Những ưu điểm của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Pháp luật về hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 79 - 84)

Chương 3: ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA LUẬT HỖ TRỢ

3.1. Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.1.1. Những ưu điểm của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dưới góc độ pháp lý, Luật hỗ trợ DNNVV được ban hành là một bước tiến mới trong quá trình lập pháp của Quốc hội Việt Nam. Luật hỗ trợ DNNVV được ban hành đã đạt được một số những thành tựu sau:

3.1.1.1. Luật hỗ trợ DNNVV đã được xây dựng trên cơ sở quán triệt quan điểm, theo đó, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, thể hiện chức năng kinh tế của Nhà nước

Lý luận Nhà nước và Pháp luật cũng như thực tiễn xây dựng đất nước trong thời gian qua đã cho thấy, Nhà nước có nhiều chức năng: chức năng kinh tế; chức năng xã hội; chức năng phát triển văn hóa, khoa học, giáo dục;

chức năng bảo vệ thiên nhiên và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; chức năng đánh thuế và thu thuế; chức năng bảo vệ quyền, tự do của công dân và trật tự pháp luật. Như vậy, một trong những chức năng đối nội của Nhà nước ta hiện nay là chức năng kinh tế. Nội dung của chức năng này bao gồm nhiều hoạt động trong đó có một loại hoạt động rất quan trọng là hoạt động hỗ trợ một cách tích cực và hiệu quả đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Việc xác định rõ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là một hoạt động lâu dài, cơ bản và quan trọng của Nhà nước, có ý nghĩa kinh tế, chính trị và pháp lý sâu sắc. Cụ thể là, khi xác định hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là công việc lâu dài, quan trọng, thuộc chức năng kinh tế của Nhà nước thì điều đó sẽ có tác động rất tích cực đến thái độ cũng như hành động của các cơ quan Nhà nước có liên quan. Trong số các tác động tích cực đó, có thể kể đến là:

73

- Thứ nhất, Nhà nước sẽ không coi hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là một hoạt động nhất thời mà là thường xuyên, lâu dài; không phải là hoạt động ngẫu hứng, tùy tiện, muốn làm thì làm không muốn làm thì thôi mà là một hoạt động không thể không làm, mang tính tất yếu, thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước.

- Thứ hai, trên cơ sở xác định đúng tầm quan trọng về chính trị, xã hội của hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như vậy thì Nhà nước sẽ phải đề ra và thực hiện các giải pháp cần thiết và căn cơ để thực hiện công tác này, cụ thể là:

 Nhà nước sẽ đầu tư một nguồn ngân sách thích đáng cho hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. (Việc này lần đầu tiên đã được luật hóa thành nghĩa vụ của Nhà nước trong Khoản 1 Điều 6 Luật hỗ trợ DNNVV);

 Nhà nước sẽ xây dựng bộ máy đủ mạnh về chuyên môn, nghiệp vụ và về tổ chức và xác lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan ở Trung ương và địa phương để thực hiện một cách hiệu quả hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Qua nghiên cứu cho thấy, tư tưởng coi hỗ trợ cho doanh nghiệp là trách nhiệm xã hội của Nhà nước, thuộc chức năng kinh tế của Nhà nước đã được thể hiện một cách tương đối rõ ràng trong Luật hỗ trợ DNNVV này.

3.1.1.2. Luật hỗ trợ DNNVV đã được xây dựng trên một quan điểm đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam hiện nay, theo đó, đây là luật chung mà không phải là luật chi tiết

Xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa không phải là công việc riêng có của các nước xã hội chủ nghĩa. Các nước tư bản đã thực hiện công việc này từ hơn 60 năm nay (sớm nhất là Hoa Kỳ năm 1953).

Trên thế giới đã có nhiều mô hình về Luật này. Có nhiều nước xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa như một luật chung, luật gốc, luật cơ bản, trong đó quy định những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trên cơ sở các quy định nền

74

tảng của Luật này, các luật chuyên ngành sẽ lần lượt được ban hành để quy định những hình thức, biện pháp hỗ trợ của Nhà nước trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể như Luật hỗ trợ tài chính, Luật bảo lãnh tín dụng, Luật thúc đẩy hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các doanh nghiệp lớn, Luật khuyến khích đầu tư... Ví dụ: Ở Hàn Quốc, ngoài luật chung về hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có 18 luật khác có liên quan đến vấn đề này. Ngoài luật cơ bản, Nhật Bản có gần 20 luật khác có liên quan đến việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vào năm 2007, Cộng hòa Liên bang Nga cũng đã ban hành luật chung có tên gọi là Luật về phát triển kinh doanh nhỏ và vừa ở Cộng hòa Liên bang Nga.22

Cũng có nước ban hành luật chi tiết trong đó quy định chính sách, biện pháp cụ thể để hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Hoa Kỳ, các nước trong EU...).

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, Luật hỗ trợ DNNVV không phải là luật chi tiết (luật quy định cụ thể các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa) mà là luật chung, luật cơ bản, luật gốc (luật quy định về những vấn đề cơ bản liên quan đến chính sách hỗ trợ). Điều này xuất phát các lý do sau đây:

- Thứ nhất, quan điểm (cách làm này) là phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội hiện nay của Nhà nước. Đây là lần đầu tiên Nhà nước ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và vì vậy chúng ta đang có rất ít kinh nghiệm về vấn đề này. Nhiều vấn đề liên quan đến nội dung, hình thức, biện pháp hỗ trợ chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo, có cơ sở khoa học và thực tiễn, do đó nếu đưa ngay vào luật thì các quy định về các vấn đề đó sẽ khó đảm bảo tính hợp lý, tính khả thi. Ví dụ như vấn đề hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực tư vấn pháp luật. Tại Dự thảo trình Quốc hội trong kỳ họp thứ 2, Luật hỗ trợ DNNVV đã quy định sẽ giảm 50% phí tư vấn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nay, Luật đã bỏ quy định cụ thể này vì chúng ta

22 Economica (2016), SMEs laws in some selected countries and implications to VietNam, page 5-10-42

75

chưa có cơ sở để tính toán là Nhà nước sẽ phải chi ra bao nhiêu tiền cho biện pháp hỗ trợ này nếu Luật được thông qua. Vì vậy, cách tốt nhất là không nên quy định trong Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa mà nên để các luật chuyên ngành sau này quy định trên cơ sở đã tính toán một cách khoa học các hệ quả về mặt tài chính của quy định này. Vấn đề về mức giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cũng vậy. Nếu như trước đây, dự thảo luật hỗ trợ DNNVV đã quy định cụ thể mức giảm thì nay đã không còn quy định nữa. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ quy định việc giảm thuế còn giảm bao nhiêu và trong thời hạn bao lâu thì phải để Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định.

Đây là cách làm hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội-pháp lý của chúng ta hiện nay vì nếu chưa tính toán kỹ hệ quả về mặt tài chính của các quy định nêu trên mà đã quy định ngay trong Luật thì chắc chắn sẽ gây thâm hụt cho Ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến các vấn đề quốc kế, dân sinh nóng hổi khác mà Nhà nước ta đang phải đối mặt.

- Thứ hai, việc hỗ trợ DNNVV là chính sách lâu dài, có nội dung lớn, được thay đổi tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đất nước trong từng thời kỳ, do đó Luật hỗ trợ DNNVV không nên là luật duy nhất quy định về chính sách, biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Với tư cách là luật chung, luật cơ bản thì Luật hỗ trợ DNNVV đã giải quyết được các vấn đề sau đây:

 Ghi nhận việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là chính sách lớn, là công việc thuộc chức năng kinh tế không chỉ của Nhà nước Trung ương mà còn của chính quyền địa phương cấp tỉnh;

 Làm rõ đối tượng được hỗ trợ của Nhà nước (khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa);

 Ghi nhận các nội dung (Các biện pháp hỗ trợ tài chính, tín dụng, mặt bằng sản xuất, đào tạo nhân lực...);

76

 Các công cụ hỗ trợ khác: Các chương trình hỗ trợ theo mục tiêu (quy định về cơ chế hình thành, thực hiện, đánh giá kết quả các chương trình hỗ trợ);

 Đối tượng là người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tóm lại, luật này phải là luật chung, luật cơ bản vì mục tiêu của nó là xác lập cơ sở pháp lý cơ bản, ban đầu để triển khai chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa; chưa có điều kiện kinh tế-xã hội-pháp lý chín muồi để Nhà nước ta có thể ban hành ngay từ bây giờ một luật chi tiết về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3.1.1.3. Luật hỗ trợ DNNVV đã rất tiến độ khi xây dựng quy định điều chỉnh về DNNVV trên cơ sở đảm bảo sự thống nhất với các luật chuyên ngành

Luật hỗ trợ DNNVV đã có nhiều tiến bộ tích cực khi các quy định điều chỉnh về DNNVV được xây dựng trong sự so sánh và thống nhất với các luật chuyên ngành như Luật ngân sách nhà nước, Luật đất đai, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật đấu thầu, Luật đầu tư, cá luật về khoa học công nghệ, Luật các tổ chức tín dụng...Điều này không chỉ tránh được những khó khăn gặp phải trong quá trình áp dụng pháp luật do xung đột các quy định cùng điều chỉnh về một vấn đề mà còn thể hiện một trình độ lập pháp cao hơn của các nhà làm luật Việt Nam. Cụ thể, thể hiện ở những điểm sau:

- Luật hỗ trợ DNNVV sẽ giúp gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của DNNVV

Thông qua việc thiết lập đồng bộ các chính sách, chương trình hỗ trợ trên cơ sở hỗ trợ có chọn lọc, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế của đất nước, lợi thế của từng địa phương và nguồn lực của quốc gia, Luật hỗ trợ DNNVV hứa hẹn sẽ giúp các DNNVV gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của khu vực doanh nghiệp này.

77

Đồng thời, Luật này sẽ cải thiện tỷ suất lợi nhuận của DNNVV qua chính sách thuế khi giảm tới 4.000 – 5.000 tỷ đồng mỗi năm từ giảm chi phí thuế; nâng số doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp từ 52.000 doanh nghiệp hiện nay lên hơn 100.000 doanh nghiệp trong 10 năm tới.

Ngoài ra, DNNVV sẽ có cơ hội tiếp cận thêm ít nhất 397.000 tỷ đồng từ các ngân hàng thương mại và 7.560 tỷ đồng thông qua các quỹ bảo lãnh tín dụng…23

- Luật hỗ trợ DNNVV sẽ tạo ra nhiều lợi ích cho xã hội

Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo ra những lợi ích xã hội. Cụ thể, sẽ có khoảng 8,5 triệu việc làm mới, trong đó có khoảng 7,5 triệu việc làm mới từ các doanh nghiệp mới thành lập.

Từ đó sẽ tăng độ che phủ bảo hiểm y tế từ 70 triệu người lên 78,2 triệu người, đạt độ bao phủ 85,5% (so với mức 76,5% hiện nay), tăng độ che phủ bảo hiểm xã hội lên 50% lực lượng lao động và tăng độ che phủ bảo hiểm thất nghiệp lên 35%... Tổng thu nhập tăng thêm của người dân sẽ là 32.600 tỷ đồng…24

Một phần của tài liệu Pháp luật về hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)