CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Tính toán xác định dòng chảy tối thiểu vùng hạ du sông Mã
3.1.4 Xác định dòng chảy môi trường không tiêu hao
Dòng chảy môi trường không tiêu hao được xem xét trong Luận án này gồm 2 thành phần là: Dòng chảy cho giao thông thủy và dòng chảy môi trường sinh thái, được xác định nhƣ sau:
3.1.4.1 Xác định nhu cầu dòng chảy cho giao thông thủy a. Xác định kích thước đường thủy nội địa ở hạ du sông Mã
Căn cứ Thông tƣ số: 46/2016/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải về Quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa, đối với sông Mã như sau:
- Đoạn sông Mã từ ngã ba Vĩnh Khang (ngã ba sông Bưởi - sông Mã) đến ngã ba Bông (ngã ba sông Lèn - sông Mã) dài 19km, cấp kỹ thuật là cấp IV.
- Đoạn sông Mã từ ngã ba Bông (ngã ba sông Lèn - sông Mã) đến cầu Hoàng Long cách 200m về hạ lưu dài 17km, có cấp kỹ thuật là cấp III.
- Sông Bưởi từ Kim Tân đến ngã ba Vĩnh Khang, cấp kỹ thuật là cấp IV.
- Đoạn sông Mã từ ngã ba Vĩnh Khang lên thƣợng nguồn không quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa.
Theo Thông tư 46/2016/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định kích thước đường thủy nội địa như sau:
105
Bảng 3.6 Quy định kích thước đường thủy nội địa cho miền Bắc và miền Trung Cấp
Kích thước đường thủy (m)
Sông Kênh
Bán kính cong
Sâu Rộng Sâu Rộng
I >4,0 >90 >4,5 >75 >600
II >3,2 >50 >3,5 >40 >500
III >2,8 >40 >3,0 >30 >350
IV >2,3 >30 >2,5 >25 >150
V >1,8 >20 >2,0 >15 >100
VI >1,0 >12 >1,0 >10 >60
Bảng 3.7 Quy định kích thước đường thủy nội địa cho sông Mã
Đoạn sông Cấp Kích thước đường thủy sông (m)
Sâu Rộng Bán kính cong Ngã ba Bông ÷ cầu Hoàng Long III >2,8 >40 >350 Ngã ba Vĩnh Khang ÷ ngã ba Bông IV >2,3 >30 >150 Trong Luận án sẽ xác định dòng chảy cho nhu cầu giao thông thủy theo quy định của Bộ Giao thông vận tải tại Thông tƣ 46/2016/TT-BGTVT. Trong đó, đối với dòng chính sông Mã có 2 đoạn sông cần xác định nhƣ Bảng 3.7.
b. Xác định nhu cầu dòng chảy cho giao thông thủy ở hạ du sông Mã
Trong mục 2.1 của Chương II: Nhận diện các tác động đến chế độ dòng chảy ở hạ du sông Mã, cho thấy giai đoạn 2010÷2015 mực nước ở hạ du sông Mã bị hạ thấp khá nhiều so với những năm trước 2010. Vì vậy, để xác định lưu lượng đảm bảo cho giao thông thủy, trong Luận án này sử dụng kết quả tính toán thủy lực mùa cạn từ năm 2010÷2015 để phân tích, xác định dòng chảy cho nhu cầu giao thông thủy.
Đoạn sông Mã từ ngã ba Vĩnh Khang đến ngã ba Bông:
Đoạn này dài 19 km, không bị ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều, đây là đoạn sông cấp IV, yêu cầu dòng chảy đảm bảo cho giao thông thủy như sau: Độ sâu mực nước trong sông là 2,3m, bề rộng lớn hơn 30m, bán kính cong lớn hơn 150m.
- Để xác định cao trình mực nước tương ứng với độ sâu 2,3m và bề rộng sông 30m, trong nghiên cứu đã sử dụng 11 mặt cắt ngang sông đo đạc năm 2014 của đoạn từ ngã ba Vĩnh Khang đến ngã ba Bông. Kết quả nhƣ sau:
106
Bảng 3.8 Một số thông số mặt cắt sông Mã từ ngã ba Vĩnh Khang đến ngã ba Bông Tên mặt cắt Vị trí Cao trình đáy
sông (m)
Bề rộng sông tương ứng (m)
Cao trình mực nước ứng với
độ sâu 2,3m
Ghi chú
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
DDM20 41284 -2,65 21,6 -0,35 Hạ lưu Vĩnh
Khang
-2,16 44,0 0,14
MCM16 42816 -1,64 57,7 0,66
-1,13 70,5 1,17
DDSM21 43751 -0,80 24,8 1,50
Sét Thôn
-0,50 44,7 1,80
DDSM22 45360 -6,15 44,0 -3,85
-5,85 65,5 -3,55
MCM17 47593 -5,17 27,2 -2,87 Trạm bơm
Vĩnh Hùng
-4,82 38,9 -2,52
DDSM23 48926 -3,66 49,9 -1,36
-3,51 74,9 -1,21
DDSM24 50602 -3,14 21,5 -0,84
-2,74 43,0 -0,44
DDSM25 51912 -3,69 28,0 -1,39
-3,50 44,0 -1,20
DDSM26 54627 -5,94 27,0 -3,64
-5,84 107,0 -3,54
DDSM27 55807 -6,87 27,9 -4,57
-5,47 47,9 -3,17
DDSM28 57407 -7,40 22,0 -5,10 Thượng lưu
ngã ba Bông
-7,00 89,0 -4,70
Để đảm bảo theo quy định về kích thước đường thủy nội địa sông Mã đoạn từ ngã ba Vĩnh Khang đến ngã ba Bông với độ sâu tối thiểu 2,3m, bề rộng tối thiểu 30m, qua số liệu ở Bảng 3.8 và theo độ dốc đường mực nước mùa cạn đoạn sông này cho thấy:
Với cao trình mực nước tại mặt cắt DDSM21 (Sét Thôn) đảm bảo +1,8 m (yêu cầu giao thông thủy) thì cao trình mực nước tại các mặt cắt khác tại cột (5), Bảng 3.8 cũng sẽ đảm bảo yêu cầu giao thông thủy.
Nói cách khác, khi mực nước tại mặt cắt DDSM21 thỏa mãn yêu cầu về kích thước đường thủy nội địa, thì tại các vị trí khác cũng sẽ thỏa mãn theo yêu cầu. Mặt khác, đoạn sông này không có các nhánh gia nhập, nên lưu lượng không bị biến động nhiều.
Vì vậy, nghiên cứu chọn vị trí cắt DDSM21 để xác định lưu lượng đảm bảo yêu cầu giao thông thủy.
- Dựa vào kết quả tính toán thủy lực mùa cạn từ 2010÷2015, nghiên cứu đã xây dựng
107
quan hệ giữa lưu lượng và mực nước tại Sét Thôn thể hiện bằng phương trình sau:
Qsétthôn = 50.484H2Sétthôn - 78.451HSétthôn + 14.461 (3-1) Trong đó: HSétthônlà cao trình mực nước tại Sét Thôn (m)
QSétthôn là lưu lượng qua Sét Thôn (m3/s)
Hình 3.6: Đường qua hệ giữa mực nước và lưu lượng tại Sét Thôn
Dựa vào phương trình (3-1) ứng với HSétthôn=1,8m, xác định được lưu lượng tương ứng là 36,82m3/s, đây là lưu lượng đảm bảo cho nhu cầu giao thông thủy đoạn từ ngã ba Vĩnh Khang đến ngã ba Bông cần xác định.
Đoạn từ ngã ba Bông đến cầu Hoàng Long:
Đoạn sông này dài 17km, yêu cầu độ sâu mực nước trong sông lớn hơn 2,8m, bề rộng lớn hơn 40m. Đây là đoạn sông bị ảnh hưởng mạnh của chế độ thủy triều từ cửa Hới.
Do đó, trong thời kỳ mùa cạn chế độ mực nước, lưu lượng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ triều cửa Hới. Để xem xét đoạn sông này có đảm bảo yêu cầu về kích thước đường thủy nội địa theo quy định, trong nghiên cứu này sẽ phân tích các vấn đề sau:
- Xác định cao trình mực nước tương ứng với độ sâu 2,8m, bề rộng sông tương ứng 40m, trong nghiên cứu đã sử dụng 9 mặt cắt ngang sông, đo đạc năm 2014 đoạn sông Mã từ ngã ba Bông đến hạ lưu cầu Hoàng Long 200m. Kết quả như sau:
y = 50.484x2 - 78.451x + 14.461 R² = 0.9574
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600
1.70 2.70 3.70 4.70 5.70 6.70
Q(m3/s)
H (m)
108
Bảng 3.9 Một số thông số mặt cắt sông Mã đoạn từ ngã ba Bông đến cầu Hoàng Long Tên mặt cắt Vị trí Cao trình đáy
sông (m)
Bề rộng sông tương ứng (m)
Cao trình mực nước ứng với
độ sâu 2,8m
Ghi chú
DDSM29 58852 -3,61 21,7 -0,81 Hạ lưu ngã ba
Bông
-3,56 49,3 -0,76
DDSM30 60777 -5,19 18,9 -2,39
-4,49 53,2 -1,69
DDSM31 62274 -7,56 14,8 -4,76
-6,65 42,3 -3,85
DDSM32 63826 -4,20 23,5 -1,40
-4,10 52,5 -1,30
DDSM34 65136 -5,17 21,5 -2,37 Thủy văn
Giàng
-4,57 53,4 -1,77
MCM23 67647 -14,20 25,6 -11,40
-13,40 43,9 -10,60
DDSM36 70027 -5,43 26,7 -2,63
-5,33 61,1 -2,53
DDSM37 71952 -7,66 34,5 -4,86
-6,96 70,1 -4,16
DDSM38 73038 -5,45 30,5 -2,65 Hạ lưu cầu
Hoàng Long
-5,35 51,2 -2,55
- Phân tích mực nước thấp nhất trong quá khứ tại các vị trí từ ngã ba Bông đến hạ lưu cầu Hoàng Long 200 m. Như đã phân tích ở trên, mực nước ở hạ du sông Mã giai đoạn 2010÷2015 thấp hơn so với thời kỳ trước năm 2010, vì vậy trong nghiên cứu này sẽ dựa vào kết quả tính toán thủy lực mùa cạn từ 2010÷2015 để xem xét mực nước nhỏ nhất trong mùa cạn cho đoạn sông này, kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.10 Mực nước nhỏ nhất sông Mã từ ngã ba Bông đến cầu Hoàng Long Tên mặt
cắt Vị trí Mực nước nhỏ nhất các năm (m) Mực nước
nhỏ nhất(m)
2010 2011 2012 2013 2014 2015
DDM29 58852 0,469 0,144 0,102 -0,053 -0,110 -0,036 -0,110 DDM30 60777 0,427 -0,233 -0,215 -0,339 -0,347 -0,291 -0,347 DDSM31 62274 -0,024 -0,804 -0,719 -0,962 -1,089 -0,697 -1,089 DDSM32 63826 -0,305 -0,816 -0,730 -0,967 -1,099 -0,715 -1,099 DDSM34 65136 -0,972 -0,816 -0,730 -0,967 -1,099 -0,715 -1,099 MCM23 67647 -0,988 -0,948 -0,834 -1,103 -1,248 -0,866 -1,248 DDSM36 70027 -0,988 -1,310 -1,249 -1,516 -1,539 -1,104 -1,539 DDSM37 71952 -1,137 -1,346 -1,332 -1,615 -1,612 -1,133 -1,615 DDSM38 73038 -1,460 -1,349 -1,336 -1,609 -1,601 -1,135 -1,609
109
Bảng 3.11 So sách mực nước nhỏ nhất trong quá khứ với yêu cầu về kích thước đường thủy nội địa sông Mã từ ngã ba Bông đến cầu Hoàng Long
Tên mặt
cắt Vị trí
Cao trình đáy sông
(m)
Bề rộng sông tương
ứng (m)
Cao trình mực nước ứng với
độ sâu 2,8m
Mực nước nhỏ nhất
(m)
Chênh lệch mực nước
(6) - (5)
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)
DDM29 58852 -3,56 49,3 -0,76 -0,110 0,650
DDM30 60777 -4,49 53,2 -1,69 -0,347 1,343
DDSM31 62274 -6,65 42,3 -3,85 -1,089 2,761
DDSM32 63826 -4,10 52,5 -1,30 -1,099 0,201
DDSM34 65136 -4,57 53,4 -1,77 -1,099 0,671
MCM23 67647 -13,40 43,9 -10,60 -1,248 9,352
DDSM36 70027 -5,33 61,1 -2,53 -1,539 0,991
DDSM37 71952 -6,96 70,1 -4,16 -1,615 2,545
DDSM38 73038 -5,35 51,2 -2,55 -1,609 0,941
Qua kết quả phân tích mực nước nhỏ nhất trong quá khứ với yêu cầu về kích thước đường thủy nội địa sông Mã đoạn từ ngã ba Bông đến cầu Hoàng Long ở Bảng 3.11, cột (7) thấy rằng mực nước nhỏ nhất trên sông Mã tại các mặt cắt trong quá khứ lớn hơn so với yêu cầu của giao thông thủy.
Mặt khác, mặc dù trong những năm qua lòng dẫn đoạn sông này bị biến động nhiều, nhưng do đây là vùng ảnh hưởng mạnh của thủy triều nên mực nước max, min, trung bình không có nhiều biến động. Qua những phân tích trên, có thể kết luận đoạn sông này luôn đảm bảo về yêu cầu cho giao thông thủy theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải tại Thông tƣ số 46/2016/TT-BGTVT.
Bảng 3.12 Nhu cầu dòng chảy cho giao thông thủy ở hạ du sông Mã
TT Đoạn sông Cấp sông Qgt (m3/s)
1 Đoạn1: Từ Cẩm Thủy ÷ ngã ba Vĩnh Khang không quy định không quy định 2 Đoạn 2: Ngã ba Vĩnh Khang ÷ ngã ba Bông IV 36,82 3 Đoạn 3: Ngã ba Bông ÷ cầu Hoàng Long III Đảm bảo yêu cầu về
giao thông thủy nội địa Kết quả tại Bảng 3.12 sẽ được sử dụng làm cơ sở lựa chọn dòng chảy môi trường không tiêu hao cho các đoạn sông ở hạ du sông Mã.
3.1.4.2 Xác định dòng chảy sinh thái cho hạ du sông Mã a. Chỉ thị sinh thái vùng hạ du sông Mã
Như đã phân tích và lựa chọn ở mục 2.4.1 Chương 2, 5 loài cá được chọn là loài chỉ thị
110
sinh thái ở hạ du sông Mã bao gồm: 1) Cá Chép - Cyprinus carpio, 2) cá Ngạnh - Cranoglanis henrici, 3) cá Đối đất - Chelon subviridis, 4) cá Bống mọi - Eleotris fusca, 5) cá Bống cát tối - Glossogobius giuris. 5 loài cá này sẽ đƣợc phân tích trong mô hình sinh thái RHYHABSIM để xác định dòng chảy sinh thái cho các đoạn sông.
b. Xác định dòng chảy sinh thái cho các loài đặc trưng vùng hạ du sông Mã
Phân tích các chỉ số đa dạng sinh học của hiện trạng hệ sinh vật (cá) vùng nghiên cứu:
Dựa vào kết quả điều tra và khảo sát từ 2013÷2017 để xác định các chỉ số đa dạng sinh học cho vùng hạ du sông Mã. Các chỉ số đa dạng sinh học cá đƣợc xác định trên cơ sở tính toán số lƣợng loài, số lƣợng cá thể của từng loài tại thời điểm khảo sát tháng 2 năm 2016 bao gồm: Chỉ số Fisher S = 5,2741; Chỉ số Margalef D = 3,8374 ứng với mức “rất phong phú” và chỉ số Shannon - Weiner D’ = 3,0474 ứng với mức “đa dạng sinh học tốt”. Nhƣ vậy, với số liệu tổng hợp kết quả khảo sát từ 2013÷2017 cho thấy đa dạng sinh học cá của khu vực cửa sông Mã vẫn đƣợc đánh giá ở mức cao.
Trên cơ sở các chỉ số đa dạng sinh học, nghiên cứu thực hiện tính toán chỉ số sinh học cá (IBI) với tổng điểm 49/60 (Bảng 2, Phụ lục 5) đã chỉ ra rằng chất lượng môi trường nước tại vùng hạ du sông Mã ở mức tốt (xếp ở mức 2). Đây là kết quả tổng hợp cho giai đoạn 2013÷2017 trong cả mùa lũ và mùa cạn và cũng cho thấy chất lượng nước ở hạ du sông Mã tuy chƣa đến mức ô nhiễm song đang có dấu hiệu chịu tác động của con người và các yếu tố khác.
Thông qua phân tích hiện trạng môi trường nước và đánh giá các chỉ số sinh học, nghiên cứu chỉ ra rằng để đảm bảo cho các loài cá chỉ thị tồn tại ở mức hiện tại, không đối mặt với nguy cơ bị suy giảm mức độ đa dạng, hay phong phú, môi trường nước sông Mã cần đảm bảo các tiêu chí sau:
1. Đảm bảo duy trì chỉ số phong phú loài Margalef D tối thiểu ở mức 2,6 - mức thấp nhất của “tính đa dạng phong phú”;
2. Chỉ số đa dạng quần thể Shannon - Weiner D’ duy trì tối thiểu ở mức 2,5 - mức trung bình của “đa dạng sinh học khá”;
3. Chỉ số IBI đạt tối thiểu 49 điểm - là mức thấp nhất của mức 2 “môi trường tốt’.
111
Đề xuất dòng chảy yêu cầu sinh thái:
Dựa trên số liệu đầu vào, mô hình sinh thái RHYHABSIM đã xây dựng đƣợc các đường cong sinh thái là mối tương quan giữa môi trường sống đánh giá trên giá trị WUA của các loài cá cho đoạn sông 1 (thủy văn Cẩm Thủy đến ngã ba Vĩnh Khang), đoạn sông 2 (ngã ba Vĩnh Khang đến ngã ba Bông), đoạn sông 3 (ngã ba Bông đến ngã ba Giàng) vùng hạ du sông Mã nhƣ sau:
Hình 3.7: Mối tương quan giữa môi trường sống đánh giá trên giá trị WUA của các loài cá trên sông Mã
Từ kết quả của mô hình sinh thái RHYHABSIM có thể xác định đƣợc dòng chảy để đảm bảo điều kiện tối ƣu cho các loài cá chỉ thị của từng đoạn sông và dòng chảy không đáp ứng đƣợc yêu cầu cho sự tồn tại của chúng (Bảng 3.13).
Đoạn sông 3 Đoạn sông 1
Q (m3/s)
Q (m3/s)
Đoạn sông 2
Q (m3/s)
112
Bảng 3.13 Yêu cầu dòng chảy cho các loài chỉ thị tại các đoạn sông Đoạn
sông Loài cá MALF1ngày
(m3/s)
MALF7ngày
(m3/s)
Qtối ƣu
(m3/s)
Qkhông đƣợc chấp nhận(m3/s)
Đoạn 1 - Sông
Mã
Cá Chép - Cyprinus carpio
50.59 56.00
80÷110 <20 Cá Ngạnh thường - Cranoglanis henrici 70÷100 <20
Cá Đối đất - Chelon subviridis 70÷100 <20
Cá Bống mọi - Eleotris fusca 80÷110 <20
Cá Bống cát tối - Glossogobius giuris 80÷110 <20 Đoạn 2
- Sông Mã
Cá Chép - Cyprinus carpio
47.48 52.89
>80 <30 Cá Ngạnh thường - Cranoglanis henrici >80 <30
Cá Đối đất - Chelon subviridis >80 <30
Cá Bống mọi - Eleotris fusca >80 <30
Cá Bống cát tối - Glossogobius giuris >80 <30 Đoạn 3
- Sông Mã
Cá Chép - Cyprinus carpio
63.37 70.34
>100 <50 Cá Ngạnh thường - Cranoglanis henrici >100 <50
Cá Đối đất - Chelon subviridis >100 <50
Cá Bống mọi - Eleotris fusca >100 <50
Cá Bống cát tối - Glossogobius giuris >100 <50 Qua phân tích kết quả, có thể xác định đƣợc điều kiện tối ƣu cho từng loài với độ sâu mực nước, tốc độ dòng chảy và thể nền. Nếu tốc độ dòng chảy cao hơn hoặc thấp hơn giá trị này, sẽ là những vận tốc ít hoặc không phù hợp cho sự tồn tại và phát triển của các loài cá kể trên. Tương tự như vận tốc, các loài cá được chọn có giá trị tối thích về thể nền khá đồng đều, vì vậy, chúng đã cùng tồn tại và phát triển trên dòng sông Mã.
Về độ sâu, mỗi loài lại có một giá trị tối thích khác nhau. Điều này cũng phù hợp cho sự phân bố của các loài cá khác nhau ở các tầng nước khác nhau.
- Đoạn sông 1 (từ Cẩm Thủy đến ngã ba Vĩnh Khang): Kết quả phân tích cho thấy lưu lƣợng trung bình trên đoạn sông này là 80,62 m3/s với giá trị trong khoảng 76,80÷84,97 m3/s. Độ rộng trung bình của các mặt cắt trong đoạn này là 131,81 m, độ sâu trung bình là 0,89 m và vận tốc trung bình là 0,90 m/s. Thể nền với thành phần chủ yếu là cát (>95%) với tỷ lệ nhỏ còn lại thuộc về bụi và sỏi mịn. Môi trường sống tối thích cho các loài Cá Ngạnh thường (C. henrici), Cá Bống cát tối (G. giuris) và Cá Chép (C. carpio) với lưu lượng là 90 m3/s và môi trường sống của các loài này có dấu hiệu suy thoái nghiêm trọng khi dòng chảy giảm xuống dưới 20 m3/s. Trong khi đó điều kiện dòng chảy tối thích cho Cá Đối đất (cá bụi) (C. subviridis) và cá Cá Bống mọi (E. fusca) là 80 m3/s và bắt đầu suy giảm khi lưu lượng nhỏ hơn 20 m3/s (Hình 3.7).
- Đoạn sông 2 (từ ngã ba Vĩnh Khang đến ngã ba Bông): Lưu lượng trung bình trên
113
đoạn sông này là 74,6 m3/s với dải phân bố từ 70,5÷79,9 m3/s. Giá trị trung bình của bề rộng, độ sâu và vận tốc của dòng chảy là 189,28 m; 2,51 m và 0,15 m/s, tương ứng.
Khá tương đồng với đoạn thượng nguồn (đoạn 1) thành phần hạt của thể nền có tỷ lệ lớn là cát (73,6%) trong khi sỏi mịn chiếm 6,9% và bụi chiếm 19,5%.
Kết quả phân tích mô hình cho thấy với đoạn sông này, lưu lượng tối thích cho các loài Cá Ngạnh thường (C. henrici), Cá Bống cát tối (G. giuris) và Cá Chép (C. carpio) là lớn hơn 80 m3/s trong khi với các loài Cá Đối đất (C. subviridis) và cá Cá Bống mọi (E.
fusca) là trên 100 m3/s. Môi trường sống của cả 5 loài cá chỉ thị đều có nguy cơ suy giảm mạnh khi lưu lượng dòng chảy giảm xuống dưới 30 m3/s (Hình 3.7).
- Đoạn sông 3 (từ ngã ba Bông đến ngã ba Giàng): Kết quả khảo sát và phân tích trên đoạn sông này cho thấy, lưu lượng trung bình của các mặt cắt ở đây là 109,70 m3/s với dải giá trị trong khoảng 101,6÷116,6 m3/s. Giá trị trung bình của bề rộng, độ sâu và vận tốc của dòng chảy là 228,12 m; 2,81 m và 0,60 m/s, tương ứng. Khá tương đồng với đoạn thƣợng nguồn (đoạn sông 1 và 2) thành phần hạt của thể nền có tỷ lệ lớn là cát (79,4%) trong khi sỏi mịn chiếm 3,9% và bụi chiếm 16,7%.
Kết quả phân tích mô hình cho thấy với đoạn sông này, lưu lượng tối thích cho các loài Cá Ngạnh thường (C. henrici), Cá Bống cát tối (G. giuris) và Cá Chép (C. carpio) là lớn hơn 100 m3/s trong khi với các loài Cá Đối đất (cá bụi) (C. subviridis) và cá Cá Bống mọi (E. fusca) là trên 130 m3/s. Môi trường sống của cả 5 loài cá chỉ thị đều có nguy cơ suy giảm khi lưu lượng dòng chảy giảm xuống dưới 50 m3/s (Hình 3.7).
Đề xuất dòng chảy tối thiểu cho môi trường sống sông Mã:
Việc sử dụng mô hình RHYHABSIM để thiết lập giới hạn dòng chảy sinh thái tối thiểu cho các con sông, dựa trên kết quả của mô hình để xác định dòng sinh thái chảy tối thiểu thông qua sự cân bằng giữa nguồn nước đến và nhu cầu sử dụng. Xác định dòng chảy sinh thái tối thiểu được thực hiện bằng 2 bước (trình bày tại mục 2.2.2 Chương 2).
Với trường hợp nghiên cứu trên sông Mã, dòng chảy tối ưu cho hệ sinh thái thủy sinh trên sông là cao hơn MALF. Do vậy, tỷ phần WUA của dòng chảy với lưu lượng MALF được sử dụng để xác định lưu lượng sinh thái tối thiểu cho các đoạn sông vùng nghiên cứu.
Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ MALF7ngày/MALF1ngày thường đạt giá trị từ 1,0 đến