Thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 70)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn

2.2.1. Khái quát về tỉnh Lạng Sơn, các cơ quan tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp tỉnh Lạng Sơn

* Sơ lược điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và lao động, việc làm tỉnh Lạng sơn

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới phía Đông Bắc của Việt Nam, được chia thành 11 đơn vị hành chính, gồm 01 Thành phố và 10 huyện với 226 xã, Phường, Thị trấn; trong đó có 05 huyện biên giới với 21xã, thị trấn giáp biên giới Việt - Trung. Diện tích tự nhiên của Lạng Sơn là 8.305,21km2 với hơn 80% diện tích là đồi núi22.

Về kinh tế, mặc dù đã có sự phát triển đáng kể nhưng Lạng Sơn vẫn là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu, khu vực nông nghiệp, nông thôn. Sản xuất nông nghiệp manh mún, phân tán, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng suất hiệu quả thấp, tình trạng thiếu việc làm vẫn còn nhiều, nhất là người dân ở khu vực nông thôn; công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm còn nhiều bất cập, nhu cầu lao động tăng thu nhập để ổn định cuộc sống cả nhân dân chưa được đáp ứng.

Tại tỉnh Lạng Sơn, trên 80% dân số sinh sống bằng nghề sản xuất nông, lâm nghiệp, trong khi đó người nông dân Lạng Sơn chỉ canh tác 01 mùa vụ trong năm, thu nhập thấp, thời gian nông nhàn nhiều và do vậy nhu cầu tìm việc làm để tăng thu nhập nâng cao đời sống là tất yếu.

Dân số của tỉnh năm 2017 là 778.430 người, trung bình 93 người/km2 nhưng có sự chênh lệch lớn về phân bố dân cư giữa thành thị và nông thô, khu

22. "Lạng Sơn: vài nét tổng quan" http://dantocmiennui.vn/xa-hoi/lang-son-vai-net-tong-quan/172230.html, truy cập ngày 15/4/2018

vực thành thị chiếm 19,22%, nông thôn chiếm 80,78% tổng dân số. Dân cư ở đây lại đa dạng về thành phần dân tộc, có đến 07 thành phần dân tộc: Nùng chiếm 42,97%; Tày chiếm 35,92%; Kinh chiếm 16,5%; số còn lại là đồng bào các dân tộc Dao, Hoa, HMông, Sán Chay23.

Lạng Sơn là tỉnh có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh năm 2017 là 500.353 người, chiếm hơn 64,27% dân số. Cũng giống như nhiều địa phương khác trên cả nước, lực lượng lao động của Lạng Sơn tập trung chủ yếu ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước và lao động tại khu vực kinh tế nhà nước đang có xu hướng giảm dần, thể hiện qua biểu sau:

Bảng 2.1: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo thành phần kinh tế tại Lạng Sơn

Đơn vị tính: người

Năm Tổng số Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước

Khu vực đầu tư nước ngoài

2013 495.933 55.028 (11,10%) 439.707 (88,67%) 1.148 (0,23%) 2014 502.146 50.747 (10,11%) 450.131 (89,64%) 1.268 (0,25%) 2015 499.383 53.461 (10,71%) 444.547 (89,02%) 1.375 (0,28%) 2016 499.161 47.490 (9,51%) 449.602 (90,08%) 2.051 (0,41%) 2017 500.353 47.350 (9,46%) 449.020 (89,74%) 3.983 (0,80%)

Nguồn: Báo cáo thống kê năm 2017, Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn Mặc dù có chung đường biên giới với Trung Quốc, hoạt động kinh doanh thương mại tại các khu vực cửa khẩu nói riêng và tại thành phố Lạng Sơn nói chung khá phát triển nhưng cư dân chủ yếu sống bằng nghề nông, lâm nghiệp. Lao động tại Lạng Sơn chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo rất thấp, thể hiện qua biểu sau:

23. "Giới thiệu về tỉnh Lạng Sơn", http://www.langson.gov.vn/index.php/en/node/68258, truy cập ngày 15/4/2018

Bảng 2.2: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn tại Lạng Sơn

Đơn vị tính theo %

Năm Tổng số Theo giới tính Theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2013 16,34 15,42 17,28 42,27 10,95

2014 15,66 14,86 16,48 41,31 10,36

2015 16,10 16,60 15,60 51,70 9,10

2016 15,80 15,60 16,10 49,70 9,30

2017 15,80 15,60 16,00 42,60 10,30

Nguồn: Báo cáo thống kê năm 2017, Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn Hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh có xu hướng phát triển với sự tăng lên của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện nhưng tỷ lệ lao động thiếu việc làm trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây lại có xu hướng tăng lên, thể hiện qua biểu sau:

Bảng 2.3: Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi theo giới tính và theo thành thị, nông thôn tại Lạng Sơn

Đơn vị tính theo %

Năm Tổng số Theo giới tính Theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2013 1,55 2,11 0,96 1,13 1,63

2014 1,59 2,10 1,05 1,22 1,66

2015 1,68 2,08 1,26 1,24 1,77

2016 1,62 1,94 1,29 1,25 1,70

2017 1,65 1,97 1,31 1,35 1,71

Nguồn: Báo cáo thống kê năm 2017, Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở Lạng Sơn có xu hướng ngày càng tăng lên qua các năm và tỷ lệ thất nghiệp ở lao động nam cao hơn lao động nữ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo giới tính và theo thành thị, nông thôn tại Lạng Sơn

Đơn vị tính theo %

Năm Tổng số Theo giới tính Theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn

2013 0,82 0,82 0,81 3,22 0,29

2014 0,65 0,57 0,75 3,57 0,03

2015 1,92 2,41 1,36 4,29 1,42

2016 1,89 2,62 1,04 4,48 1,37

2017 2,10 2,37 1,77 5,15 1,45

Nguồn: Báo cáo thống kê năm 2017, Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn Có thể thấy xu hướng tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp của lao động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn luôn thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước nhưng tỷ lệ thiếu việc làm lại ngược với xu hướng chung của cả nước, trong khi tỷ lệ thiếu việc làm của cả nước giảm dần qua các năm thì ở Lạng Sơn tỷ lệ này lại tăng lên. Tỷ lệ lao động thất nghiệp của Lạng Sơn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. Có thể thấy khi so sánh các chỉ số này với thống kê chung của cả nước tại biểu sau:

Bảng 2.5: Tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi lao động cả nước Đơn vị tính theo %

Năm Tỷ lệ thiếu việc làm Tỷ lệ thất nghiệp

Toàn quốc Thành thị Nông thôn Toàn quốc Thành thị Nông thôn

2013 2,75 1,48 3,31 2,18 3,59 1,54

2014 2,40 1,20 2,96 2,10 3,40 1,49

2015 1,89 0,84 2,39 2,33 3,37 1,82

2016 1,66 0,73 2,12 2,30 3,23 1,84

Quý 4

năm 2017 1,58 0,67 2,03 2,21 3,13 1,75

Nguồn: Báo cáo điều tra lao động, việc làm quý IV năm 2017, Tổng cục Thống kê

* Bảo hiểm xã hội và Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lạng sơn

BHXH tỉnh Lạng Sơn là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại thành phố Lạng Sơn, có chức năng giúp Tổng giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN, bảo hiểm y tế; quản lý quỹ BHXH, BHTN, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo quy định của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật. BHXH tỉnh Lạng Sơn chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn. BHXH tỉnh Lạng Sơn có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. Đến nay, về tổ chức, BHXH tỉnh Lạng Sơn bao gồm 11 phòng và 11 cơ quan BHXH tại thành phố Lạng Sơn và các huyện. Tổng biên chế bao gồm 240 cán bộ, trong đó lao động hợp đồng là 30 cán bộ.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lạng Sơn là đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. Trung tâm có chức năng tư vấn về việc làm; tư vấn về học nghề; tư vấn về chính sách, pháp luật lao động; giới thiệu việc làm, cung ứng lao động; xuất khẩu lao động; thu thập, phân tích, dự báo và cung ứng thông tin thị trường lao động; thực hiện chính sách BHTN; thực hiện các chương trình, dự án về việc làm; tổ chức đào tạo, dạy nghề và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định pháp luật. Hiện nay, ngoài trụ sở chính tại thành phố Lạng Sơn, Trung tâm còn có 02 văn phòng tại huyện Hữu Lũng và huyện Bắc Sơn. Tại trụ sở chính có 04 đơn vị thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó 01 phòng thực hiện công tác BHTN thực hiện các hoạt động:

- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký hưởng BHTN, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết chế độ BHTN theo quy định;

- Tổ chức thông tin tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHTN;

- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ việc làm, học nghề đối với NLĐ bị thất nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm; tổ chức dạy nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

2.2.2. Những kết quả đạt được trong việc thực hiện pháp luật bảo hiểm thất nghiệp ở tỉnh Lạng sơn

Một là, số đối tượng tham gia BHTN duy trì ổn định và tăng dần qua các năm.

Nhìn chung, từ năm 2013 đến nay, số lượng NLĐ tham gia BHTN tại tỉnh Lạng Sơn tăng lên đều qua các năm. Số người tham gia BHTN trong các năm gần đây tăng nhanh và đạt kế hoạch đặt ra của BHXH tỉnh Lạng Sơn, năm 2017 số lượng người tham gia BHTN đã đạt 101,9% kế hoạch24. Bên cạnh nguyên nhân do chịu ảnh hưởng biến động của nền kinh tế thì còn do nhận thức của NLĐ đã được nâng lên rõ rệt, đồng thời công tác thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh, giúp nhiều NLĐ có điều kiện tiếp cận với chính sách mới. Duy chỉ có năm 2014 số lượng NLĐ tham gia BHTN giảm đi 641 người so với năm 2013, điều này không phù hợp với thực tế số lượng lao động thất nghiệp trong năm 2014 của tỉnh vẫn tăng, nguyên nhân chính do thời điểm này NLĐ không ủng hộ sửa Điều 60 cùa Luật BHXH do đó không tham gia đóng BHXH.

Bảng 2.6: Tình hình tham gia BHTN giai đoạn 2013-2018

Đơn vị tính: Người

Năm Số lượng đơn vị Số lao động Số lao động tham gia BNTN

2013 2188 47,523 35.653

2014 2244 47,742 35.012

2015 2310 47,936 37.440

2016 2395 50,820 38.534

2017 2480 51,160 39.062

Quý I/2018 2510 51,097 39.214

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo công tác hàng năm, từ 2013 đến 2017 của BHXH tỉnh Lạng Sơn

24. http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/bhxh-tinh-lang-son-phan-dau-hoan-thanh-tot-nhiem-vu-nam-2018-18356.

Hai là, công tác tiếp nhận và giải quyết hưởng BHTN được thực hiện kịp thời, đúng chế độ

Từ năm 2013, thay vì phải đăng ký BHTN với trong thời hạn chỉ có 7 ngày sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, NLĐ sẽ được kéo dài thời hạn này tới 3 tháng. Quy định này đã tạo điều kiện cho NLĐ có thời gian để thực hiện các thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, do đó số lượng người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp từ năm 2013 đã tăng lên nhiều so với trước đó.

Số lượng người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tăng nhanh qua các năm, đặc biệt là năm 2016, 2017. Chỉ riêng trong quý I năm 2018, số hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 820 hồ sơ và có 734 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp25. Trong 05 tháng đầu năm 2018 đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho hơn 4.390 lượt người26. Đây cũng là hiện tượng chung của cả nước do vào dịp cuối năm NLĐ thường không bỏ việc để được hưởng các chế độ thưởng dịp Tết, chờ đến đầu năm sau họ mới thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và thực hiện các thủ tục hưởng BHTN.

Biểu đồ 2.1: Số lượng người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp giai đoạn 2013-2017 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo công tác hàng năm, từ 2013 đến 2017

của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lạng Sơn

25. Báo cáo công tác tháng 4/2018 Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lạng Sơn.

26. http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/tin-tuc/bhxh-tinh-lang-son-742-200-nguoi-tham-gia-bhxh-bhyt-bhtn-19164.

Cùng với việc chi trả tiền trợ cấp để giúp NLĐ ổn định cuộc sống, tạo bước đệm trước khi tìm được việc làm mới thì Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Lạng Sơn cũng rất tích cực hỗ trợ lao động để chuyển đổi nghề, tăng cơ hội tìm kiếm việc làm mới. Số lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm cũng tăng rất nhất nhanh trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2017, đặc biệt là năm 2016 và 2017, tương ứng với số người được hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng lên trong giai đoạn này. Số lao động được tư vấn, giới thiệu việc làm năm 2016 là 2.719 người và năm 2017 là 3.249 người. Điều này cũng đồng thời cho thấy nhu cầu được tư vấn, giới thiệu việc làm của lao động thất nghiệp là rất cao, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lạng Sơn đã nghiêm túc, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo quyền lợi và hỗ trợ tích cực cho lao động thất nghiệp. Cụ thể qua biểu sau:

1,393

1,834

2,081

2,917

3,249

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm

Biểu đồ 2.2: Số lượng người được tư vấn, giới thiệu việc làm giai đoạn 2013-2017 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo công tác hàng năm, từ 2013 đến 2017

của Trung tâm Dịch vụ việc làm Lạng Sơn Công tác cấp thẻ bảo hiểm y tế cho NLĐ hưởng BHTN được thực hiện kịp thời, đảm bảo quyền lợi chăm sóc về y tế của NLĐ được duy trì trong thời gian hưởng chế độ BHTN theo đúng quy định của pháp luật. Tình hình thực hiện bảo hiểm y tế cho người hưởng BHTN thể hiện qua số người

đóng bảo hiểm y tế và số tiền chi đóng bảo hiểm y tế từ quỹ BHTN cho lao động hưởng BHTN ở Lạng Sơn trong những năm gần đây như sau:

Bảng 2.7: Tình hình thực hiện bảo hiểm y tế cho người hưởng BHTN

Năm Số người hưởng BHTN

Số người được đóng bảo hiểm y tế

Số tiền chi đóng bảo hiểm y tế từ quỹ BHTN(đồng)

2013 661 661 328,219,307

2014 764 764 644,376,996

2015 723 723 698,303,986

2016 1,124 1,124 1,259,155,358

2017 916 916 993,533,012

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo công tác hàng năm, từ 2013 đến 2017 của BHXH tỉnh Lạng Sơn Qua biểu trên cho thấy quyền lợi về bảo hiểm y tế của NLĐ hưởng BHTN ở tỉnh Lạng Sơn trong các năm qua được bảo đảm thực hiện tốt, mặc dù số lượng người hưởng BHTN qua các năm có biến động với số tiền chi đóng bảo hiểm y tế khá lớn nhưng 100% người hưởng BHTN được đóng bảo hiểm y tế đầy đủ.

Ba là, công tác quản lý, thu, chi quỹ BHTN được thực hiện đúng quy định Mặc dù tỷ lệ NLĐ tại tỉnh Lạng Sơn tham gia BHTN chưa cao nhưng công tác thu BHTN đều hoàn thành kế hoạch đề ra, thu chi quỹ BHTN cân đối quỹ BHTN có kết dư. Số thu và chi BHTN qua các năm đều tăng lên.

Công tác thu BHTN cùng với thu BHXH nói chung trong những năm gần đây đều hoàn thành vượt mức chỉ tiêu BHXH Việt Nam giao, năm 2017 vượt 8,9% kế hoạch với tổng thu BHXH, bảo hiểm y tế, BHTN hơn 1.347 tỷ đồng (đạt 108,9%), tăng 12,8% so với năm 2016, tỷ lệ nợ của các đơn vị sử dụng lao động giảm xuống còn 1,74% dự toán thu27. Kết quả thu BHTN hàng năm từ năm 2013 đến nay thể hiện qua bảng sau:

27. "Bảo hiểm xã hội tỉnh Lạng Sơn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2018" http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/

tin-tuc/bhxh-tinh-lang-son-phan-dau-hoan-thanh-tot-nhiem-vu-nam-2018-18356, truy cập ngày 23/5/2018.

Đơn vị: triệu đồng

27.903 30.643 33.19 35.645 39.878

0 10 20 30 40 50

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền thu BHTN

Biểu đồ 2.3: Số thu BHTN giai đoạn 2013-2017

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo BHTN các năm từ 2013 đến 2017 của BHXH tỉnh Lạng Sơn Chính sách BHTN đã tạo khung pháp lý kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi để NLĐ và NSDLĐ trong việc tham gia BHTN, đồng thời giúp cho việc tổ chức thực hiện BHTN được thuận lợi hơn. Thời gian vừa qua, BHXH tỉnh Lạng Sơn cùng với các đơn vị liên quan Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm, Bưu điện tỉnh đã phối hợp giải quyết, chi trả chế độ BHTN góp phần đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Số tiền chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề năm 2016 là 22,942,616 nghìn đồng, năm 2017 là 29.376.532 nghìn đồng. Trong công tác chi BHTN, chi trợ cấp thất nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, điều này cũng phù hợp đặc điểm tình hình chung của cả nước. Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp năm 2016 trên toàn tỉnh là 20.962 triệu đồng28, chiếm 91,3% tổng chi trợ cấp, hỗ trợ học nghề cho người hưởng BHTN.

Đơn vị: nghìn đồng

13,050,005 14,951,955 15,956,502

22,942,616

29,376,532

7,465,705 0

10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 I/2018

Chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề

Biểu đồ 2.4: Số chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề giai đoạn 2013-2017 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo công tác hàng năm, từ 2013 đến 2017

của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lạng Sơn

28. Báo cáo tổng kết công tác năm 2016, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Lạng Sơn

Bốn là, công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện nghiêm túc

Việc thanh tra đóng BHTN và kiểm tra việc thực hiện BHTN tại tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua được tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng quy định và hoàn thành kế hoạch được giao. Công tác thanh tra đóng BHTN được chủ động thực hiện và kết hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, trong đó chủ yếu là thanh tra, kiểm tra liên ngành. Công tác kiểm tra được thực hiện trong nội bộ hệ thống cơ quan BHXH, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Lạng Sơn được tổ chức đúng theo định kỳ quy định, ngoài ra còn có các đợt kiểm tra chuyên đề về đóng bảo hiểm, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho NLĐ. Qua đó kịp thời phát hiện những sai phạm và có chấn chỉnh, rút kinh nghiệm. Kết quả kiểm tra, thanh tra trong những năm gần đây chưa phát hiện sai phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chính sách BHTN.

Thông qua việc thực hiện nghiêm túc công tác thanh tra, kiểm tra BHXH cũng đã đóng góp tích cực cho công thu BHTN và chấp hành pháp luật BHTN. Trong 05 tháng đầu năm 2015, BHXH tỉnh đã tổ chức thanh tra, kiểm tra tại 65 đơn vị với số tiền thu hồi nợ BHXH, bảo hiểm y tế, BHTN gần 394 triệu đồng, hơn 723 triệu đồng tiền truy đóng và tiền lãi truy đóng29. Năm 2015, tổ chức thanh tra chấp hành pháp luật lao động, BHXH và BHTN tại 15 doanh nghiệp và xử lý vi phạm hành chính về lĩnh vực BHXH, BHTN đối với 15 doanh nghiệp theo Kết luận thanh tra của Chủ tịch UBND tỉnh, theo đó thanh tra Sở đã xử lý vi phạm hành chính 07 doanh nghiệp với tổng số tiền trên 150 triệu đồng. Năm 2016 tổ chức thanh tra chấp hành pháp luật lao động, BHXH và BHTN tại tại 15 doanh nghiệp và năm 2017 tại 10 doanh nghiệp30.

29. Tổ chức thanh tra, kiểm tra tại 65 đơn vị (đạt 46,4% kế hoạch BHXH Việt Nam giao) với số tiền thu hồi nợ BHXH, bảo hiểm y tế, BHTN gần 394 triệu đồng, hơn 723 triệu đồng tiền truy đóng và tiền lãi truy đóng.

30. Báo cáo tổng kết công táccác năm 015, 2016, 2017, Sở Lao động, thương binh và xã hội Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thực tiễn thực hiện trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 52 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)