Mức độ tác động của một số nhân tố khách quan tác động đến vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại thành phố bến tre (Trang 73 - 77)

CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ TRẺ EM KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE

2.4. Mức độ các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động

2.4.2. Mức độ tác động của một số nhân tố khách quan tác động đến vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động

Bảng 2.13. Mức độ tác động của một số nhân tố khách quan đối với vai trò của NVCTXH trong việc hỗ trợ TEKTVĐ

STT Tác động của nhân tố khách quan đến vai trò của

NVCTXH ĐTB ĐLC Thứ

bậc

1

Những chủ trương, chính sách của Đảng, phát luật Nhà nước đối với sự phát triển của nghề công tác xã hội

3,86 0,71 5

2 Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất

nước và tỉnh 4,11 0,74 2

63

3

Về nhận thức của cộng đồng về người khuyết tật, trẻ khuyết tật vận động và công tác xã hội đối với người khuyết tật

3,98 0,76 4

4 Đối với gia đình trẻ khuyết tật 4,05 0,79 3

5 Đặc điểm của trẻ khuyết tật 4,34 0,76 1

Điểm trung bình chung 4,07 0,57 (Nguồn: Số liệu nghiên cứu đề tài, tháng 02/2023)

Nhân tố Đặc điểm của trẻ khuyết tật chiếm điểm trung bình cao nhất từ các ý kiến của người tham gia khảo sát là 4,34.

Hoạt động giúp đỡ người khuyết tật để họ vươn lên trong cuộc sống là công việc, là trách nhiệm của mỗi người chúng ta. Đối với TEKTVĐ thường gặp khó khăn, hạn chế về di chuyển, đi lại, tham gia các hoạt động cộng đồng, học tập, giao tiếp, ngoài ra trẻ có những đặc điểm tâm lý khác biệt và gặp nhiều rào cản hơn so với những nhóm người yếu thế khác trong xã hội, … Mặc dù vậy, họ cũng có thế mạnh, nhu cầu, ƣớc mơ nhƣ bất cứ ai. Khảo sát 85 trẻ khuyết tật vận động và 10 cán bộ, NVCTXH thì các yếu tố về sức khỏe, di chuyển đi lại của trẻ, tự ti mặc cảm, quan hệ xã hội thu hẹp, trình độ học vấn, độ tuổi, mức độ khuyết tật,… là những nhân tố thuộc về cá nhân trẻ, tuy nhiên có mức ảnh hưởng đến vai trò hỗ trợ của NVCTXH.

Ngoài các chế độ, chính sách của Nhà nước, ngoài sự chăm lo giúp đỡ của cộng đồng, điều quan trọng hơn cả chính là ý chí phấn đấu vươn lên của bản thân mỗi trẻ khuyết tật, không mặc cảm, tự ti, phấn đấu vươn lên để hòa nhập cùng cộng đồng xã hội. Có vậy thì cuộc sống của trẻ khuyết tật mới vươn lên khá hơn. Tuy nhiên, rào cản xã hội do nhận thức của cộng đồng, gia đình và bản thân trẻ khuyết tật vẫn chƣa đúng và chƣa đầy đủ, một bộ phận trẻ khuyết tật chƣa tự tin vƣợt lên số phận và chƣa được hỗ trợ kịp thời để vươn lên hòa nhập cộng đồng, chưa cố gắng tham gia các nội dung để hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã ban hành đối với người khuyết tật;

vẫn còn một số trẻ khuyết tật chƣa đƣợc học tập, học nghề, tƣ vấn hỗ trợ tìm việc làm cho tương lai.

Cùng với xu hướng phát triển chung của đất nước và của tỉnh, đời sống đại bộ phận các tầng lớp nhân dân ổn định và nâng cao, nhân tố phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và tỉnh chiếm điểm trung bình 4,11 có mức tác động trực tiếp đến công tác chăm sóc, hỗ trợ các đối tƣợng yếu thế, trong đó có TEKTVĐ.

64

Tùy từng thời điểm, mức tác động cũng khác nhau, phụ thuộc rất nhiều vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương để thực hiện chính sách an sinh xã hội. Ngoài thực hiện trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng cho trẻ khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; trợ cấp hộ gia đình chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng theo Nghị định số 28 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật; Nghị định số 136 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, mua bảo hiểm y tế cho 100% người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng theo quy định, Thành phố Bến Tre còn có các chế độ riêng kịp thời hỗ trợ những trường hợp khó khăn đột xuất; mở rộng xét hỗ thêm cho trẻ khuyết tật; đầu tƣ, nâng cấp đảm bảo điều kiện chăm sóc và nuôi dƣỡng các đối tượng người khuyết tật theo quy định tại cơ sở bảo trợ xã hội với kinh phí hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nhân tố Gia đình trẻ khuyết tật vận động chiếm điểm trung bình cao thứ ba là 4,05. Ngoài sự nỗ lực của bản thân trẻ khuyết tật thì sự phối hợp và hỗ trợ từ phía gia đình trẻ là thiết yếu, phải có quyết tâm và kiến thức cơ bản để hỗ trợ trẻ gần với cuộc sống bình thường, đặc biệt là hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, điều trị khuyết tật của trẻ. Khoa học đã chứng minh vật lý trị liệu càng sớm thì hiệu quả càng rõ rệt. Thế nhƣng có nhiều gia đình thiếu kiên trì, không theo đến cùng liệu trình điều trị khiến bệnh tình trẻ càng nghiêm trọng. Do đó, cha mẹ cố gắng kiên trì đồng hành cùng con để trẻ đƣợc phục hồi sớm, hiệu quả nhất.

Đa số gia đình trẻ khuyết tật có hoàn cảnh gia đình khó khăn, bản thân phải chịu nhiều vất vả, thiếu tình thương từ người thân, gia đình; nhiều gia đình khi đưa trẻ vào Trường và trung tâm rồi ít lui tới thăm hỏi. Khi trẻ vào Trường thì ngoài chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định thì cần người thân đến chăm sóc, đến thăm, động viên, khuyến khích trẻ trong cuộc sống cũng như chu cấp thêm lương thực, thực phẩm, quần áo, tiền và nhu yếu phẩm khác góp phần đem lại cuộc sống tốt hơn cho trẻ.

Ở thành thị người dân sống chủ yếu dựa vào các công việc buôn bán, làm thuê, mướn, không có việc làm và thu nhập không ổn định. Hơn nữa trong gia đình trẻ khuyết tật những chi phí dành cho khám sức khỏe định kỳ, thuốc thang, phục hồi chức năng tốn kém kinh tế gia đình rất nhiều. Qua khảo sát trong gia đình có trẻ khuyết tật đa phần đều có điều kiện kinh tế thấp, do bệnh tật, thiếu tƣ liệu sản xuất.

65

Nhân tố tác động tiếp theo là Nhận thức của cộng đồng về người khuyết tật, trẻ khuyết tật vận động và công tác xã hội đối với người khuyết tật có điểm trung bình 3,98. Với sự phát triển của xã hội, cho thấy các ban, ngành, đoàn thể và lãnh đạo chính quyền địa phương, cộng đồng nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong chăm lo các đối tƣợng trẻ em khuyết tật, quan tâm, giúp đỡ TEKTVĐ thông qua vận động các nguồn lực; triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác trợ giúp trẻ; luôn tôn trọng, tạo mọi điều kiện, nguồn lực để giúp trẻ đƣợc học tập, điều trị bệnh, hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên mức độ quan tâm cũng nhƣ sự am hiểu về vai trò NVCTXH của một số lãnh đạo địa phương có lúc chưa thường xuyên;

chưa lồng ghép nội dung thực hiện Luật người khuyết tật vào kế hoạch phát triển phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, thiếu theo dõi, kiểm tra, giám sát, còn hạn chế trong tổ chức sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện.

Nhân tố về Những chủ trương, chính sách của Đ ng, pháp luật Nhà nước đối với sự phát triển của nghề công tác xã hội có điểm trung bình 3,86. Hiện nay cơ sở pháp lý quan trọng đưa nghề công tác xã hội ở nước ta phát triển theo hướng chuyên nghiệp chính là Đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010- 2020; Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển CTXH giai đoạn 2021- 2030. Bên cạnh đó, liên quan từng đối tƣợng yếu thế mà nghề công tác xã hội có chức năng và nhiệm vụ hỗ trợ thì có các luật quy định riêng như Luật người khuyết tật, Luật Giáo dục quy định trường, lớp dành riêng cho người khuyết tật, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý trường dành riêng cho người khuyết tật và chính sách học bổng, trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật có khó khăn về kinh tế hay chính sách xã hội dành cho người khuyết tật đã được Nhà nước ban hành rất nhiều, từ Luật đến Nghị định, thông tư hướng dẫn. Có thể thấy về mặt chính sách và luật pháp, Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản từ cấp độ cao đến các văn bản chỉ đạo, điều hành cụ thể để từng lúc phát triển nghề công tác xã hội.

Tuy nhiên, việc thực thi các chính sách đối với người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn, do nhiều chính sách ban hành còn mâu thuẫn, chồng chéo và tính khả khi, phù hợp với thực tiễn chưa cao; bên cạnh đó chính sách ban hành nhiều, lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ do đó không thể nào nắm hết các chính sách đã đƣợc ban hành. Có nhiều chính sách ban hành không tạo động lực cho người khuyết tật

66

vươn lên trong cuộc sống, mà tạo cho người khuyết tật sự ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy để thực hiện tốt hoạt động công tác xã hội trong trợ giúp người khuyết tật, công tác tuyên truyền để người khuyết tật biết, hiểu và thực thi; tạo điều kiện để người dân mạnh dạn tham gia ý kiến trong việc thực hiện các chính sách trợ giúp TEKTVĐ; nâng cao năng lực cho trẻ trong cuộc sống; phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của nghề CTXH trong việc trợ giúp đối tƣợng theo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm hướng tới công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội cũng như thúc đẩy việc thực hiện các chính sách, chương trình ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại thành phố bến tre (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)