Những nguyên tắc trong cuộc chơi

Một phần của tài liệu Đề tài “lý thuyết trò chơi” trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93 - 95)

II. Áp dụng “Lý thuyết trò chơi” trong việc xây dựng chiến lược cho các doanh

3.Những nguyên tắc trong cuộc chơi

3.1 Thay đổi những qui tắc trong cuộc chơi

Những cơ quan quản lý thị trƣờng viễn thông, mà cụ thể là Bộ BCVT có quyền đặt ra rất nhiều luật lệ, qui tắc cho trò chơi. Các luật này điều tiết các mối quan hệ giữa những ngƣời chơi trên thị trƣờng, và là những qui tắc cơ bản nhất mà mỗi ngƣời chơi phải tuân theo. Những qui tắc trong cuộc chơi do các cơ quan này ban hành sẽ có những tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Do đó, những qui định, chính sách tốt, phù hợp, kích thích sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của toàn thị trƣờng nói chung luôn đƣợc mong đợi. Ngƣợc lại, những chính sách không phù hợp sẽ làm kìm hãm sự phát triển của thị trƣờng, làm cho “chiếc bánh thị trƣờng” bị nhỏ lại.

Thị trƣờng viễn thông Việt Nam gần đây đã đi đầu trong công cuộc đổi mới, mở cửa làm ăn với nƣớc ngoài, thực hiện việc cổ phần hoá, xoá dần độc quyền khuyến khích cạnh tranh, thúc đẩy phát triển đa dạng hoá. Đến nay trên thị trƣờng đã có đến 6 nhà kinh doanh dịch vụ viễn thông di động và hàng chục đơn vị làm dịch vụ giá trị gia tăng. Nhờ đó đã có sự biến đổi trong việc kinh doanh và phục vụ, phục vụ chất lƣợng ngày càng cao, giá cƣớc ngày càng rẻ hơn, đƣợc xã hội chấp nhận, cần tiếp tục khuyến khích. Tuy nhiên việc quản lý thị trƣờng dịch vụ viễn thông ở nƣớc ta vẫn chƣa theo kịp với tình hình, còn nhiều bất cập; đi đôi với mặt tích cực cũng tồn tại nhiều hiện tƣợng tiêu cực. Cạnh tranh đã diễn ra thiếu lành mạnh, có phần lộn xộn, nói chung đầu tƣ thêm còn ít mà triển khai dịch vụ thì nhiều, kiềm chế giành giật lẫn nhau; động cơ chính chƣa phải hoàn toàn là để phục vụ kinh tế – xã hội ngày càng tốt và rẻ hơn, mà

còn nặng về tìm kiếm thị phần, tăng doanh thu và lợi nhuận. Cách làm chủ yếu là khuyến mãi, hạ giá cƣớc, thậm chí dƣới giá thành, để rồi kêu lỗ; tuyên truyền – quảng cáo không đúng sự thực, hạ giảm uy tín của đối thủ cạnh tranh, tranh thủ dƣ luận, giành giật khách hàng v.v… Trong khi đó thì doanh nghiệp nắm cơ sở hạ tầng mạng lƣới, chủ đạo viễn thông, chiếm nhiều thị phần, bị chia sẻ dịch vụ, bất bình với các nhà kinh doanh mới, không muốn cho đối thủ cạnh tranh sử dụng mạng lƣới đã tự bỏ nhiều công của xây dựng phát triển đƣợc, gây thêm sự tranh chấp ngày càng quyết liệt, trong khi việc quản lý nhà nƣớc từ trên xuống còn nhiều sai sót, có ảnh hƣởng không tốt đối với sự phát triển của đất nƣớc nói chung và viễn thông nói riêng.

Ở các nƣớc, kể cả các nƣớc phát triển nhất, cũng đã có tình hình tƣơng tự. Do đặc điểm của ngành nghề và do tiến trình lịch sử tạo nên, ngành viễn thông ở Mỹ, Nhật, Tây Âu, úc, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v… đều có một hai nhà khai thác mạng lƣới chủ đạo, nói chung có lợi cho Nhà nƣớc, nhƣng cũng có trở ngại cho việc phát triển cạnh tranh của các doanh nghiệp mới, có tiềm lực yếu kém hơn về nhiều mặt. Nhà nƣớc đã phải ra tay để can thiệp. Ví dụ ở Mỹ, Chính phủ đã ép buộc chia tách Tập đoàn Viễn thông AT&T ra thành nhiều công ty, kinh doanh thông tin đƣờng dài và quốc tế riêng, điện thoại nội hạt riêng, để cho các công ty Bell con, MCI, Sprint v.v… có thể cạnh tranh đƣợc. ở Anh, Pháp, Đức, Nhật, Úc v.v…, Trung Quốc nữa, cũng muốn học tập, làm các việc tƣơng tự, cho nhƣ thế sẽ phù hợp với trào lƣu phát triển kinh tế – kỹ thuật mới. Thành công cũng có, nhƣng còn ít, chƣa tƣơng xứng, nhƣng thất bại cũng nhiều. Cạnh tranh hạ giá quá mức ở Mỹ đã đem lại thua lỗ, đƣa đẩy một số nhà khai thác viễn thông đến bờ vực phá sản. Ở Tây Âu nhiều công ty viễn thông mới chết yểu, còn các nhà khai thác chủ đạo mạng lƣới và dịch vụ thua lỗ triền miên, nợ nần chồng chất, Liên minh Châu Âu phải đôn đốc Chính phủ các nƣớc trích ngân sách cứu vãn. ở Trung Quốc khi chƣa có cạnh tranh phát triển có phần nhanh hơn, tốc độ có năm lên đến 40%, nhƣng sau đó đã ngày càng giảm sút, những năm gần đây chỉ còn tăng 13 – 15% mỗi năm, tuy vẫn còn nhanh hơn tốc độ phát triển của cả nền kinh tế nói chung.

Gần đây ở các nƣớc đã rút ra một bài học kinh nghiệm, mà các giới trong ngành viễn thông thế giới đều công nhận. Đó là đối với ngành viễn thông, đặc biệt là đối với mạng lƣới và dịch vụ viễn thông cơ bản, chỉ có những doanh nghiệp lớn cạnh tranh với nhau, còn các doanh nghiệp nhỏ chủ yếu chỉ là kinh doanh ảo, làm dịch vụ giá trị gia tăng thì

không. Các doanh nghiệp lớn này muốn tồn tại và phát triển đƣợc phải kinh doanh đầy đủ các loại hình dịch vụ, kể cả dịch vụ mạng lƣới, dịch vụ cơ bản, dịch vụ mới và dịch vụ giá trị gia tăng, trong đó dịch vụ tin học, dịch vụ truyền thông v.v… ở đây phải trừ trƣờng hợp Công ty Vodafone của Anh, là một trong 10 công ty viễn thông hàng đầu thế giới, chỉ chuyên kinh doanh dịch vụ thông tin di động. Và cũng có một kinh nghiệm khác nữa đã đƣợc rút ra, là trên lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản, để cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả, tuỳ tình hình mà mỗi nƣớc chỉ có từ 3 đến 6 nhà kinh doanh lớn, không nên có nhiều hơn, vì do đặc thù của ngành viễn thông và theo qui luật của kinh tế qui mô, cứ tăng thêm một nhà cạnh tranh thì giá thành kinh doanh trung bình tăng lên chứ không giảm xuống, hiệu quả của cạnh tranh cũng giảm xuống chứ không tăng lên v.v… Chính là vì lý do đó, mà dù có khối lƣợng dịch vụ rất lớn, Chính phủ Trung Quốc cho phép chỉ có 5 nhà khai thác kinh doanh dịch vụ viễn thông cơ bản và điện thoại truyền thống, chỉ có 2 nhà khai thác dịch vụ thông tin di động. Riêng về kinh doanh dịch vụ viễn thông gia tăng giá trị, có đến hàng ngàn. Cũng thế, số công ty thông tin di động ở Mỹ chỉ có 6, ở Anh có 5, ở Nhật có 3, ở úc có 4, ở Hàn Quốc có 3, ở Malaixia cũng chỉ có 3 v.v…

Có lẽ nƣớc ta cũng nên học các bài học kinh nghiệm cơ bản đó về ngành viễn thông trên thế giới, không nên cho phát triển tràn lan, mà nên sắp xếp lại các doanh nghiệp kinh doanh cạnh tranh viễn thông, sáp nhập một số nhà kinh doanh nhỏ thành một số (chỉ từ 3 đến 5) nhà kinh doanh lớn, kinh doanh đa dịch vụ (không kể các nhà kinh doanh ảo, dịch vụ gia tăng giá trị), mới cạnh tranh đƣợc với nhau, chứ không thể nào đáp ứng đƣợc yêu cầu cạnh tranh ngang bằng giữa các nhà kinh doanh mới ra đời, vốn có ít, kinh nghiệm chƣa nhiều, không có mạng lƣới riêng của mình, với các nhà kinh doanh kỳ cựu, nắm giữ mạng lƣới và có nhiều tiềm năng to lớn khác. Riêng về thông tin di động chỉ nên có 3-4 nhà kinh doanh. Ngoài ra phải tăng cƣờng quản lý thị trƣờng dịch vụ viễn thông, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, vừa cạnh tranh vừa hợp tác; vừa khuyến khích phát triển cạnh tranh, vừa bảo đảm thông tin quốc gia, phục vụ công ích và phổ cập, cả ở vùng sâu, vùng xa; nâng nhanh sức cạnh tranh viễn thông quốc gia trong quá trình hội nhập, mở cửa thị trƣờng thƣơng mại dịch vụ, đón nhận cạnh tranh quốc tế.

Một phần của tài liệu Đề tài “lý thuyết trò chơi” trong cuộc chạy đua giữa các công ty viễn thông trên thị trường việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 93 - 95)