Thực tiễn bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 43 - 63)

Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

2.2. Thực tiễn bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình

Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới có điều kiện kinh tế - xã hội thuộc diện khó khăn nhất trong cả nước với 103 xã đặc biệt khó khăn35 và 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn36, trên 80% dân số trong tỉnh là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, thường xuyên sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Điện Biên có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao nhất cả nước với 54.732 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 44,82% và 10.694 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 8,76%37. Ngoài ra, Điện Biên còn là nơi chịu hậu quả của chiến tranh kéo dài nên tỷ lệ người có công với Cách mạng cũng chiếm một tỷ lệ lớn - đây là những đối tượng thuộc diện được hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý.

Đoàn Luật sư tỉnh Điện Biên được tái thành lập năm 2009 với 04 Luật sư, quá trình phát triển đến nay có 19 Luật sư chủ yếu là cán bộ về hưu nên tuổi đã cao, khả

35. Chính phủ (2017), Quyết định số 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020, Hà Nội.

36. Ủy ban dân tộc (2017), Quyết định số 414/QĐ-UBDT ngày 11/7/2017 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020, Hà Nội.

37. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017), Quyết định số 945/QĐ-LĐTBXH ngày 22/6/2017 phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo tiêu chuẩn tiếp cận nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội.

năng hoạt động hạn chế, một số luật sư trẻ không hoạt động trên địa bàn tỉnh, một số luật sư đã già không còn hoạt động, nên khả năng đáp ứng yêu cầu bào chữa cho người bị buộc tội trên địa bàn tỉnh Điện Biên của đội ngũ Luật sư là hết sức hạn chế.

Công tác tham gia tố tụng để bào chữa cho người bị buộc tội trên địa bàn tỉnh Điện Biên chủ yếu do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên đảm nhiệm vì tỷ lệ người bị buộc tội thuộc diện trợ giúp pháp lý chiến trên 80% số lượng người bị buộc tội trên địa bàn tỉnh. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên với 21 biên chế được giao có 02 phòng và 05 chi nhánh trợ giúp pháp lý được đặt tại cấp huyện. 12 Luật sư Cộng tác viên trợ giúp pháp lý; đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý trẻ, năng động, hăng say và trách nhiệm với nghề, được đào tạo đúng quy định đáp ứng được cơ bản nhu cầu của người dân.

Kết quả thống kê 100 vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên từ năm 2012 đến năm 201738, cho thấy:

65.70%

34.30%

Số bị cáo không có người bào chữa Số bị cáo có người bào chữa

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ bị cáo có người bào chữa của 100 vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên từ năm 2012 đến năm 2017

Trong 100 vụ án hình sự sơ thẩm có 268 bị cáo, số bị cáo không có người bào chữa là 176 (chiếm 65,7%); số bị cáo có người bào chữa là 98 (chiếm 36,6%).

Như vậy, tỷ lệ bị cáo có người bào chữa trên địa bàn tỉnh Điện Biên còn thấp (tỷ lệ này có nhiều bị cáo được bào chữa theo diện chỉ định, ở Tòa án cấp huyện thì tỷ lệ bị cáo có người bào chữa còn thấp hơn).

38. Phụ lục Bảng thống kê 100 vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên từ năm 2012 đến năm 2017.

46%

51%

3% 0%

Luật sư tham gia bào chữa Trợ giúp viên pháp lý thực hiện Người đại diện thực hiện bào chữa Bào chữa viên nhân dân thực hiện

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ người bào chữa thực hiện bào chữa cho 98 bị cáo trong 100 vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên

từ năm 2012 đến năm 2017

Chiếm tỷ lệ 51%, Trợ giúp viên pháp lý là lực lượng chủ yếu cung cấp dịch vụ bào chữa cho bị cáo trong các vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên từ năm 2012 đến năm 2017.

24.50%

17%

58.20%

Diện chỉ định

Diện khách mời

Diện Trợ giúp pháp lý

Biểu đồ 2.3: Diện người bào chữa trong 100 vụ án hình sự sơ thẩm

của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên từ năm 2012 đến năm 2017

Theo thống kê 100 vụ án hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên từ năm 2012 đến năm 2017 nêu trên, số bị cáo được bào chữa do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên thụ lý và cử người thực hiện trợ giúp pháp lý chiếm gần 60%; Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên chỉ định là 24,5% và được bị cáo, người đại diện hoặc người thân thích của bị cáo nhờ bào chữa chỉ chiếm 17%.

Với số liệu thống kê như trên cho thấy, trên địa bàn tỉnh Điện Biên tỷ lệ bị cáo thuộc diện trợ giúp pháp lý chiếm đa số, hoạt động bào chữa cho các bị cáo chủ

yếu do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên thụ lý, phân công người thực hiện. Như vậy, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Điện Biên giữ vai trò chủ chốt trong hoạt động bào chữa trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

2.2.1. Bảo đảm quyền tự bào chữa

Tự bào chữa là quyền năng tố tụng đặc thù của bị cáo được pháp luật ghi nhận và bảo đảm cho phép bị cáo tự mình thực hiện các hành vi tố tụng và các hoạt động bào chữa theo quy định của pháp luật nhằm minh oan, bác bỏ sự buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Bị cáo có quyền nhờ người khác bào chữa, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau mà họ thường chỉ tự bào chữa mà không nhờ người khác bào chữa, nguyên nhân người bị buộc tội không nhờ người khác bào chữa rất đa dạng, cụ thể là:

- Đa số người bị buộc tội và bị cáo nói riêng chưa có thói quen nhờ người bào chữa và chưa thấy rõ vai trò của người bào chữa trong vụ án hình sự.

- Một số bị cáo biết đến hiệu quả của việc nhờ người khác bào chữa nhưng lại không có kinh phí để chi trả cho người bào chữa hoặc sợ tốn kém mà hiệu quả không cao.

- Mặt bằng kiến thức pháp luật của bị cáo đa phần hạn chế, nên mặc dù đã được cơ quan tiến hành tố tụng giải thích nhưng họ vẫn không hiểu nên không sử dụng quyền nhờ người khác bào chữa, một số trường hợp thì có thái độ bỏ mặc, phó thác cho cơ quan tiến hành tố tụng, một số trường hợp thì chỉ giải thích qua loa, khiến bị cáo không nắm bắt được quyền của mình, trong đó có quyền nhờ người khác bào chữa39.

Chất lượng tự bào chữa của người bị buộc tội phần lớn không cao, thậm chí họ có thể bị kết án oan nhưng họ vẫn cam chịu và không biết minh oan cho bản thân mình. Họ thường phó mặc cho các cơ quan tiến hành tố tụng, nhiều khi không phạm tội, không đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng do hạn chế về hiểu biết pháp luật nên họ cho rằng mình đã phạm tội và thừa nhận mình phạm tội. Đặc biệt là tại phiên

39. Hoàng Thị Sơn (2002), Thực trạng thực hiện quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa của bị can, bị cáo, Tạp chí Luật học, số 04.

tòa, nhiều bị cáo còn chưa biết trình bày suy nghĩ của mình cho HĐXX thì việc tự bào chữa sẽ khó khăn như thế nào đối với họ. Trong rất nhiều vụ án hình sự vì những nguyên nhân khác nhau mà người bị buộc tội không nhờ người khác bào chữa cho mình mà thực hiện quyền tự bào chữa trong khi kiến thức pháp luật không có, văn bản pháp luật không có, tài liệu, hồ sơ vụ án không có thì chất lượng tự bào chữa sẽ rất hạn chế về hiệu quả40.

Bảng 2.1: Số liệu thống kê vụ án hình sự và bị cáo do Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã thụ lý giải quyết từ năm 2013 đến năm 2017

Năm

Án hình sự

Tổng số Sơ thẩm Phúc thẩm

Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo

2013 854 1.162 804 1.104 50 58

2014 889 1.299 849 1.226 38 70

2015 751 1.046 720 1.002 31 44

2016 979 1.235 911 1.159 68 76

2017 904 1.196 885 1.176 19 20

5 năm 4.377 5.938 4.169 5.667 206 268

Nguồn: Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên Qua số liệu thống kê trong 05 năm (từ năm 2013 đến năm 2017) của Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên cho thấy: Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Điện Biên hằng năm thụ lý trung bình là trên 850 vụ án hình sự với 1.200 bị cáo. Tỷ lệ án phúc thẩm chiếm khoảng 5% số vụ án đã thụ lý, qua đó cho thấy chất lượng xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân hai cấp trên địa bàn tỉnh Điện Biên ngày càng được nâng cao, việc xét xử bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, về cơ bản đã bảo đảm được quyền tự bào chữa của bị cáo, nên đã giảm thiểu được tình trạng kháng cáo, kháng nghị, sửa án, hủy án. Trong quá trình giải quyết vụ án, người bị buộc tội đã nhận thức và thực hiện tốt hơn quyền tự bào chữa để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tại phiên tòa, việc tranh tụng đang từng bước

40. Hoàng Thị Sơn (2002), Thực trạng thực hiện quyền tự bào chữa và quyền nhờ người khác bào chữa của bị can, bị cáo, Tạp chí Luật học, số 04.

được bảo đảm, phán quyết của HĐXX đều nhận xét, đánh giá về luận tội của VKS và luận cứ bào chữa của người bào chữa và phân tích, đánh giá kết quả tranh luận tại phiên tòa. Điều đó cho thấy, quyền của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là quyền bào chữa của người bị buộc tội ngày càng được bảo đảm; việc tuân thủ nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa trong TTHS từng bước được cải thiện.

Tuy nhiên, vẫn còn một số vụ án bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán, của HĐXX vì những lý do như vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, đánh giá chủ quan, phiến diện các tình tiết của vụ án, vận dụng quy định của pháp luật thiếu chính xác, chưa thống nhất,...

Một số năm gần đây trên địa bàn cả nước đã phát hiện hàng loạt những vụ án oan sai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bị kết án oan và gia đình họ, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thi hành pháp luật hình sự.

Địa bàn tỉnh Điện Biên xảy ra vụ án oan tại huyện Tuần Giáo. Hồ sơ vụ án thể hiện, ngày 18/9/1989, thi thể ông Trịnh Huy Tùng (chồng bà Đặng Thị Nga) được tìm thấy dưới giếng. Ngày 23/9/1989, cơ quan Công an huyện Tuần Giáo đã khởi tố, bắt giam 3 mẹ con bà Nga để điều tra về tội giết người. Quá trình điều tra, căn cứ lời khai người làm chứng, kết quả khám nghiệm tử thi, hiện trường, cơ quan chức năng đã đề nghị truy tố 3 mẹ con bà Nga tội giết người. Tiếp đó, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Lai Châu cũ (nay là tỉnh Điện Biên) ra quyết định truy tố bà Nga tội che giấu tội phạm, còn anh Hiến và Dương cùng bị truy tố tội giết người.

Tới năm đầu 1990, Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu cũ đã mở phiên xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bà Nga 36 tháng tù cho hưởng án treo về tội che giấu tội phạm. Còn ông Hiến bị tuyên án 18 năm tù, ông Dương bị tuyên 12 năm tù vì tội giết người.

Tháng 4/1990, bà Nga kêu oan, ông Hiến và Dương cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Sau đó, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội tiến hành tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại.

Năm 1991, VKSND tỉnh Lai Châu trả hồ sơ cho Công an tỉnh Lai Châu điều tra lại. Năm 1992, các ông Hiến và Dương được hủy bỏ quyết định tạm giam.

Tháng 10/2016, cơ quan tố tụng liên ngành tỉnh Điện Biên vào cuộc để giải quyết đơn kêu oan của bà Nga và con trai. Sau đó một năm vào tháng 10/2017, Công an tỉnh Điện Biên đã ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án giết người xảy ra tại huyện Tuần Giáo và đình chỉ bị can đối với bà Nga cùng hai con trai do có căn cứ xác định bà Nga không có hành vi che giấu tội phạm, ông Hiến và Dương không giết người41.

Qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án này cho thấy: Vụ án xảy ra năm 1989 và được Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu và Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao đưa ra xét xử vào năm 1990. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã căn cứ vào BLHS năm 1985 và BLTTHS năm 1988 để giải quyết vụ án. Theo đó, Cáo trạng số 13 ngày 25/01/1990 của VKSND tỉnh Lai Châu truy tố Trịnh Công Hiếu, Trịnh Huy Dương đều về tội "Giết người" theo khoản 1 Điều 101 BLHS42: "Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình"43. Như vậy hai bị cáo đã bị truy tố về tội theo khung hình phạt có mức hình phạt cao nhất là tử hình.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1988 quy định cơ quan tiến hành tố tụng phải cử người bào chữa:

Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người bào chữa cho họ:

a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự44.

Tuy nhiên, toàn bộ hồ sơ vụ án này đều không có sự tham gia của người bào chữa, từ Biên bản ghi lời khai, Biên bản hỏi cung bị can, Bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm,... - đây chính là một trong những vụ án oan điển hình vi phạm quyền

41. Tóm tắt hồ sơ vụ án "Giết người".

42. Bản án sơ thẩm số 10 ngày 12/4/1990 của Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu.

43. Khoản 1 Điều 101 BLHS năm 1985.

44. Khoản 2 Điều 37 BLHS năm 1988.

bào chữa của bị cáo đã được pháp luật ghi nhận và là nguyên nhân dẫn đến oan sai cho 03 cuộc đời của một gia đình suốt mấy chục năm qua.

Trong các vụ án oan này, hầu hết các bị cáo đều chưa được bảo đảm quyền bào chữa, người bào chữa chưa phát huy tối đa vai trò của mình hoặc các cơ quan tiến hành tố tụng chưa tạo điều kiện và nghiêm túc xem xét đến những đề xuất, kiến nghị, ý kiến của bị cáo và người bào chữa nên dẫn đến oan sai. Như vụ án oan nêu trên cho thấy, hai bị cáo biết mình bị kết án oan, nhưng lại xin giảm nhẹ hình phạt, như vậy, vô hình chung họ lại thừa nhận mình có tội.

Thực tiễn cho thấy, tại phiên tòa bị cáo có điều kiện tốt nhất để thực hiện quyền tự bào chữa cho bản thân, đặc biệt là việc tranh luận công khai tại phiên tòa.

Tuy nhiên, hiệu quả của việc tự bào chữa chưa cao vì đa số họ đều thiếu kiến thức pháp luật, không có kỹ năng bào chữa, hùng biện và đặc biệt là thiếu thông tin về vụ án vì họ không được tiếp cận hồ sơ vụ án,.. Họ không nắm được các quy định của pháp luật về hình sự và TTHS, chưa biết đến việc đưa ra chứng cứ, tranh luận với đại diện VKS về các chứng cứ ngoại phạm, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, không dám tranh luận với VKS vì sợ mất đi tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải,... điều đó chứng tỏ người bị buộc tội đã được sử dụng quyền tự bào chữa của mình nhưng hiệu quả không cao.

2.2.2. Bảo đảm quyền nhờ người khác bào chữa

Với kiến thức pháp luật và kỹ năng bào chữa đã được đào tạo, tích lũy, cùng với việc thực hiện quyền và trách nhiệm của người bào chữa, việc vận dụng những hiểu biết của mình về các tình tiết, chứng cứ của vụ án tích lũy từ việc tham gia vào các hoạt động tố tụng, qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, tham gia phiên tòa, ý kiến, sự hiện diện của người bào chữa là đóng góp quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, bởi lẽ sự có mặt của người bào chữa sẽ khiến người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không thể ép cung, mớm cung, dụ cung, nhục hình... khi lấy lời khai của người bị buộc tội; việc nhìn nhận, đánh giá vụ án của người bào chữa xuất phát từ tư duy gỡ tội cho người bị buộc tội sẽ giúp cho HĐXX có cái nhìn toàn diện hơn về vụ án.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền bào chữa của bị cáo trong tố tụng hình sự (Trang 43 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)