Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại thành phố bến tre (Trang 39 - 44)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu – thành phố Bến Tre

Thành phố Bến Tre thuộc tỉnh Bến Tre đƣợc thành lập theo Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ. Diện tích tự nhiên là 7.104,84 ha với tổng dân số là 128.269 người. Thành phố có 14 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 08 phường (phường An Hội, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8, phường Phú Khương và phường Phú Tân), 06 xã (xã Nhơn Thạnh, xã Phú Nhuận, xã Bình Phú, xã Mỹ Thạnh An, xã Phú Hƣng và xã Sơn Đông). Hình dạng hình tam giác, phía Bắc và Đông Bắc, thanh giáp huyện Châu Thành, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Giồng Trôm, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Mỏ Cày Bắc và sông Hàm Luông.

Hình 1.2. Bản đồ vị trí tự nhiên thành phố Bến Tre

(Nguồn: https://diaocthongthai.com/ban-do-tp-ben-tre-ben-tre/)

Thành phố Bến Tre là nơi có Quốc lộ 60 đi qua, thuận lợi đi đến các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng. Đây là tuyến giao thông huyết mạch dọc biển Đông, có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng, hình thành tuyến phòng thủ ven biển. Là một mắt xích quan trọng trong việc nối kết chuỗi các đô thị: Thành phố Hồ Chí Minh -

29

Long An - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Vĩnh Long. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 87km và Thành phố Cần Thơ khoảng 110km đường bộ. Bên cạnh đó, Thành phố Bến Tre có hệ thống sông ngòi chằng chịt tạo điều kiện thuận lợi trong việc thoát nước đô thị, giao thông đường thủy và đặc biệt là phát triển loại hình du lịch sinh thái, sông nước.

Thành phố Bến Tre có địa hình tương đối bằng phẳng với hệ thống kênh rạch khá chằng chịt, cao độ trung bình so với mặt nước biển từ 1 - 1,5 m, là vùng đất nổi phù sa trên nền đất thấp đƣợc bao bọc bởi sông Hàm Luông về phía Tây, sông Bến Tre về phía Nam, kênh Chẹt Sậy về phía Đông. Trong khu vực nội ô có rạch Cái Cá, rạch Cá Lóc, rạch Kiến Vàng và rạch Gò Đàng.

Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của yếu tố khí hậu nhiệt đới gió mùa quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao, nhiệt độ không khí trung bình hàng năm 270C. Độ ẩm không khí trung bình từ 83 - 90%. Trong năm, khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa bình quân năm 1.210 - 1.500 mm/năm; lƣợng mƣa phân bố không đều giữa các tháng trong năm, trong mùa mƣa lƣợng mƣa chiếm 94 - 98% tổng lƣợng mƣa cả năm.

Thành phố Bến Tre có nền kinh tế chủ yếu là phi nông nghiệp, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt từ 15%/năm. Cơ cấu kinh tế thương mại, dịch vụ 83,90%, công nghiệp – xây dựng 15,36%, nông nghiệp 0,74%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 56 triệu đồng/người. (Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Bến Tre nhiệm kỳ 2015-2020). Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thu ngân sách và thu hút đầu tƣ đạt kết quả tốt, kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ phát triển mạnh, đồng bộ; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao; quốc phòng – an ninh luôn đƣợc giữ vững.

Thành phố Bến Tre hiện là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bến Tre, là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh. Trên địa bàn thành phố Bến Tre hiện có 05 cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề (Phân hiệu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Bến Tre, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Thường xuyên tỉnh Bến Tre, Trường Cao đẳng Đồng Khởi và Trường Trung cấp nghề Bến Tre), có 19 cơ sở Y tế (có 02 bệnh viện tuyến tỉnh: Bệnh viện đa khoa

30

Nguyễn Đình Chiểu, Bệnh viện Y học cổ truyền Trần Văn An), có khoảng 1.325 doanh nghiệp, công ty; có 9.741 hộ kinh doanh cá thể, hệ thống giao thông đối ngoại và đối nội…. Ngoài ra có các cơ sở bảo trợ của tỉnh nằm trên địa bàn như: Trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật, Trung tâm bảo trợ trẻ em, Trung tâm bảo trợ người già, Trung tâm bảo trợ người tâm thần,… Từ đó, góp phần cho đời sống vật chất và tinh thần nhân dân từng bước được nâng lên rõ nét, là điều kiện cho Thành phố Bến Tre phát triển.

1.2.2. Khái quát về tình hình TEKTVĐ ở thành phố Bến Tre

Thành phố Bến Tre hiện có 85 trẻ em bị khuyết tật về vận động, chiếm tỷ lệ 0,39% trẻ em toàn thành phố. Trong đó: trẻ em nam 41 trẻ, trẻ em nữ 44 trẻ. Có 21 trẻ sống ở trung tâm bảo trợ, trường nuôi dạy trẻ em khuyết tật và 64 trẻ sống ngoài cộng đồng. Không có trẻ em tham gia lao động trái pháp luật, trẻ em bỏ nhà đi lang thang, không có nơi cƣ trú ổn định (UBND Thành phố Bến Tre, 01/2023).

Công tác chăm sóc trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật, khuyết tật vận động nói riêng rất được địa phương quan tâm thực hiện với nhiều nội dung như:

UBND Thành phố Bến Tre đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trong đó có TEKTVĐ bám sát chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác trẻ em của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, TKT, TEKTVĐ. UBND thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động truyền thông về công tác, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý nghĩa của việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Nội dung tập trung tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về thực hiện các quy định của Luật trẻ em, các Nghị định, thông tƣ liên quan đến trẻ em; tăng cường truyền thông, giáo dục kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền, bổn phận của trẻ em; các kiến thức, kỹ năng về phòng chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; chăm sóc và chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với trẻ em khuyết tật,… Thông qua các hình thức tuyên truyền gián tiếp nhƣ bằng khẩu hiệu, pa nô tại các trường học, trụ sở UBND xã, phường, nhà văn hóa và trực tiếp thông qua các chương trình tập huấn, hội nghị, tọa đàm; tuyên truyền lồng ghép trong các buổi tập

31

huấn, sinh hoạt của nhà trường, sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, tập trung tuyên truyền trong các tháng cao điểm nhƣ: Tháng hành động vì trẻ em, ngày quốc tế hạnh phúc, các sự kiện văn hóa, thể thao, lồng ghép trong chương trình hoạt động của các cơ quan, đơn vị...

Các đơn vị trường học chú trọng giáo dục, tư vấn kiến thức, đã lồng ghép giảng dạy đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em, đặc biệt quan tâm những TKT, TEKTVĐ trong các tiết học chính khóa, các hoạt động ngoại khóa của nhà trường. Thường xuyên phối hợp với gia đình giáo dục đạo đức cho trẻ.

Đảm bảo 100% TEKTVĐ thuộc đối tƣợng bảo trợ đƣợc nhận hỗ trợ theo các chính sách của nhà nước quy định như chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ gạo, thẻ bảo hiểm y tế... Ngoài ra, công tác xã hội hóa cùng chung tay giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, TEKTVĐ đƣợc cấp chính quyền, nhà trường, cộng đồng cùng thực hiện.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Bến Tre có 15 Ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, trong đó cấp thành phố 01 và cấp xã, phường 14. Mỗi đơn vị cũng có Chi hội Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, người tàn tật và trẻ mồ côi trẻ em. Các tổ chức đảm bảo cho trẻ em nói chung, TEKTVĐ nói riêng được yêu thương, chăm sóc, hưởng các quyền theo quy định.

32

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra ứng dụng vào nghiên cứu của mình một số lý thuyết nhƣ thuyết nhu cầu của Maslow, thuyết hệ thống, thuyết vai trò.

Đồng thời nêu ra các khái niệm liên quan đến TEKTVĐ và NVCTXH,… Từ đó, giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan chung về vai trò của NVCTXH trong hỗ trợ người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật vận động nói riêng. Đây là nền tảng giúp tác giả tìm hiểu, phân tích, nhận định về những khó khăn, nhu cầu của TEKTVĐ và đề ra các hoạt động thể hiện vai trò của NVCTXH trong hỗ trợ TEKTVĐ. Bên cạnh đó, trong chương này, tác giả đã nêu ra một số văn bản Pháp luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam về quyền của trẻ em, của người khuyết tật, giúp chúng ta xác định được vị thế của trẻ em khuyết tật vận động trong đời sống xã hội.

Ngoài những vấn đề mang tính chất lý luận về vai trò NVCTXH trong hỗ trợ TEKTVĐ, tác giả đã khái quát một số đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội tại địa bàn nghiên cứu, công tác chăm sóc TEKTVĐ ở thành phố Bến Tre.

Những vấn đề lý luận và thực tiễn trên là cơ sở giúp cho tác giả xác định đƣợc các nội dung cần nghiên cứu tiếp theo về thực trạng, nhu cầu của trẻ em khuyết tật vận động và vai trò của NVCTXH với TEKTVĐ trên địa bàn nghiên cứu.

33

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại thành phố bến tre (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)