CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ỐNG VẢI ĐỊA KỸ THUẬT VÀO XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KÈ NGẦM GIẢM SÓNG, TẠO BÃI BẢO VỆ BỜ BIỂN MŨI RẢNH TỈNH KIÊN GIANG
4.4 So sánh lựa chọn giải pháp bảo vệ bờ biển Mũi Rảnh
4.4.3 So sánh kết cấu công trình
Căn cứ theo các phương án kết cấu đê kè được áp dụng phổ biến ở các vùng ven biển Việt Nam, các phương án kết cấu đê ngầm đưa ra so sánh gồm 3 loại như sau:
4.4.3.1 Phương án 1:
Kết cấu đê ngầm giảm sóng bằng hệ thống cọc BTCT tạo thành khung vây xếp rọ đá bên trong.
Hình 4-14. Hình ảnh kè chắn sóng tại Mũi Cà Mau
+ Ưu điểm:
- Kết cấu công trình không phức tạp.
- Thi công đơn giản, không phải xử lý nền móng.
- Có tác dụng giảm sóng rõ rệt, hiệu quả trong bảo vệ bờ.
+ Nhược điểm:
- Thi công đóng cọc đòi hỏi độ chính xác cao, thiết bị thi công nặng nề nên khó khăn trong công tác tập kết thiết bị, vật liệu cọc và di chuyển trên nền đất yếu vùng bãi bồi ven biển.
- Khối lượng đá hộc, bê tông đổ dầm giằng tương đối nhiều nên việc thi công phụ thuộc nhiều vào điều kiện thủy triều do bãi cạn.
Đề tài : Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ống vải địa kỹ thuật vào xây dựng công trình kè ngầm giảm sóng bảo vệ bờ biển Mũi Rảnh, tỉnh Kiên Giang
- Giá thành xây dựng khá cao.
- Khó khăn trong công tác quản lý, bảo vệ công trình.
4.4.3.2 Phương án 2:
Kết cấu đê ngầm giảm sóng bằng đá đổ
Hình 4-15. Hình ảnh đê đá đổ lấn biển Rạch Giá
+ Ưu điểm:
- Kết cấu công trình bền vững, ổn định.
- Công nghệ thi công đơn giản, phổ thông, không hạn chế nhà thầu tham gia thực hiện,
+ Nhược điểm:
- Khối lượng đá hộc rất lớn, khó khăn trong việc tập kết vật liệu. - Biện pháp thi côngphức tạp vì phải thi công trong nước. - Thời gian thi công kéo dài.
- Phù hợp nơi có điều kiện địa chất tốt, nơi địa chất xấuphải xử lý nền móng rất phức tạp.
Đề tài : Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ống vải địa kỹ thuật vào xây dựng công trình kè ngầm giảm sóng bảo vệ bờ biển Mũi Rảnh, tỉnh Kiên Giang
- Giá thành xây dựng cao.
4.4.3.3 Phương án 3:
Kết cấu đê ngầm giảm sóng bằng túi vải địa kỹ thuật, được sản xuất bằng vải dệt PP cường độ cao, được may tại nhà máy thành các ống có kích thước theo yêu cầu của từng dự án, sau đó đưa vật liệu vào trong ống tạo thành các con lươn mềm có chiều cao đến cao trình thiết kế.
Hình 4-16. Đê ngầm geotube giảm sóng bãi biểnDinh Cậu – Phú Quốc
+ Ưu điểm:
- Kết cấu công trình đơn giản, thân thiện với môi trường, - Phù hợp thi công trên nền đất yếu,
- Chi phí đầu tư xây dựng thấp do phần lớn sử dụng vật liệu tại chỗ để xây dựng.
+ Nhược điểm:
- Độ bền dài hạn của vật liệu vải địa kỹ thuật còn hạn chế, khi chịu tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời thì cường độ chịu lực của vải địa kỹ thuật sẽ bị giảm nhanh do ảnh hưởng của tia cực tím (UV).
Đề tài : Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ống vải địa kỹ thuật vào xây dựng công trình kè ngầm giảm sóng bảo vệ bờ biển Mũi Rảnh, tỉnh Kiên Giang
- Công nghệ và biện pháp thi công mới, chưa phổ thông nên hạn chế nhà thầu thamgia xây dựng.
Ngoài yếu tố kỹ thuật mà các phương án đều phải bảo đảm theo quy định, thì yếu tố kinh tế sẽ quyết định việc lựa chọn phương án kết cấu kè:
- Cọc bê tông cốt thép: 48 triệu đồng/ mét dài (Công trình kè ngầm chắn sóng - tạo bãi dài 660 m tại khu vực sạt lở của mũi Cà Mau).
- Đá đổ: Chiều cao đê 3m, mái đê m=3, chiều rộng đỉnh 4m, chiều rộng chân 22m, diện tích mặt cắt ngang 39m2, đáy lót vải địa kỹ thuật. Sơ bộ giá thành: 39m3 x 250.000đ/m3 + 22m2x 40.000đ/m2 = 10,63 triệu đồng/mét dài.
- Túi vải địa kỹ thuật GT 1000: Loại ống GT 1000 đường kính 2,5m (chu vi ống 16m), neo chống xói chân, vải HDPE bảo vệ ống. Sơ bộ giá thành: 16m2 x 150.000đ/m2 + 8m2 HDPE x 200.000đ/m2 + 12m2 x 150.000đ/m2 + 13m3 x 30.000đ/m3đất = 6,19 triệu đồng/mét dài.
Dựa trên việc phân tích so sánh các ưu nhược điểm của các giải pháp kết cấu tuyến đê ngầm nêu trên kết hợp việc phân tích giá thành xây dựng công trình, ta chọn giải pháp đê ngầm với kết cấu túi vải địa kỹ thuật giảm sóng, tạo bãi được chọn áp dụng cho khu vực Mũi Rảnh.
Để bảo đảm tính ổn định, bền vững đề xuất giải pháp trên kết hợp với trồng rừng phục hồi rừng ngập mặn. Trồng cây nuôi bãi là giải pháp phù hợp khu vực Mũi Rảnh, vì: bãi biển nơi đây rất thoải, độ , đất bãi bồi phù hợp với nhiều loại cây như đước, sú vẹt, mắm, bần ... Đai rừng ngập mặn hình thành hàng rào tự nhiên bảo vệ vùng bờ không bị ảnh hưởng bởi dòng chảy mạnh, lực của các cơn sóng vào bờ bị giảm xuống khi đi ngang qua rừng ngập mặn, vì vậy làm giảm nguy cơ bị xói mòn địa hình ở phía sau rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn làm tăng khả năng lắng đọng phù sa, bãi biển được bồi cao dần lên, có thể hình thành các miền đất mới có thể quai đê lấn biển.
Đề tài : Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ống vải địa kỹ thuật vào xây dựng công trình kè ngầm giảm sóng bảo vệ bờ biển Mũi Rảnh, tỉnh Kiên Giang