Diễn biến xói lở bờ biển tại Mũi Rảnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ỐNG VẢI ĐỊA KỸ THUẬT VÀO XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KÈ NGẦM GIẢM SÓNG BẢO VỆ BỜ BIỂN MŨI RẢNH TỈNH KIÊN GIANG (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ỐNG VẢI ĐỊA KỸ THUẬT VÀO XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KÈ NGẦM GIẢM SÓNG, TẠO BÃI BẢO VỆ BỜ BIỂN MŨI RẢNH TỈNH KIÊN GIANG

4.2 Diễn biến xói lở bờ biển tại Mũi Rảnh

4.2.1 Thực trạng xói lở bờ biển:

Doi đất Mũi Rảnh nô ra biển tại cửa sông Cái Lớn, đây là đoạn bờ biển chuyển hướng từ Đông Nam - Tây Bắc sang Đông Bắc - Tây Nam. Hàng năm về mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, về mùa mưa chịu tác động của gió mùa Tây Nam.

Trước những năm 1990, khu vực Mũi Rảnh được bảo vệ bởi tuyến đê biển Tây và rừng ngập mặn.

Cơn bão Linda tháng 11/1997 đi vào vịnh Thái Lan gây ra sóng to, gió giật mạnh cấp 9 đã làm cho rừng phòng hộ bị tàn phá và một đoạn đê biển dài khoảng 1 km tại khu vực Mũi Rảnh bị sạt lở nghiêm trọng.

Đề tài : Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ống vải địa kỹ thuật vào xây dựng công trình kè ngầm giảm sóng bảo vệ bờ biển Mũi Rảnh, tỉnh Kiên Giang

Sau cơn bão này, tỉnh Kiên Giang đãđầu tư khôi phục lại đoạn đê, nhằm bảo vệ đê tại vị trí xung yếu với chiều dài 470m, kè rọ đá được xây dựng với cao trình đỉnh kè +1,50 m, cao trình chân kè 0,0 m, mặt kè rộng 1 m, chân kè rộng 4 m. Ngoài ra, phía bãi biển trồng lại 3 ha rừng với mục đích khôi phục lại đai rừng ngập mặn để bảo vệ từ xa cho tuyến đê biển trước sóng to, gió lớn.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực khôi phục rừng phòng hộ cho khu vực Mũi Rảnh đã không đem lại kết quả như mong muốn. Hơn nữa, theo thời gian, các dãy rừng phòng hộ khu vực lân cậncũng bị mất dần đến sát bờ biển và đê biểntiếp tục bị sạt lở thêm. Trước nguy cơ tuyến đê biển sạt lở gây mất an toàn cho công trình, năm 2000 đoạn đê biển khu vực Mũi Rảnh được thi công dời vào sâu trong đất liền 100m và cho kéo dài kè rọ đá thêm 300m ở vị trí nối tiếp để chống xói. Hiện nay, tình hình xói lở chưa khắc phục được triệt để, biển vẫn bị xâm thực với chiều dài khoảng 3 km, vừa mất bãi vừa mất rừng, đường bờ tiếp tục bị đẩy lùi dần vào phía đất liền.

Với tốc độ xói lở như hiện tại nếu không có giải pháp bảo vệbền vững thì chỉ sau một thời gian ngắn xói lở sẽ tiến sát chân đê và tiếp tục dời tuyến theo chu kỳ mới sẽ gây mất đất, đồng thời ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sản xuất của nhân dân trong khu vực.

4.2.2 Đánh giá nguyên nhân gây xói lở bờ biển Mũi Rảnh 4.2.2.1Ảnh hưởng của cấu tạo vùng bờ và hướng đường bờ

- Địa chất:Chủ yếu là bãi bồi ven biển, phù sa nền rất yếu, ngoài ra bờ biển còn bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch thông ra biển Tây.

- Hướng đường bờ: Hướng đường bờ Mũi Rảnh nằm rất bất lợi với hướng gió và hướng sóngmùa Đông Bắc, và mùa Tây Nam.

Với cấu tạo địa chất như trên, chỉ cần động lực vừa phải của sóng gió cũng đủ phá vỡ kết cấu bề mặtbờ nếu như mất thảm thực phủ bề mặt. Do thành

Đề tài : Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ống vải địa kỹ thuật vào xây dựng công trình kè ngầm giảm sóng bảo vệ bờ biển Mũi Rảnh, tỉnh Kiên Giang

phần hạt rất mịn nên phần lớn vật liệu bờ sau khi bị phá vỡ sẽ chuyển thành bùn cát lơ lửng, dễ dàng bị sóng và dòng chảy ven bờ chuyển đi nơi khác.

4.2.2.2Tác động của gió:

Vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng bởi gió mùa với các hướng chính là Bắc - Đông Bắc và Tây - Tây Nam. Chế độ gió mùa này tạo ra dòng chảy ven bờ trái chiều nhau: dòng chảy mùa hè (gió mùa Tây Nam) đi từ Nam lên Bắc; dòng chảy mùa đông (gió mùa Đông Bắc) hướng từ Bắc xuống Nam tạo nên chế độ thủy lực phức tạp cùng với sóng biển là một trong những yếu tố gây xói lở bờ.

4.2.2.3Tác động của sóng:

Khu vực Mũi Rảnh hướng sóng chiếm ưu thế là hướng Bắc – Đông Bắc và Tây – Tây Nam, chiều cao sóng gần bờ trung bình khoảng 0,6 ÷ 0,8 m.

Khi sóng truyền đến khu vực có độ sâu tới hạn thì sẽ xảy ra hiện tượng sóng vỡ, giải phóng một phần năng lượng sóng, một phần sẽ chuyển thành các sóng thứ cấp. Khi gặp bờ, quá trình giải phóng năng lượng sóng sẽ xảy ra (sóng vỗ bờ). Đối với bờ biển, có điều kiện địa chất mềm yếu, sóng là tác nhân chính đào xới, mài mòn, phá vỡ kết cấu bề mặt đáy bờ, thành bờ.

4.2.2.4Ảnh hưởng thủy triều:

Chế độ triều khu vực Mũi Rảnh chịu chi phối bởi chế độ nhật triều là chính, với biên độ triều thấp khoảng 0,8 ÷ 1 m. Do thời gian duy trì mực nước thấp lâu hơn so với thời gian duy trì mực nước cao và do bờ biển rất thoải, hầu như bằng phẳng nên phạm vi vùng bờ chịu ảnh hưởng của sóng – triều cũng rất rộng. Mặt khác, do nằm sát cửa biển – cửa sông Cái Lớn nên tốc độ truyền triều nhanh, tạo vận tốc dòng chảy lớn, gây xói lở đáy và bờ.

4.2.2.5Vai trò của rừng ngập mặn:

Rừng ngập mặn có tác dụng giảm sóng và ngăn cảng dòng chảy, tạo điều kiện thuận lợi để bùn cát tích tụ nhanh và nhiều hơn, đồng thời cũng làm bùn cát

Đề tài : Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ống vải địa kỹ thuật vào xây dựng công trình kè ngầm giảm sóng bảo vệ bờ biển Mũi Rảnh, tỉnh Kiên Giang

cố kết tốt hơn, chống xói lở.Nạn chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng để nuôi tôm, khai thác lâm đặc sản trên đường bờ biển đã tác động xấu đến rừng ngập mặn ven biển. Một khi rừng ngập mặn bị suy thoái và không thể tự hồi phục, quá trình xói lở sẽ xảy ra và tiếp diễn liên tục.

4.2.2.6Tác động của con người

Việc khai thác quá mức vùng ven biển đã làm suy thoái nghiêm trọng rừng ngập mặn. Hậu quả không chỉ làm mất cân bằng sinh thái, mà còn làm mất cân bằng động lực vùng bờ gây xói lở nghiêm trọng ởnhiều nơi.

Cần tiến hành nghiên cứu khoa học để đánh giá sự thay đổi dòng chảy, tốc độ truyền triều, hiện tượng xói lở - bồi tụ khi xây dựng dự án lấn biển Rạch Giá đối với vùng xung quanh. Việc đắp đê quai lấn biển gần khu vực cửa sông Cái Lớn sẽ ít nhiều có sự tác động làm thay đổi dòng chảy, phản xạ sóng biển.

Điều này dễ hiểu vì lúc này dòng chảy bị chia cắt bởi công trình, thay đổi cả về hướng và độ lớn tại một số khu vực quanh công trình.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ỐNG VẢI ĐỊA KỸ THUẬT VÀO XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KÈ NGẦM GIẢM SÓNG BẢO VỆ BỜ BIỂN MŨI RẢNH TỈNH KIÊN GIANG (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)