánh phân số; Củng cố kiến thức về khái niệm phân số, quy đồng mẫu số các phân số; Góp phần rèn luyện đức tính chăm chỉ, cẩn thận; Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học.

Bước 2. Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm - Phương pháp dạy học: Kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học.

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, toàn lớp.

Bước 3. Thiết kế hoạt động trải nghiệm hình thành kiến thức Hoạt động 1. Thâm nhập và phát hiện vấn đề

- HS hoạt động cá nhân đọc nội dung sau:

Nhà Minh có vườn cây ăn quả gồm rất nhiều loại cây. Trong đó có 1

4 số cây là cây cam; 8

25 số cây là cây táo. Hỏi số cây cam nhiều hơn hay số cây táo nhiều hơn?

- HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi sau:

+ Số cây cam là bao nhiêu phần số cây trong vườn?

+ Số cây táo là bao nhiêu phần số cây trong vườn?

+ Cần so sánh hai phân số nào?

+ Nhận xét về mẫu số của hai phân số này?

+ Để so sánh được hai phân số này trước tiên phải làm gì?

- HS hoạt động nhóm thống nhất câu trả lời.

- HS hoạt động toàn lớp trả lời câu hỏi.

GV chốt lại: Để so sánh hai phân số 1

4 và 8

25 chúng ta đưa hai phân số về cùng mẫu số rồi thực hiện so sánh.

Một phần của tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm toán học cho học sinh các lớp cuối cấp tiểu học (Trang 46 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)