ÔN TẬP VỀ HÌNH TRÒN, HÌNH HỘP CHỮ NHẬT, HÌNH LẬP PHƯƠNG

Một phần của tài liệu Giáo án hè toán 5 lên 6 (Trang 36 - 40)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh kiến thức về chu vi, diện tích hình tròn. Củng cố cho học sinh kiến thức về diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính nhanh, chính xác các bài toán liên quan đến hình tròn, hình hộp chữ nhậy, hình lập phương.

3. Thái độ: Có ý thức tổ chức, tự giác, tích cực.

II. CHUẨN BỊ

- GV:giáo án, hệ thống câu hổi bài tập, thước thẳng, compa, bảng phụ, bút dạ.

- HS: vở, đồ dùng học tập, ôn tập kiến thức về hình tròn, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra trong quá trình ôn tập) 3. Bài dạy

Hoạt động của GV – HS Nội dung

Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết GV đưa ra các câu hỏi để ôn tập lại kiến

thức cho HS

- Công thức tính chu vi C của đường tròn?

- Công thức tính diện tích S của đường tròn?

- Tỉ số bán kính giữa 2 đường tròn bằng gì?

- Công thức tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật?

- Công thức tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?

- Công thức tính thể tích của hình hộp chữ nhật?

I. Kiến thức cần nhớ 1. Hình tròn:

C = d.3,14 = 2.r.3,14 S = 3,14.r.r (=π.r2) Với r là bán kính hình tròn.

*Chú ý:

Tỉ số bán kính giữa hai đường tròn = Tỉ số chu vi giữa hai hình tròn = ( Tỉ số diện tích giữa hai hình tròn)2

2. Hình hộp chữ nhật:

Sxq = (a + b).2.c Stp= Sxq + 2.Sđáy

V = a.b.c

Với a; b; c lần lượt là chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật.

3. Hình lập phương:

- Công thức tính diện tích xung quanh của hình lập phương?

- Công thức tính diện tích toàn phần của hình lập phương?

- Công thức tính thể tích của hình lập

phương?

- Hình lập phương là hình hộp chữ nhật có 6 mặt đều là hình vuông

Sxq = 4.Smặt = 4.a.a Stp = 6.Smặt = 6.a.a V = a.a.a

Với a là độ dài cạnh hình lập phương.

Hoạt động 2: Bài tập GV treo bảng phụ ghi các công thức cho

HS quan sát và đưa ra các dạng bài tập để ôn tập củng cố cho HS

GV mời HS đọc đề bài

GV mời 2 HS lên bảng làm bài HS làm bài

GV mời HS nhận xét HS nhận xét

GV nhận xét, khen thưởng HS làm bài tốt.

GV mời HS đọc đề bài HS đọc đề bài

GV hướng dẫn HS phân tích bài toán - Mỗi vòng quay bánh xe đi được quãng đường là bao nhiêu?

- Để đi quãng đường dài 2041m thì bánh xe phải quay bao nhiêu vòng?

GV mời HS lên bảng làm bài HS làm bài

GV mời HS nhận xét, GV nhận xét GV mời HS đọc đề bài bài 3

HS đọc đề bài

GV hướng dẫn HS phân tích bài toán - Muốn tính được diện tích phần tô đậm ta làm thế nào?

- Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào?

II. Bài tập

Dạng 1: Bài toán về hình tròn

Bài 1: Tính chu vi và diện tích hình tròn có:

a) Bán kính r = 3 cm.

b) Đường kính d = 10 cm.

Đáp án

a) Chu vi = 18,84 cm Diện tích = 28,26 cm2 b) Bán kính r = 5 cm Chu vi = 31,4 cm Diện tích = 78,5 cm2

Bài 2: Đường kính của 1 bánh xe đạp là 65cm. Để người đi xe đạp đi được quãng đường 2041m thì mỗi bánh xe phải lăn bao nhiêu vòng?

Đáp án

Chu vi của bánh xe là:

3,14. 3,14.65 204,1( ) 2,041( )

C= d = = cm = m

Để đi được quãng đường 2041m thì mỗi bánh xe phải lăn số vòng là:

2041 : 2,041 = 1000 (vòng)

Bài 3: Trong hình bên, biết hình tròn có đường kính 50cm, diện tích HCN bằng 18% diện tích hình tròn. Tính diện tích phần tô đậm của hình tròn.

GV mời HS lên bảng làm bài HS làm bài

GV mời HS nhận xét

GV nhận xét, chốt kiến thức cho HS

GV mời HS đọc đề bài HS đọc đề bài

- Nhắc lại công thức tính Sxq; Stp; V của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

GV mời HS lên bảng làm bài HS làm bài

GV mời HS nhận xét HS nhận xét

GV nhận xét, chốt kiến thức cho HS

GV mời HS đọc đề bài HS đọc đề bài

GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 2 người cùng bàn; sau đó mời nhóm làm nhanh nhất lên bảng trình bày

HS hoạt động nhóm

GV mời các nhóm khác nhận xét HS nhận xét

GV nhận xét, chốt kiến thức cho HS

Đáp án

- Bán kính hình tròn: 50 : 2 25(= cm) Diện tích hình tròn là:

2 2

1 25 .3,14 1962,5( )

S = = cm

Diện tích hình chữ nhật là:

( )2

2

18.1962,5

353, 25

S = 100 = cm

Diện tích phần tô đậm là :

( )2

1 2 1962,5 353,25 1609,25

S S S= − = − = cm

Dạng 2: Bài toán về hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Bài 4: Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình sau:

a) Hình hộp chữ nhật có chiều dài 4m, chiều rộng 3m, chiều cao 2m.

b) Hình lập phương có cạnh là 2m.

Đáp án

a) Sxq = +(a b).2.c= +(4 3).2.2 28( )= m2 Sđáy = a b. =4.3 12( )= m2

Stp = Sxq + 2.Sđáy= 28 2.12 52( )+ = m2 . . 4.3.2 24( 3) V =a b c = = m b) Sxq = 4a2 =4.22 =16(m2) Stp = 6.a2 =6.22 =24(m2)

3 23 8( 3)

V =a = = m

Bài 5: Một bể nước hình chữ nhật, đáy vuông, cạnh đáy dài 1,2m; chiều cao 1,5m;

hiện không có nước. Một máy bơm bơm nước vào bể đó được 75 lít mỗi phút. Hỏi sau bao lâu thì máy bơm bơm đầy bể nước ấy?

Đáp án

- Đáy bể nước là hình vuông nên 2 cạnh đáy đều bằng 1,2m

- Thể tích của bề nước:

3 3

. . 1,2.1,2.1,5 2,16( ) 2160( ) V a a c= = = m = dm - Có 75( ) 75(l = dm3)

- Thời gian để máy bơm bơm đầy bể nước là:

2160 : 75 28,8= (phút) = 28phút 48 giây.

Hoạt động 3: Củng cố GV mời HS nhắc lại các kiến thức trọng

tâm của tiết học

GV đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm để củng cố kiến thức cho HS. Có thể tổ chức dưới dạng trò chơi để thi đấu giữa các nhóm.

Đáp án 1 – B 2 – A

1. Một hình tròn có chu vi 37,68 cm. Diện tích hình tròn đó là:

A. 452,16cm2 B: 113,04cm2 C: 226,08cm2 D: 343,12cm2

2. Hình lập phương có cạnh là 10,5m. Thể tích hình lập phương là:

A: 1157,625m3 B: 157625m3 C: 110,25m3 D: 11025m3 4. Hướng dẫn về nhà

- Xem lại nội dung bài học, hoàn thành các bài tập.

- BTVN: Một phòng học hình hộp chữ nhật có kích thước trong phòng là: chiều dài 8,5m, chiều rộng 6,4m; chiều cao 3,5m. Người ta quét vôi trần nhà và các bức tường phía trong phòng. Tính diện tích cần quét vôi, biết rằng diện tích các cửa bằng 25% diện tích trần nhà.

- Ôn tập kiến thức tiết sau về giải toán.

Bổ sung điều chỉnh

………

………

………

………

………

………

………

……….………

Ngày soạn: ………..

Một phần của tài liệu Giáo án hè toán 5 lên 6 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w