CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DÒNG CHẢY TỐI THIỂU VÀ LƯU VỰC SÔNG MÃ
1.2 Tổng quan về lưu vực sông Mã
1.2.3 Hiện trạng môi trường, sinh thái vùng hạ du lưu vực sông Mã
- Kết quả khảo sát 3 đợt (đợt 1: từ ngày 14/10/2013÷7/11/2013; đợt 2: từ ngày 18/3/2014÷11/4/2014; đợt 3: từ ngày 20/8/2014÷13/9/2014), tại 40 mặt cắt dọc sông Mã (từ Bá Thước đến cửa Hới) của Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉnh Thanh Hóa [73] về một số chỉ số môi trường, kết quả tại Bảng 4, phụ lục 1. Qua kết quả phân tích và đối chiếu với Quy chuẩn Việt Nam 08-MT: 2015/BTNMT, mức A2, tại cả ba vùng khảo sát vào đợt 3, chỉ có chỉ số BOD5 vƣợt Quy chuẩn cho phép, trong đó mức vượt lớn nhất là tại khu vực hạ lưu.
- Kết quả khảo sát chất lượng nước của nghiên cứu từ 15÷25/2/2016 tại 10 mặt cắt trên sông Mã (bảng 3, phụ lục 4): Chất lượng nước sông Mã khu vực khảo sát là tốt, các thông số đo đạc và phân tích đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép đối với chất lƣợng nước mặt theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT loại A1 và A2 (kết quả khảo sát tại bảng 3, phụ lục 4).
Một số vấn đề cục bộ về môi trường nước sông Mã [73]:
- Theo kết quả điều tra qua 3 đợt khảo sát đoạn từ Bá Thước đến cửa sông Mã [73] đã xác định có 25 xưởng sản xuất, chế biến luồng, trong đó có 6 xưởng chế biến bột giấy, tập trung tại khu vực trung lưu (huyện Quan Hóa). Phần lớn các cơ sở chế biến đều gây ô nhiễm do việc sử dụng các hóa chất độc hại và nước thải thải xuống sông Mã chưa qua xử lý hoặc xử lý không đúng quy trình, không triệt để. Kết quả phân tích chất lượng nước thải ra sông Mã tại các cơ sở nêu trên vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần.
36
- Tuy có những điểm gây ô nhiễm cục bộ nhƣ trên, nhƣng qua kết quả khảo sát tại 40 mặt cắt từ Bá Thước đến cửa sông và kết quả đối chiếu kết quả khảo sát với Quy chuẩn Việt Nam 08-MT:2015/BTNMT, cho thấy hầu hết các chỉ số chất lượng nước sông Mã đều nằm trong giới hạn cho phép ở mức A2. Điều này cũng cho thấy khả năng pha loãng, tự làm sạch của sông Mã là khá tốt.
1.2.3.2 Hiện trạng đa dạng sinh học, hệ sinh thái ở hạ du sông Mã
Theo kết quả điều tra, khảo sát của sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa, năm 2013 [73], ở hạ lưu sông Mã đã xác định được 747 loài thuộc 493 giống/ chi, 218 họ thuộc các nhóm sinh vật: Thực vật nổi, thực vật bậc cao, động vật nổi, thân mềm, giáp xác, cá. Cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1.7 Số lượng động, thực vật ghi nhận tại hạ lưu sông Mã [73]
TT Nhóm sinh vật Số lƣợng họ Số lƣợng giống/chi
Số lƣợng loài
1 Thực vật nổi 28 69 153
2 Thực vật bậc cao 85 185 232
3 Động vật nổi 19 42 71
4 Thân mềm 21 31 40
5 Giáp xác 11 22 48
6 Cá 54 144 203
Tổng số 218 493 747
- Đa dạng loài thực vật nổi: ở hạ du sông Mã đã xác định đƣợc 153 loài thuộc 69 giống, 28 họ của 7 ngành, gồm ngành Tảo mắt (Euglenophyta), Tảo lục (Chlorophyta), Tảo silic (Bacillariophyta), Tảo lam (Cyanophyta), Tảo giáp (Pyrrophyta), ngành Tảo vàng (Xanthophyta) và ngành Tảo vàng ánh (Chrysophyta) [73].
- Đa dạng loài thực vật bậc cao: ở hạ du sông Mã đã xác định đƣợc 232 loài thực vật bậc cao có mạch phân bố trong 185 chi, 85 họ và 4 ngành [73].
- Đa dạng loài động vật nổi: Xác định đƣợc 71 loài thuộc 42 giống, 19 họ, 4 bộ, 2 ngành động vật nổi ở hạ du sông Mã [73].
+ Các loài có nguồn gốc nước ngọt phân bố rộng như: Brachionus urceus, Diplois daviesiae, Trichocerca longiseta...
+ Các loài nước lợ, cửa sông điển hình như: Mongolodiaptomus birulai, Shcmackeria gordioides, Schmackeria bulbosa, Diaphanosoma sarsi...
37
- Đa dạng loài động vật đáy (thân mềm và giáp xác) [73]: Đã xác định đƣợc 40 loài thuộc 31 giống, 21 họ của 9 bộ ở hạ du sông Mã. Các loài thân mềm phân bố không đều ở các điểm: Loài ốc mút (Melanoides tuberculatus) và Tarebia granifera phân bố rộng ở các điểm. Số lƣợng từng loài thân mềm ở từng điểm ít, dao động từ 5÷20 cá thể/m2. Nhìn chung sự đa dạng về số lượng loài thân mềm có chiều hướng tăng dần từ khu vực thượng nguồn tới vùng cửa sông. Trong đó, vùng hạ lưu có 38 loài, vùng trung lưu có 16 loài và vùng thượng lưu có 14 loài.
Khu vực nước ngọt, các loài thân mềm ở đây đặc trưng cho sông vùng núi như các loài hến (Corbicula), ốc vặn (Angulyagra), ốc mút (Melanoides)… Ở vùng cửa sông, các loài thân mềm chủ yếu thuộc các họ nhƣ: ốc vùng triều (Littorinidae), ốc bùn (Nassariidae), họ sò (Acridae), vẹm (Mytilidae), ngao (Veneridae)...
- Đa dạng loài cá ở hạ du sông Mã: đã xác định đƣợc 203 loài thuộc 144 giống, 54 họ của 12 bộ. Các nhóm cá điển hình ở hạ du sông Mã, gồm [91]:
+ Nhóm cá nước ngọt điển hình: các nhóm loài đặc trưng gồm các loài thuộc họ cá Chạch (Mastacembelus armatus), cá Chiên (Bagarius rutilus), cá Trôi (Cirrhina molitorella), cá Chép (Cyprinus carpio Linnaeus), cá Bống (Bostrichthys sinensis), cá Ngạnh (Cranoglanis henrici), cá Chuối hoa (Channa maculata), cá Trôi (Cirrhina molitorella), cá Đối đất (Greenback mullet), cá Lăng (Hemibagrus guttatus)...
+ Nhóm cá nước lợ: cá ở khu vực này chủ yếu là các loài trong bộ cá Trích, bộ cá Vƣợc và bộ cá Bơn nhƣ: Cá Mòi chấm (Clupanodon punctatus), cá Mòi cờ (Clupanodon thrissa), cá Bơn vỉ (Tephrinectes sinensis), cá Nóc (Takifugu ocellatus)…
+ Nhóm cá di cư: Gặp một số dại diện các loài gốc biển và nước ngọt di nhập vào sông nhƣ: Cá Bống đen màu tối (Eleotris fusca), cá Vƣợc (Lates calcarifer),…
Nhận xét:
- Sự phong phú của hệ sinh thái thủy sinh ở hạ du sông Mã: Qua kết quả điều tra, khảo sát và phân tích đã xác định được ở hạ lưu sông Mã có 747 loài thuộc 493 giống/ chi, 218 họ thuộc các nhóm sinh vật nhƣ: 153 loài thực vật nổi, 232 loài thực vật bậc cao có mạch, 71 loài động vật nổi, 40 loài thân mềm, 48 loài giáp xác và 203 loài cá [73].
So sánh cấu trúc thành phần loài cá sông Mã với thành phần loài cá sông Hồng, sông
38
Lam, sông Ba Chẽ - Tiên Yên và sông Thu Bồn - Vu Gia, kết quả cho thấy:
Bảng 1.8 So sánh thành phần loài cá sông Mã với các khu vực nghiên cứu khác [73]
STT Khu hệ Số bộ Số họ Số giống Số loài
1 Sông Mã 12 54 144 203
2 Sông Ba Chẽ - Tiên Yên 19 78 168 244
3 Sông Hồng 18 71 200 336
4 Sông Lam 15 40 137 241
5 Sông Thu Bồn - Vu Gia 15 51 137 225
Nhƣ vậy, sông Mã có số lƣợng các bộ, họ, giống và loài thấp hơn so với ở sông Ba Chẽ - Tiên Yên và sông Hồng về bậc bộ, bậc họ, bậc giống và bậc loài. Tuy nhiên, so với sông Lam và sông Thu Bồn - Vu Gia, thành phần loài cá sông Mã thấp hơn về bậc bộ và loài, nhƣng ở bậc họ và bậc giống thì ở sông Mã lại nhiều hơn.
- Một số tác động đến hệ sinh thái thủy sinh trên sông Mã [73]:
+ Tác động của hoạt động khai thác thủy sản: Nguồn lợi cá tự nhiên trên sông Mã đang bị khai thác bằng nhiều hình thức để tận thu như đánh bắt bằng lưới cỡ mắt nhỏ, đánh mìn, kích điện và sử dụng chất độc nhƣ đất đèn, hóa chất bảo vệ thực vật để đánh bắt.
+ Tác động của các nhà máy thủy điện: Làm thay đổi chế độ thủy văn, suy giảm dòng chảy bùn cát ở hạ lưu, gây nên hiện tượng rửa trôi, xói mòn thay đổi địa hình lòng sông. Việc xây dựng các nhà máy thủy điện đã tác động đến mùa vụ sinh sản, đặc biệt là đường di cư, bãi đẻ trứng của các loài cá. Đây là nguyên nhân làm biến đổi thành phần, sản lƣợng và đặc điểm phân bố của các loài thủy sinh trên sông. Bên cạnh đó, việc hình thành các nhà máy thủy điện đã làm ngập một số diện tích đất, rừng, mặt nước tự nhiên làm thu hẹp và thay đổi điều kiện sống của các loài sinh vật thủy sinh.
+ Tác động đến môi trường do hoạt động con người: Các cơ sở công nghiệp, dịch vụ với nhiều ngành khác nhau tập trung tại các thị trấn, thị xã, thành phố ven sông, nhƣ các cơ sở chế tạo gia công cơ khí, dệt may, khai thác khoáng sản... Hầu hết các cơ sở sản xuất, các làng nghề đều không có thiết bị xử lý nước thải đã làm cho chất lượng môi trường nước bị suy giảm nhanh chóng.