Những tác động của tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định dòng chảy tối thiểu nhằm quản lý bền vững tài nguyên nước vùng hạ du sông Mã (Luận án tiến sĩ0 (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH DÒNG CHẢY TỐI THIỂU HẠ DU SÔNG MÃ

2.1 Nhận diện các tác động đến chế độ dòng chảy ở hạ du sông Mã

2.1.1 Những tác động của tự nhiên

 Xu thế biến đổi nhiệt độ trên lưu vực sông Mã: Theo số liệu đo đạc tại các trạm khí tượng trên lưu vực từ năm 1960 đến 2015, cho thấy xu thế tăng rõ rệt của nhiệt độ không khí trung bình năm, đặc biệt là thập kỷ 2001÷2010. Nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1960÷2015 tăng khoảng 1oC, trong khi đó nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 2001÷2010 đã tăng so với trung bình nhiều năm (1960÷2015) là 0,4÷0,5oC (riêng trạm sông Mã giai đoạn 2011÷2015 tăng nhiều nhất, gần 1oC so với trung bình nhiều năm).

Hình 2.1: Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm trên sông Mã 1961÷2015

44

Nhiệt độ tăng làm bốc thoát hơi nước tăng, làm thay đổi chu trình tuần hoàn thủy văn.

Khi đó, yêu cầu cấp nước gia tăng, xâm nhập mặn sâu hơn vào nội địa do nước biển dâng cao, môi trường sinh thái bị thay đổi và nhiều tác động khác đối với loài người.

 Diễn biến mưa trên lưu vực sông Mã: Phía Bắc lưu vực mùa mưa bắt đầu từ tháng IV và kết thúc vào tháng IX; Phía Nam, hạ lưu sông Mã mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào tháng X, tháng XI. Lượng mưa trung bình nhiều năm trên lưu vực từ 1.100÷1.400 mm ở vùng ít mưa, 1.800÷2.400 mm ở vùng mưa lớn. Trên lưu vực xuất hiện những tâm mưa lớn như Lang Chánh, Bát Mọt, Vạn Xuân, Thường Xuân lượng mưa năm từ 2.000÷2.200 mm. Thượng nguồn lưu vực lượng mưa thấp, tại trạm sông Mã lượng mưa năm trung bình chỉ đạt 1.167 mm, Mường Lát 1.175 mm.

- Nghiên cứu đã phân tích đối với các trạm mƣa đại biểu là trạm Sông Mã ở thƣợng nguồn sông Mã, Hồi Xuân trung lưu, Bái Thượng trên nhánh sông Chu, Lạc Sơn nhánh sông Bưởi và Thanh Hóa hạ du sông Mã. Qua phân tích số liệu thực đo tại các trạm mƣa cho thấy lƣợng mƣa trung bình năm tại trạm Sông Mã có xu thế tăng, các trạm còn lại đều có xu thế giảm (Hình 2.2). Tuy nhiên, xu thế tăng, giảm lƣợng mƣa năm tại các trạm không rõ ràng.

Hình 2.2: Diễn biến lƣợng mƣa trung bình năm các trạm trên sông Mã

45

So sánh lƣợng mƣa trung bình năm giữa các thập kỷ, thấy rằng: Giữa các thập kỷ có sự khác biệt rõ rệt về lƣợng mƣa năm. Lƣợng mƣa tại các trạm Hồi Xuân, Thanh Hóa, Lạc Sơn có xu thế tăng ở thập kỷ 70 và 2001÷2015, giảm ở thập kỷ 80, trong khi đó vùng sông Chu có xu thế tăng ở thập kỷ 70, 80 và giảm từ thập kỷ 90 đến nay. Vùng thƣợng nguồn sông Mã có xu thế tăng, giảm xen kẽ giữa các thập kỷ (Bảng 2.1).

Bảng 2.1 Bình quân lƣợng mƣa năm từng thập kỷ các trạm trên sông Mã [74]

Tthập kỷ

Trạm

T.bình nhiều

năm

TB61-70

(mm)

Xu thế giữa 2 t. kỷ

TB71-80

(mm)

Xu thế giữa 2 t. kỷ

TB81-90

(mm)

Xu thế giữa 2 t. kỷ

TB91- 2000

(mm)

Xu thế giữa 2 t. kỷ

TB2001- 2010

(mm)

Xu thế giữa 2 t. kỷ

TB2011- 2015

(mm) Sông Mã 1171 1146 Tăng 1245 Giảm 1046 Tăng 1188 Tăng 1219 Giảm 1190 Hồi Xuân 1764 1867 Tăng 1870 Giảm 1692 Giảm 1643 Tăng 1724 Tăng 1756 Thanh Hóa 1704 1638 Tăng 1871 Giảm 1752 Giảm 1594 Tăng 1624 Tăng 1706 Bái Thƣợng 1955 1891 Tăng 1977 Tăng 2035 Giảm 1965 Giảm 1917 Giảm 1855 Lạc Sơn 1975 1968 Tăng 2044 Giảm 1958 Giảm 1886 Tăng 1972 Tăng 2026

- Diễn biến lƣợng mƣa mùa khô: Trên cơ sở phân tích lƣợng mƣa mùa khô tại các trạm mƣa đại biểu cho thấy lƣợng mƣa mùa khô vùng thƣợng nguồn sông Mã có xu thế tăng, các trạm còn lại có xu thế giảm. So sánh lƣợng mƣa mùa khô giữa các thập kỷ có thể thấy rằng: Lƣợng mƣa mùa khô ở trên sông Mã có xu thế giảm ở thập kỷ 60, 90; Có xu thế tăng ở thập kỷ 70, 80 và xu thế tăng giảm xen kẽ giữa các thập kỷ (Bảng 2.2).

Hình 2.3: Diễn biến lƣợng mƣa mùa khô tại các trạm trên sông Mã

46

Bảng 2.2 Bình quân lƣợng mƣa mùa khô từng thập kỷ các trạm trên sông Mã [74]

Tthập kỷ

Trạm

T.bình nhiều

năm (mm)

TB61-70

(mm)

Xu thế giữa 2 thập

kỷ

TB71-80

(mm)

Xu thế giữa 2 thập

kỷ

TB81-90

(mm)

Xu thế giữa 2 thập

kỷ

TB91- 2000

(mm)

Xu thế giữa 2 thập

kỷ

TB2001- 2010

(mm)

Xu thế giữa 2 thập

kỷ

TB2011- 2015

(mm) Sông Mã 249 230 Tăng 242 Tăng 264 Giảm 189 Tăng 290 Giảm 282 Hồi Xuân 213 231 Giảm 194 Tăng 208 Tăng 219 Giảm 207 Tăng 218 Thanh Hóa 249 256 Giảm 228 Tăng 269 Tăng 276 Giảm 227 Tăng 241 Bái Thƣợng 296 338 Giảm 243 Tăng 326 Tăng 338 Giảm 288 Giảm 243 Lạc Sơn 297 335 Giảm 280 Tăng 368 Giảm 286 Giảm 251 Tăng 263

- Diễn biến lƣợng mƣa mùa mƣa: Trên sông Mã mùa mƣa kéo dài từ tháng V÷X, riêng vùng thƣợng nguồn sông Mã thuộc Tây Bắc mùa mƣa kết thúc sớm hơn ở trạm Sông Mã từ tháng V÷IX, qua phân tích lƣợng mƣa mùa mƣa tại các trạm đại biểu trên sông Mã cho thấy xu thế lƣợng mƣa mùa mƣa tại các trạm đại diện đều có xu thế giảm. Tuy nhiên khi phân tích lƣợng mƣa thời đoạn ngắn 1, 3, 5, 7 ngày liên tục lớn nhất tại các trạm Sông Mã, Bái Thƣợng, Lạc Sơn có xu thế tăng, trong khi đó tại các trạm Hồi Xuân, Thanh Hóa lại có xu thế giảm.

Bảng 2.3 Bình quân lƣợng mƣa mùa mƣa từng thập kỷ các trạm trên sông Mã [74]

Tthập kỷ

Trạm

T.bình nhiều

năm (mm)

TB61-70

(mm)

Xu thế giữa 2 thập

kỷ

TB71-80

(mm)

Xu thế giữa 2 thập

kỷ

TB81-90

(mm)

Xu thế giữa 2 thập

kỷ

TB91- 2000

(mm)

Xu thế giữa 2 thập

kỷ

TB2001- 2010

(mm)

Xu thế giữa 2 thập

kỷ

TB2011- 2015

(mm) Sông Mã 923 916 Tăng 1003 Giảm 783 Tăng 999 Giảm 929 Giảm 908 Hồi Xuân 1546 1636 Tăng 1676 Giảm 1484 Giảm 1424 Tăng 1517 Tăng 1537 Thanh Hóa 1448 1382 Tăng 1643 Giảm 1483 Giảm 1319 Tăng 1397 Tăng 1465 Bái Thƣợng 1644 1553 Tăng 1734 Giảm 1709 Giảm 1627 Tăng 1629 Giảm 1612 Lạc Sơn 1679 1633 Tăng 1765 Giảm 1590 Tăng 1600 Tăng 1722 Tăng 1763

Qua phân tích diễn biến mƣa từ thập kỷ 60 đến nay cho thấy: Lƣợng mƣa ở các trạm có tăng, có giảm qua các thập kỷ, tuy nhiên mức độ tăng giảm vẫn theo quy luật tự nhiên, không xảy ra hiện tƣợng tăng, giảm theo một xu thế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định dòng chảy tối thiểu nhằm quản lý bền vững tài nguyên nước vùng hạ du sông Mã (Luận án tiến sĩ0 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)