Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 91 - 108)

Chương 3: ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA LUẬT HỖ TRỢ

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

- Thứ nhất, xây dựng cơ chế xác nhận và tiêu chí xác định đối tượng áp dụng cho từng chính sách hỗ trợ trên cơ sở các tiêu chí khoa học và thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật.

Để pháp luật về hỗ trợ DNNVV có thể triển khai áp dụng hiệu quả nhất trên thực tiễn thì việc xác định DNNVV nào sẽ nhận được hỗ trợ là điều quan trọng nhất. Việc xác định đó đặt ra nhu cầu phải có một cơ chế xác nhận tự động trên cơ sở các tiêu chí khóa học. Tiêu chí xác định càng rõ ràng, cơ chế xác nhận càng tự động thì phạm vi quyết định và tương ứng là dư địa nhũng nhiễu càng giảm, các DNNVV càng có nhiều cơ hội để tiếp cận các hỗ trợ mà Luật quy định.

Để làm được điều này cần phân loại rõ hai hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp.

Đối với các hình thức hỗ trợ trực tiếp, đặc biệt hỗ trợ về tài chính như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cấp bù lãi suất, bù giá cho thuê mặt bằng

85

sản xuất…thì việc xây dựng các tiêu chí DNNVV phải hết sức rõ ràng và chính xác để tránh bị lạm dụng. Nhà nước cần xác định được nguồn lực cũng như tác động của việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, bù lãi suất, bù giá đất đối với việc khuyến khích các DNNVV phát triển. Để từ đó có thể đưa ra được mức trần của tổng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm trên một doanh nghiệp cũng như tổng mức tiền cấp bù giá/lãi suất bởi nguồn lực của Nhà nước là có hạn.

Đối với hình thức hỗ trợ gián tiếp (thông qua các tổ chức hỗ trợ, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ) được triển khai dưới dạng cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh, theo đó phải phân loại giữa dịch vụ tài chính và dịch vụ phi tài chính. Trên cơ sở đó xác định các yếu tố sau: chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức cung cấp dịch vụ; cơ chế hoạt động của các cơ quan, tổ chức tham gia…

Đối với hình thức hỗ trợ này, việc vận dụng các tiêu chí DNNVV cần hết sức linh hoạt.

- Thứ hai, xây dựng hệ thống các cơ quan hỗ trợ DNNVV năng động, hiệu quả

Mặc dù Luật hỗ trợ DNNVV đã có quy định về trách nhiệm của các cơ quan tham gia hỗ trợ phát triển DNNVV, tuy nhiên để góp phần nâng cao hiệu quả hơn nữa của công tác này thì các cơ quan cần phải tự chủ động trong việc thực hiện trách nhiệm của mình.

Cụ thể, một mặt các cơ quan phải hoàn thiện tổ chức bộ máy, đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ, mặt khác cần từng bước tách dần các chức năng hiện nay đang lẫn lộn giữa quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh, chức năng hành chính với dịch vụ công; phân định và làm rõ quy chế pháp lý đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, nhằm xây dựng nền hành chính lành mạnh, minh bạch và trong sạch.

- Thứ ba, nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật hỗ trợ DNNVV

86

Bổ sung cán bộ đủ năng lực và trình độ, am hiểu công việc, cũng như có chế tài xử lý cụ thể đối với các hành vi sách nhiễu đối với cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm việc với các doanh nghiệp. Đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ cho phát triển DNNVV. Định kỳ tổ chức, đối thoại giữa Doanh nghiệp với các cơ quan chức năng theo các chủ đề có vướng mắc. Các cơ chế chính sách của tỉnh trước khi ban hành cần tham khảo ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp thông qua các Hiệp hội, Câu lạc bộ...khi ban hành cần phải tổ chức phổ biến rộng rãi và hướng dẫn thi hành đến các cấp, các ngành, các hiệp hội và doanh nghiệp.

Cơ quan quản lý Nhà nước không can thiệp sâu vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mọi tranh chấp phát sinh phải được đưa ra trọng tài kinh tế hoặc được tòa án kinh tế giải quyết theo quy định của pháp luật. Có quy định xử lý vi phạm về hỗ trợ DNNVV, đặc biệt là những tổ chức, cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở hoạt động đầu tư kinh doanh, có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà đối với DNNVV, không thực thi công vụ thi hành của pháp luật.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế để các DNNVV nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện liêm chính trong kinh doanh; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Tiểu kết Chương 3

Xuất phát từ vai trò quan trọng của DNNVV trong nền kinh tế và cũng xuất phát từ chính những hạn chế, yếu kém nội tại trong công tác quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp nói chung và đối với các DNNVV nói riêng. Hơn lúc nào hết, việc hoàn thiện các chính sách pháp luật về hỗ trợ DNNVV trở nên vô cùng cần thiết.

Ngày 12/6/2017, Luật hỗ trợ DNNVV ra đời đã khắc phục được nhiều hạn chế của Nghị định 56/2009/NĐ-CP và các văn bản pháp lý khác về hỗ trợ

87

DNNVV. Luật hỗ trợ DNNVV đã tiếp thêm niềm tin, kỳ vọng vào một bệ phóng mới cho khối DNNVV trong tương lai, để đây thực sự trở thành một động lực mới giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước phát triển bền vững.

Mặc dù vậy, Luật DNNVV vẫn còn tồn tại một vài những thiếu sót chưa khắc phục. Trong tương lai, để bảo đảm Luật có thể sớm đi vào cuộc sống, Nhà nước ta nên bổ sung và xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn Luật hỗ trợ DNNVV. Điều đó hứa hẹn một khung hành lang pháp lý hoàn thiện nhất cho các hỗ trợ của Nhà nước đối với DNNVV.

88

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một bộ phận lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nói riêng và trong sự phát triển của đất nước nói chung. Sự phát triển của DNNVV sẽ kéo theo đó là sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu, tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Do vậy, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp mà đặc biệt là DNNVV là chiến lược lâu dài, nhất quán và xuyên suốt trong chương trình hành động của Chính phủ, là nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều quy định, chính sách pháp luật để hỗ trợ các DNNVV, tiêu biểu có thể kể đến là Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 và Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các chính sách hỗ trợ đã đạt được nhiều những thành tích đáng kể, có tác động quan trọng trong thực tiễn, tiếp thêm động lực để các DNNVV phát huy hết khả năng sản xuất, kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nhiều chính sách vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, ngày 12/06/2017, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Luật này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018.

Luật hỗ trợ DNNVV ra đời là dấu mốc quan trọng trong công tác hỗ trợ phát triển DNNVV, thu hút sự chú ý không chỉ của cộng đồng các doanh nghiệp nhỏ và vừa mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Bởi Luật hỗ trợ DNNVV hứa hẹn sẽ là “đòn bảy” để thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV cũng như của nền kinh tế.

Về cơ bản, Luật hỗ trợ DNNVV đã tiếp thu và khắc phục được các hạn chế của các văn bản luật trước đó về vấn đề hỗ trợ phát triển DNNVV. Tuy nhiên, phát huy tối đa kỳ vọng của Nhà nước cũng như toàn xã hội thì Luật hỗ trợ DNNVV vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi bổ sung trong quá trình áp dụng thực tế.

89

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả đã chỉ ra các quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và những ảnh hưởng của các quy định này đối với DNNVV trong thời gian qua. Từ đó, đối chiếu với những quy định tại Luật hỗ trợ DNNVV để đưa ra những phân tích, nhận định và đánh giá về những ưu, nhược điểm của Luật hỗ trợ DNNVV so với các văn bản pháp luật trước đây. Những phân tích này, có thể góp phần làm rõ hơn các quy định và nâng cao hiệu quả thực thi của Luật hỗ trợ NDNVV mới ban hành và sẽ sớm được triển khai áp dụng trong thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật

1. Hiến pháp 2013;

2. Luật Doanh nghiệp 2014;

3. Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017;

4. Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

5. Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội;

6. Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ban hành ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

7. Nghị định 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 quy định về khung giá đất;

8. Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

9. Văn bản số 10404/VPCP-KTTHngày 11/12/2015 “V/v triển khai thực hiện Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg về Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”;

10. Nghị quyết số 08/2011/QH13 ngày 06/08/2011 của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân;

11. Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 15-7-1988, của Bộ Chính trị khóa VI;

12. Quyết định số 12/2010/QĐ-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp thuế TNDN nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế năm 2010, Thông tư hướng dẫn số 39/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính;

Sách, bài viết, tạp chí

13. Agustine Eva Maria Soekesi, “The Identification of Motivation and Entrepreneurial Orientation of Female Entrepreneurs in Micro and Small Size Business”, tham luận tại hội thảo SMEs Việt Nam tại Đà Nẵng ngày 2- 4/8/2016;

14. Chính phủ (2016), “Báo cáo thuyết minh chi tiết dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”, tr. 8, 26, 27;

15. Chính phủ (2016), Tờ trình số 386/TTr-CP ngày 10/10/2016 về dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa;

16. Dr Elango Rengasamy, “Small & Medium Enterprises-The Backbone for Growth & Development”, tham luận tại hội thảo DNNVV Việt Nam tại Đà Nẵng ngày 2-4/8/2016;

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016),Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII”, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội , tr. 107 – 108;

18. Economica (2016), “SMEs laws in some selected countries and implications to VietNam, page 5-10-42;

19. Nguyễn Trường Sơn (2014), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam;

20. Niên giám thống kê Việt Nam, 2015;

21. Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, Tr.457;

22. Lê Văn Khương (2017), “Tham luận tại Hội nghị “Chế định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Hướng hoàn thiện”;

23. Dương Đăng Huệ (2017), “Dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và vấn đề hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp”;

24. Nguyễn Viết Tý (2017), “Hướng hoàn thiện chế định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Luật học, (06), tr. 55-62.

Website

25. Phạm Thị Mai Vui (2016), “Doanh nghiệp nhỏ và vừa với việc tiếp cận nguồn vốn kích cầu”, Kiểm toán Nhà nước, tại địa chỉ:

http://www.sav.gov.vn/732-1-ndt/doanh-nghiep-nho-va-vua-voi-viec-tiep- can-nguon-von-kich-cau.sav;

26. Hà Nguyễn (2017), “Động lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Báo đầu tư online, tại địa chỉ: http://baodautu.vn/dong-luc-cho-doanh-nghiep-nho- va-vua-d64092.html;

27. Phương Lan (2016), “Cầu nối hàng Việt đến người tiêu dùng”, Báo Công thương, tại địa chỉ: http://baocongthuong.com.vn/cau-noi-hang-viet- den-nguoi-tieu-dung.html;

28. Khánh An (2016), “Dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Hỗ trợ như thế nào?), Báo Nhà báo và công luận, tại địa chỉ:

http://congluan.vn/du-thao-luat-ho-tro-doanh-nghiep-vua-va-nho-ho-tro-nhu- the-nao/;

29. Hà Hằng (2016), “Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Có thay đổi được tư duy?”, Diễn đàn doanh nghiệp, tại địa chỉ: http://enternews.vn/luat- ho-tro-doanh-nghiep-nho-va-vua-co-thay-doi-duoc-tu-duy-99148.html;

30. http://vibonline.com.vn/Forum/TopicDetail.aspx?TopicID=6622, ngày truy cập 13/06/2017.

Click to buy NOW!

PDF-XChange View er

ww

w.d ocu -tra ck.com Click to buy NOW!

PDF-XChange View er

ww

w.d ocu -tra ck.com

Click to buy NOW!

PDF-XChange View er

ww

w.d ocu -tra ck.com Click to buy NOW!

PDF-XChange View er

ww

w.d ocu -tra ck.com

Click to buy NOW!

PDF-XChange View er

ww

w.d ocu -tra ck.com Click to buy NOW!

PDF-XChange View er

ww

w.d ocu -tra ck.com

Click to buy NOW!

PDF-XChange View er

ww

w.d ocu -tra ck.com Click to buy NOW!

PDF-XChange View er

ww

w.d ocu -tra ck.com

Click to buy NOW!

PDF-XChange View er

ww

w.d ocu -tra ck.com Click to buy NOW!

PDF-XChange View er

ww

w.d ocu -tra ck.com

Click to buy NOW!

PDF-XChange View er

ww

w.d ocu -tra ck.com Click to buy NOW!

PDF-XChange View er

ww

w.d ocu -tra ck.com

Click to buy NOW!

PDF-XChange View er

ww

w.d ocu -tra ck.com Click to buy NOW!

PDF-XChange View er

ww

w.d ocu -tra ck.com

Click to buy NOW!

PDF-XChange View er

ww

w.d ocu -tra ck.com Click to buy NOW!

PDF-XChange View er

ww

w.d ocu -tra ck.com

Một phần của tài liệu Pháp luật về hỗ trợ của nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại việt nam (Trang 91 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)