KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khả năng dự báo lo âu và căng thẳng của các chiến lược ứng phó trong việc nuôi con là trẻ tự kỷ ở các bà mẹ tại thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 67)

Bảng 1 dưới đây mô tả các thông tin nhân khẩu học của người tham gia nghiên cứu. Theo đó, số năm kết hôn trung bình ở mức 8.96 năm (SD là 5.26). Tính trung bình thì con của người tham gia nghiên cứu được chẩn đoán mắc RLPTK ở gần 3 tuổi (M = 2.85, SD là .86). Từ thời điểm chẩn đoán đến khi thực hiện khảo sát này thì con của họ ở tầm độ tuổi 6 tuổi (M = 3, SD là 3.05). Vào thời điểm nhận chẩn đoán, những người tham gia nghiên cứu tự đánh giá bản thân căng thẳng trung bình ở mức 7.47/10 (SD là 2.13). Đa số các bà mẹ tự đánh giá mức độ đồng hành với con của họ trên mức trung bình (M = 7.20, SD là 1.95).

Bảng 2.

Một số đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

Tuổi 35.12 6.20

Số năm đã kết hôn 8.96 5.26

Tuổi con khi được chẩn đoán 2.85 0.86

Thời gian được chẩn đoán cho tới nay 3.0 3.05 Mẹ tự đánh giá mức độ căng thẳng

khi nhận chẩn đoán của con (thang 10)

7.47 2.13

Mẹ tự đánh giá mức độ đồng hành với 7.20 1.95

con (thang 10)

Về trình độ học vấn, đại đa số các bà mẹ có trình độ học vấn ở mức Đại học chiếm 51.1%. Về thu nhập, phần lớn các bà mẹ có thu nhập trong khoảng 5-15 triệu/tháng. Đại đa số các bà mẹ (N = 144) đã kết hôn và đang ở trong một mối quan hệ hôn nhân; 11 người đã ly hôn hoặc ly thân, và 7 trong số 144 người tham gia nghiên cứu đang độc thân.

Bảng 3.

Trình độ học vấn và thu nhập gia đình

Số lượng Phần trăm (%)

Cấp học

Dưới 12 2 1.4

12/12 36 25

Trung cấp, Cao đẳng 20 13.9

Đại học 74 51.4

Trên đại học 12 8.3

Thu nhập

Dưới 5 triệu

22 15

5-10 triệu 52 36

10-15 triệu 38 26

15-20 triệu 17 12

Trên 20 triệu 15 11

Người tham gia nghiên cứu cũng cung cấp thông tin về người đồng hành hỗ trợ cho họ trong việc nuôi dạy con là trẻ tự kỷ. Khoảng 90% người tham gia nghiên cứu cho biết người đồng hành của là chồng của họ. Đồng thời, hơn 40% có nhận được sự hỗ trợ từ ông bà và gần 40% được người thân (như họ hàng, anh chị em) hỗ trợ trong quá trình nuôi dạy con. Khoảng 5% người tham gia nghiên cứu tìm đến sự hỗ trợ từ người giúp việc, và ít hơn 5% các bà mẹ đi tìm sự hỗ trợ từ một người khác so với các nhóm vừa được liệt kê.

0 20 40 60 80 100

Chồng Người thân Ông bà Người giúp việc

Khác

Biểu đồ 2. Người hỗ trợ trong việc nuôi dạy con

3.2. Mức độ căng thẳng, lo âu và các CLƢP của các bà mẹ có con tự kỷ Các bà mẹ cho biết mức độ căng thẳng trong quá trình nuôi con của họ thể hiện thông qua câu trả lời của họ có điểm trung bình là 14.36 (SD = 8.09, còn mức độ lo âu có điểm trung bình là 7.59 (SD = 6.57). Khi xếp trung bình, chiến lược được dùng nhiều nhất là dấn thân (M = 15.9, SD = 4.31), kế đến là xao nhãng (M = 11.6, SD = 4.07), đặt lại vấn đề (M = 11.3, SD = 3.25), và sau cùng là rút lui (M = 5.16, SD = 3.43).

Ngoài ra, các biến nghiên cứu chính đều có phân phối chuẩn, thể hiện thông qua trị số tuyệt đối của thông số skewness và kurtosis nằm trong mức cho phép (skewness trong khoảng +/- 2 và kurtosis trong khoảng +/-5; Kim (2013)) (Xem bảng 4)

Bảng 4.

Thông số của các biến CLƯP và mức độ lo âu, căng thẳng.

Trung bình (M)

Độ lệch chuẩn (SD)

Skewness Kurtosis

1. Dấn thân 15.9 4.31 .16 -.52

2. Xao nhãng 11.6 4.07 -.19 -.17

3. Rút lui 5.16 3.43 .68 .17

4. Đặt lại vấn đề

11.3 3.25 .01 -.47

Căng thẳng 14.36 8.09 .32 -.06

Lo âu 7.59 6.57 .91 .21

3.3. Tương quan giữa các CLƯP và mức độ lo âu, căng thẳng ở các bà mẹ có con tự kỷ

Do các biến nghiên cứu đều là biến liên tục, thống kê tương quan Pearson’s r được sử dụng để kiểm định mối quan giữa chúng. Nhìn chung, có mối tương quan thuận giữa các biến với nhau. Cụ thể hơn, mối tương quan thuận có ý nghĩa thống kê đáng kể được quan sát thấy ở các cặp biến nghiên cứu dấn thân-xao nhãng (r = .523, p

< .01), rút lui-xao nhãng (r = .575 p < .01), dấn thân-đặt lại vấn đề (r = .537, p < .01), và xao nhãng-đặt lại vấn đề (r = .462, p < .01). Tương quan giữa hai biến xao nhãng và đặt lại vấn đề ở mức trung bình đến mạnh (nếu r trong khoảng .3 đến .5; Cohen’s (1988)), trong khi tương quan giữa các CLƯP dấn thân-xao nhãng, rút lui-xao nhãng, và dấn thân-đặt lại vấn đề đều ở mức tương quan mạnh (nếu r lớn hơn .5; Cohen’s (1988).

Bảng 5.

Tương quan Pearson’s r giữa các biến CLƯP và mức độ lo âu, căng thẳng.

1 2 3 4 5 6

1. Dấn thân -

2. Xao nhãng .523** -

3. Rút lui .102 .575** - 4. Đặt lại vấn

đề

.537** .462** .012 -

5. Căng thẳng .021 .449** .513** .005 -

6. Lo âu .005 .382** .527** .017 .741** -

*p < .05. **p < .01.

Giữa các CLƯP và căng thẳng, chiến lược xao nhãng có tương quan trung bình đến mạnh với căng thẳng (r = .449, p < .01) còn chiến lược rút lui có tương quan mạnh với căng thẳng (r = .513, p < .01). Giữa các CLƯP và lo âu, chiến lược xao nhãng có tương quan trung bình đến mạnh với lo âu (r = .382, p < .01) còn chiến lược rút lui có tương quan mạnh với căng thẳng (r = .527, p < .01). Ngoài ra, căng thẳng và lo âu thể hiện tương quan thuận mạnh ở mức có ý nghĩa thống kê (r = .741, p < .01).

a. CLƯP và mức độ căng thẳng thấp – cao

Giá trị skewness và kurtosis của biến căng thẳng cho thấy biến căng thẳng có phân phối chuẩn (skewness = .32, kurtosis = -.06), vì vậy nghiên cứu thực hiện so sánh bằng kiểm định t-test cho hai nhóm độc lập. Dựa theo cách tính điểm của thang đo DASS-21, người tham gia nghiên cứu có điểm số căng thẳng từ 15 trở lên được xếp vào nhóm căng thẳng cao, có 69 người và từ 14 trở xuống được xếp vào nhóm căng thẳng thấp, có 75 người.

Nhóm căng thẳng ở mức thấp có điểm trung bình của các CLƯP dấn thân là 15.60 (SD = 3.97), xao nhãng là 10.20 (SD = 10.20), rút lui là 4.00 (SD = 2.52) và đặt lại vấn đề là 11.20 (SD = 3.25). Nhóm căng thẳng ở mức cao có điểm trung bình của các CLƯP dấn thân là 16.01 (SD = 4.66), xao nhãng là 13.10 (SD = 4.22), rút lui là 6.40 (SD = 3.84) và đặt lại vấn đề là 11.40 (SD = 3.27).

Levene’s test xác định có sự cân bằng phương sai trong chiến lược dấn thân và đặt lại vấn đề (p > .05) giữa hai nhóm căng thẳng thấp và căng thẳng cao, trong khi kết

quả tương tự không được thấy trong chiến lược xao nhãng và rút luirút lui giữa hai nhóm này (p < .05). Do đó, giá trị t-test cho giả định cân bằng phương sai giữa hai nhóm được báo cáo cho chiến lược dấn thân và đặt lại vấn đề, còn giá trị t-test cho giả định phương sai không cân bằng giữa hai nhóm được báo cáo cho chiến lược xao nhãng và rút lui. Kết quả kiểm định t-test cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm người tham gia nghiên cứu trong việc sử dụng CLƯP xao nhãng (t (144) = -4.535, p < .001) và CLƯP rút lui (t (144) = -4.457, p = .001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc sử dụng hai CLƯP còn lại giữa hai nhóm này.

Bảng 6.

Kết quả t-test so sánh việc sử dụng các CLƯP ở các bà mẹ căng thẳng thấp và căng thẳng cao (N = 144)

Căng thẳng thấp (N = 75)

Căng thẳng cao (N =69)

t-test

M SD M SD

Dấn thân 15.613 3.986 16.145 4.660 -.737

Xao nhãng 10.213 3.406 13.130 4.229 -4.535*

Rút lui 4.000 2.520 6.435 3.841 -4.457*

Đặt lại vấn đề

11.200 3.255 11.377 3.268 -.325

Note. N = sample size, M = Mean, SD = Standard Deviation, * p < .001.

b. CLƯP và mức độ lo âu thấp – cao

Giá trị skewness và kurtosis của biến lo âu cho thấy biến lo âu có phân phối chuẩn (skewness = .91, kurtosis = .21) vì vậy nghiên cứu thực hiện so sánh bằng kiểm định t- test cho hai nhóm độc lập. Dựa theo cách tính điểm của thang đo DASS-21, người tham gia nghiên cứu có điểm số lo âu từ 8 trở lên được xếp vào nhóm lo âu cao có 51 người và từ 7 trở xuống được xếp vào nhóm lo âu vừa hay thấp, có 93 người.

Nhóm lo âu ở mức thấp có điểm trung bình của các CLƯP dấn thân là 15.88 (SD = 4.20), xao nhãng là 10.75 (SD = 3.76), rút lui là 4.30 (SD = 2.89) và đặt lại vấn đề là 11.24 (SD = 3.19). Nhóm lo âu ở mức cao có điểm trung bình của các CLƯP dấn thân là 15.84 (SD = 4.55), xao nhãng là 13.17 (SD = 4.19), rút lui là 6.74 (SD = 3.79) và đặt lại vấn đề là 11.35 (SD = 3.27).

Levene’s test xác định có sự cân bằng phương sai trong chiến lược dấn thân, xao nhãng, và đặt lại vấn đề (p > .05) giữa hai nhóm lo âu thấp và lo âu cao, trong khi kết quả tương tự không được thấy trong chiến lược rút lui giữa hai nhóm này (p < .05). Do đó, giá trị t-test cho giả định cân bằng phương sai giữa hai nhóm được báo cáo cho chiến lược dấn thân, xao nhãng, và đặt lại vấn đề, và giá trị t-test cho giả định phương sai không cân bằng giữa hai nhóm được báo cáo cho chiến lược rút lui. Kết quả kiểm định t-test cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm người tham gia nghiên cứu trong việc sử dụng CLƯP xao nhãng (t (144) = -3.545, p = .001) và CLƯP rút lui (t (144) = -

4.006, p < .001). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong việc sử dụng hai CLƯP còn lại giữa hai nhóm này.

Bảng 7.

Kết quả t-test so sánh việc sử dụng các CLƯP ở các bà mẹ lo âu thấp và lo âu cao (N = 144).

Lo âu thấp (N=93)

Lo âu cao (N=51)

t-test

M SD M SD

Dấn thân 15.882 4.204 15.843 4.554 .051

Xao nhãng 10.753 3.767 13.177 4.199 -3.545*

Rút lui 4.301 2.892 6.745 3.794 -4.006*

Đặt lại vấn đề

11.247 3.199 11.353 3.375 -.186

Note. N = sample size, M = Mean, SD = Standard Deviation, * p < .001.

3.4. Khả năng dự báo căng thẳng, lo âu của các CLƢP ở các bà mẹ có con tự kỷ

a. Khả năng dự báo mức độ căng thẳng của các CLƯP

Kết quả phân tích hồi quy hai bậc tuyến tính dự báo mức độ căng thẳng gồm bốn nhóm CLƯP và ba biến kiểm soát (tuổi, thu nhập, học vấn) có ý nghĩa thống kê đáng kể. Ở bước 1, khi các biến kiểm soát được đưa vào mô hình bằng phương pháp enter, mô hình có thể dự đoán 5.6% phương sai một cách đáng kể (F (3, 140) = 3.812, p < .05). Biến thu nhập (β = -.197, p < .05) có thể dự báo mức độ căng thẳng ở các bà mẹ đang nuôi con là trẻ tự kỷ ở mức có ý nghĩa thống kê trong khi biến tuổi (β = -.161, p > .05) và học vấn (β = .125, p > .05) không dự báo mức độ căng thẳng ở các bà mẹ đang nuôi con là trẻ tự kỷ ở mức có ý nghĩa thống kê.

Ở bước 2, các biến CLƯP được đưa vào mô hình bằng phương pháp enter. Các biến này cải thiện đáng kể khả năng dự báo phương sai của mô hình (F (7, 136) = 11.095, ∆R2 = .363, p < .001). Phần trăm phương sai của biến triệu chứng căng thẳng có thể được dự báo ở bước 2 tăng 30.7% với sự có mặt của các biến tuổi, thu nhập, học vấn, chiến lược dấn thân, chiến lược rút lui, chiến lược xao nhãng, và chiến lược đặt lại vấn đề. Về khả năng dự báo mức độ căng thẳng của từng biến cụ thể, chiến lược xao nhãng (β = .378, p = .001) và chiến lược rút lui (β = .290, p = .002) là các biến dự báo có ý nghĩa thống kê. Nói cách khác, nếu người tham gia nghiên cứu sử dụng hai CLƯP xao nhãng và rút lui càng thường xuyên thì họ sẽ thể hiện nhiều hơn các triệu chứng căng thẳng. Trong đó, chiến lược xao nhãng có thể dự đoán mức độ căng thẳng mạnh hơn chiến lược rút lui. Ngoài ra, các biến tuổi, thu nhập, học vấn, chiến lược dấn thân, và chiến lược đặt lại vấn đề là các biến dự báo không có ý nghĩa thống kê đáng kể.

Bảng 8.

Kết quả hồi quy đa bậc mức độ căng thẳng (N = 144).

Bước 1 Bước 2

B (SE B)

β t P B

(SE B)

β t p

Tuổi -.211

(.109)

-.161 -1.940 ,054 -.131 (.093)

-.100 -1.411 .161

Thu nhập -1.820 (.707)

-.197 1.432 .029 -1.179 (.705)

-.127 -1.673 .097

Học vấn 1.013 (.824)

.125 -2.209 .154 .778 (.600)

.096 1.297 .197

Dấn thân -.309

(.167)

-.165 -1.843 .067

Xao nhãng .750

(.219)

.378 3.428 .001

Rút luiRút lui/ từ chối

.684 (.213)

.290 3.204 .002

Đặt lại vấn đề

-.200 (.219)

-.080 -.915 .362

Note. SE: Standard Error.

b. Khả năng dự báo mức độ lo âu của các CLƯP

Kết quả phân tích hồi quy đa bậc tuyến tính dự báo mức độ lo âu gồm bốn nhóm CLƯP và ba biến kiểm soát có ý nghĩa thống kê đáng kể. Ở bước 1, khi các biến kiểm soát bao gồm tuổi, thu nhập và học vấn được đưa vào mô hình, mô hình có thể dự đoán phần trăm phương sai của các triệu chứng lo âu một cách đáng kể (F (1, 140) = 3.023,

R2 = .041, p < .05). Biến học vấn (β = .179, p < .05) có thể dự báo mức độ căng thẳng ở các bà mẹ đang nuôi con là trẻ tự kỷ ở mức có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên biến tuổi (β = -.102, p > .05) và thu nhập (β =.-.046, p > .05) không thể dự báo mức độ căng thẳng ở các bà mẹ đang nuôi con là trẻ tự kỷ ở mức có ý nghĩa thống kê.

Ở bước 2, các biến CLƯP được đưa vào mô hình. Các biến này cải thiện đáng kể khả năng dự báo phương sai của mô hình (F (7, 136) = 9.803, ∆R2 = .301, p < .001).

So với ở bước 1, sự có mặt của của các biến chiến lược dấn thân, chiến lược rút lui, chiến lược xao nhãng, và chiến lược đặt lại vấn đề giúp tăng khả năng mà mô hình có thể dự báo phần trăm phương sai của biến triệu chứng lo âu thêm 26%. Về khả năng dự báo mức độ lo âu của từng biến cụ thể, chiến lược rút lui (β = .403, p < .001) là biến dự báo có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, biến học vấn (β = .152, p < .05) tiếp tục duy trì khả năng dự báo triệu chứng lo âu ở bước này. Nói cách khác, mức độ lo âu trong việc nuôi dạy con là trẻ tự kỷ có thể được dự đoán thông qua học vấn của các bà mẹ. Nếu họ sử dụng càng nhiều chiến lược rút lui và có trình độ học vấn càng cao thì sẽ thể hiện nhiều hơn các triệu chứng lo âu. Các biến tuổi, thu nhập, học vấn, chiến lược dấn thân, chiến

lược xao nhãng, và chiến lược đặt lại vấn đề là các biến dự báo không có ý nghĩa thống kê đáng kể.

Bảng 9.

Kết quả hồi quy đa bậc mức độ lo âu (N = 144).

Biến

Bước 1 Bước 2

B (SE B)

β t p B

(SE B)

β t p

Tuổi -.167 (.089)

-.157 -1.874 .063 -.109 (.077)

-.102 -1.415 .159

Thu nhập -.780 (.674)

-.104 -1.157 .249 -.344 (.585)

-.046 -.587 .558

Học vấn 1.180 (.579)

.179 2.040 .043 1.001 (.498)

.152 2.011 .046

Dấn thân -.195

(.139)

-.128 -1.404 .163

Xao nhãng

.339 (.182)

.211 1.869 .064

Rút lui .771

(.177)

.403 4.357 .000

Đặt lại vấn đề

-.018 (.181)

-.009 -.100 .921

Note. SE: Standard Error.

Tiểu kết chương 3

Nhìn chung, nghiên cứu đã cho thấy các bà mẹ có con tự kỷ báo cáo họ có trải nghiệm căng thẳng ở mức trung bình khi tiếp nhận chẩn đoán RLPTK của con mình, họ cũng tự nhìn nhận hành trình đồng hành với con ở mức trên trung bình. Đa số các bà mẹ cảm nhận về sự đồng hành hỗ trợ từ người thân trong việc chăm sóc con là tự kỷ, đó là chồng họ, ông bà, và những người thân khác.

Kết quả thang đo DASS-A và DASS-S ghi nhận các bà mẹ có các biểu hiện lo âu và căng thẳng. Bên cạnh đó, kết quả thang đo Brief-COPE về các CLƯP cho thấy chiến lược dấn thân được sử dụng nhiều nhất, sau đó lần lượt là chiến lược xao nhãng, đặt lại vấn đề và rút lui.

Kết quả phân tích tương quan đã tìm thấy mối liên hệ giữa các CLƯP khác nhau có mối quan hệ có ý nghĩa với mức độ căng thẳng và lo âu ở các bà mẹ có con tự kỷ. Về khả năng dự báo của các CLƯP, kết quả cho thấy chiến lược rút lui và xao

nhãng có khả năng dự báo mức độ căng thẳng, trong khi chỉ có chiến lược rút lui có khả năng dự báo mức độ lo âu ở các bà mẹ.

Một phần của tài liệu Khả năng dự báo lo âu và căng thẳng của các chiến lược ứng phó trong việc nuôi con là trẻ tự kỷ ở các bà mẹ tại thành phố hồ chí minh (Trang 52 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)