CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ỐNG VẢI ĐỊA KỸ THUẬT VÀO XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KÈ NGẦM GIẢM SÓNG, TẠO BÃI BẢO VỆ BỜ BIỂN MŨI RẢNH TỈNH KIÊN GIANG
4.3 Giải pháp chống xói lở đã áp dụng tại bờ biển Mũi Rảnh
4.3.1.1 Dời tuyến đê biển:
Tuyến đê biển dời vào phía đồng 100m với qui mô như tuyến đê cũ: chiều rộng mặt đê 6m, cao trình đỉnh đê +2,00, mái đê m=2,0. Việc di dời tuyến đê về phía đồng đã hình thành dạng đường bờ mới cách tuyến xói lở từ 100 – 150m là an toàn đối với sóng biển trong ngắn hạn. Tuy nhiên, dời tuyến đê vào phía đồng là giải pháp bị động, trong dài hạn lại phải tiếp tục di dời theo chu kỳ xói lởmới.
Hình 4-10. Hiện trạng tuyến đê biểnkhu vực Mũi Rảnh
Đề tài : Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ống vải địa kỹ thuật vào xây dựng công trình kè ngầm giảm sóng bảo vệ bờ biển Mũi Rảnh, tỉnh Kiên Giang
4.3.1.2 Kè rọ đá:
Kè được xây dựng áp sát chân đê với hình thức kè đứng. Qui mô như sau:
cao trình đỉnh +1,50m, chiều rộng đỉnh 1m, chiều rộng chân kè 4m, chiều cao kè 1,5m, đặt trực tiếp lên nền đất bờ biển. Dây thép rọ mạ kẽm có đường kính lõi thép 2,7mm bọc PVC, kích thước mắt lưới 100 x 120mm.
Hình 4-11. Mặt cắt ngang kè rọ đá áp sát chân đê
m=2 m=2
+1.300 +2.500
+1.500 +1.00
+0.50 +0.00
+1.00
ẹEÂ BIEÅN
4.3.1.3 Phục hồi rừng ngập mặn:
Cây mắn và bần được trồng trên diện tích 3ha, tính từ kè rọ đá ra phía biển trung bình 50m, kéo dài 600m, mật độ trồng 10.000 cây/ha. Cây được bầu trong túi, chiều cao cây 1,5m, khi trồng được cố định bằng cọc tràm.
Hình 4-12. Trồng cây phục hồi rừng ngập mặn
Đề tài : Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ống vải địa kỹ thuật vào xây dựng công trình kè ngầm giảm sóng bảo vệ bờ biển Mũi Rảnh, tỉnh Kiên Giang
4.3.2 Đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã áp dụng
- Giải pháp dời tuyến đê: việc di dời tuyến đê biển vào phía đồng là trước mắt giải quyết được vấn đề đảm bảo đê biển được an toàn trước sóng to, triều cường. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tình thế trước mắt, chưa ngăn chặn, giảm được sự tác động sóng biển và dòng chảy ven bờ (là tác nhân chính gây xói lở), làm cho đường bờ ngày càng tiến sâu vào đất liền. Ngoài ra, việc di dời tuyến đê đã làm mất đất canh tác, dân cư bị xáo trộn; về lâu dài lại phải tiếp tục di dời theo chu kỳ biển tiến mới.
- Giải pháp kè rọ đá: Kè rọ đá dạng tường đứng áp sát chân đê phát huy được hiệu quả chống sóng, hạn chế được xói lởtrong khoảng 3 - 4 năm đầu, sau đó thì hiệu quả giảm dần đi. Kè rọ đá tường đứng là dạng công trình không ổn định vì dây rọ nhanh bị rỉ sét, kết cấu kè rọ đá sẽ bị sập, theo thời gian không trụ lại được trước sóng, gió. Việc quản lý công trình rọ đá cũng gặp nhiều khó khăn do dân tháo rọ lấy trộm đá đem về sử dụng cũng góp phần làm công trình nhanh mất ổn định. Khi công trình bị sập thì hiệu quả bảo vệ bờ không còn, năng lượng sóng tiếp tục cuốn trôi dần các viên đá, xói lở bờ lại diễn ra.
- Giải pháp trồng rừng: Việc trồng rừng nhằm phục hồi đai rừng ngập mặn gặp thất bại do rừng trồng không có công trình che chắn, các tác nhân như sóng, gió, thủy triềutác động trực tiếp làm không phát triển và chết dần.
Hình 4-13. Hình ảnh kè rọ đá bị sập và rừng trồng đã chết
Đề tài : Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ống vải địa kỹ thuật vào xây dựng công trình kè ngầm giảm sóng bảo vệ bờ biển Mũi Rảnh, tỉnh Kiên Giang
Khu vực ven biển cửa sông Cái Lớn có các yếu tố khí tượng, chế độ thuỷ hải văn phức tạp, giải pháp bảo vệ bờ đơn lẻ sẽ rất khó đạt hiệu quả. Bãi biển do bị mất cân bằng tải bùn cát, ngày càng bị xâm thực và bị hạ thấp cao trình mặt bãi, đẩy đường bờ lùi dần vào đất liền gây ra hiện tượng biển lấn.
Xuất phát từ những đặc điểm và mục tiêu nêu trên, rút kinh nghiệm từ thành công và thất bại của những giải pháp đã áp dụng tại khu vực Mũi Rảnh, để đảm bảo sự thành công cho giải pháp kết hợp công trình giảm sóng và gây bồi, luận văn kiến nghị một số điểm sau:
- Giải pháp công trình giảm sóng gây bồi: Công trình đơn giản, thiết bị thi công không phức tạp, tận dụng vật liệu sẵn có, phù hợp với điều kiện tự nhiên, không tác động nhiều đến hiện trạng bờ biển, đơn giản trong quản lý vận hành và giá thành phù hợp.
- Hình thức gây bồi và trồng rừng lấn biển: Thực hiện theo hình thức lấn dần từng bước theo từng giai đoạn, trình tự từ trong ra ngoài.
- Quan tâm đúng mức đến kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngập mặn. Bên cạnh đó, công tác quản lý và tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng cũng rất quan trọng.
Đề tài : Nghiên cứu ứng dụng công nghệ ống vải địa kỹ thuật vào xây dựng công trình kè ngầm giảm sóng bảo vệ bờ biển Mũi Rảnh, tỉnh Kiên Giang