Vai trò của nhân viên công tác xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại thành phố bến tre (Trang 57 - 70)

CHƯƠNG 2. VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ TRẺ EM KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI THÀNH PHỐ BẾN TRE

2.3. Vai trò của nhân viên công tác xã hội với trẻ em khuyết tật vận động

2.3.1. Vai trò của nhân viên công tác xã hội

Bảng 2.4. Vai trò của nhân viên công tác xã hội

STT Vai trò của nhân viên công tác xã hội ĐTB ĐLC Thứ bậc

1 Vai trò chăm sóc 4,31 0,77 1

2 Là nhà giáo dục (dạy học, khắc phục khuyết điểm) 4,12 0,75 2 3 Kết nối các nguồn lực hỗ trợ (hỗ trợ vật chất, tinh

thần) 3,86 0,82 5

4 Xây dựng mạng lưới hỗ trợ (bệnh viện, trường học,

câu lạc bộ, hướng nghiệp,...) 4,00 0,77 3

5 Là người biện hộ, hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin 3,98 0,72 4 Điểm trung bình chung 4,05 0,65

(Nguồn: Số liệu nghiên cứu đề tài, tháng 02/2023)

NVCTXH có vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ TEKTVĐ đó là Vai trò chăm sóc có điểm trung bình cao nhất 4,31. Khi trẻ sống tại Trường, các hoạt động hàng ngày đều cần có người hỗ trợ từ việc ăn uống, sinh hoạt, học tập, học nghề…

“Quá trình điều trị cho các em nhỏ không may bị khuyết tật bẩm sinh trong vận động thường kéo dài 1, 2, 3 năm hoặc lâu hơn. Do đó các y, bác sĩ vừa hướng dẫn điều trị, là người đồng hành chia sẻ vui buồn, nỗ lực để chia sẻ những thiệt thòi cho các em. Hơn nữa việc chăm sóc, điều trị cho trẻ khuyết tật cần quá trình bền bỉ, lâu dài và tốn kém. Nếu không được đồng hành, khích lệ của đội ngũ y bác sĩ, gia đình sẽ nản, dễ bỏ cuộc. Chúng tôi luôn cố gắng chia sẻ, hỗ trợ để gia đình các em kiên trì trong quá trình phục hồi chức năng cho con em họ” (PVS chị H.T.N, NVCTXH).

NVCTXH thực hiện vai trò Là nhà giáo dục (dạy học, khắc phục khuyết điểm) có điểm trung bình 4,12 đúng vị trí thứ hai. Hàng năm, thành phố có trên 10 lượt trẻ khuyết tật được huy động ra lớp theo học tại các trường mầm non, tiểu học và có 01 Trường Nuôi dạy trẻ em khuyết tật dành riêng cho những trẻ em khuyết tật không thể học tập hòa nhập với các trẻ khác để các em theo học chương trình dành cho trẻ khuyết tật. Để làm tốt vai trò này, NVCTXH hàng ngày ngoài dạy kiến thức văn, dạy kỹ năng sống, còn duy trì luyện tập phục hồi chức năng vận động cho trẻ theo phác đồ điều trị để đáp ứng tốt nhu cầu đƣợc hỗ trợ trong học tập nâng cao trình

47

độ, kiến thức, cung cấp kiến thức kỹ năng cho TEKTVĐ qua phát triển những kỹ năng xã hội cần thiết nhƣ giao tiếp, tập huấn, giáo dục cộng đồng để trẻ có hiểu biết, tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề, đánh giá vấn đề, phân tích và tìm kiếm nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết, có thể tự tin hơn khi tham gia vào mọi hoạt động xã hội có ích cho cuộc sống tự lập.

Ngoài đội ngũ NVCTXH, Trường cũng đã vận động nguồn kinh phí để hợp đồng giáo viên dạy văn hóa tại chỗ cho các em khuyết tật nặng, giúp các em nắm đƣợc các kiến thức cơ bản khi chƣa đƣợc đến lớp, hòa nhập cộng đồng. Đối tƣợng là TEKTVĐ nên quan tâm chương trình giáo dục đặc biệt được thiết kế dành riêng cho các học sinh bị chậm phát triển về tinh thần/thể chất/tình cảm... Các trẻ này cần một môi trường giáo dục dành riêng cho mình - điều mà các trường học truyền thống không thể đáp ứng. Giáo dục đặc biệt sử dụng các phương pháp, chương trình và cả nội dung giảng dạy mang tính thích nghi cho các trẻ có nhu cầu đặc biệt; đáp ứng nhu cầu hoạt động, vui chơi, học tập theo khả năng của trẻ đó.

Tiếp theo vai trò Xây dựng mạng lưới hỗ trợ (bệnh viện, trường học, câu lạc bộ, hướng nghiệp,...) có điểm trung bình 4,0. Hoạt động xây dựng mạng lưới hỗ trợ trong thực hiện trợ giúp trẻ khuyết tật luôn đƣợc các cấp, các ngành quan tâm. Thực tế cho thấy trẻ khuyết tật khó có thể cải thiện cuộc sống, vươn lên, hòa nhập xã hội nếu không có nguồn lực nào hỗ trợ, giúp đỡ và nếu chính trẻ khuyết tật không nhận ra khả năng của chính bản thân mình để phát huy, chính vì vậy NVCTXH sẽ là công cụ vững chắc trợ giúp trẻ khuyết tật bộc lộ khả năng của bản thân, vươn lên trong cuộc sống.

NVCTXH cần kết nối xây dựng mạng lưới hỗ trợ, tiếp cận các nguồn lực để thực hiện chính sách trợ giúp TEKTVĐ, nó bao gồm vận động nguồn nội lực và ngoại lực, trong đó nguồn nội lực bao gồm nguồn lực nội tại tại địa phương và nguồn lực của chính bản thân trẻ khuyết tật. Nguồn ngoại lực là các bệnh viện, trường học, câu lạc bộ để hỗ trợ TEKTVĐ. Phát huy nguồn nội lực của chính trẻ khuyết tật vận động họ, tích cực lao động, sản xuất, học tập để làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Có các chế độ chính sách đãi ngộ thu hút đầu tƣ nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, ưu tiên phát triển các ngành nghề mà địa phương có lợi thế; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển sản xuất để thu hút lao động trẻ khuyết tật.

Vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp Quỹ “Vì người nghèo” để hỗ trợ cho trẻ khuyết tật có đủ nguồn lực phát triển vươn lên.

48

Tiếp theo vai trò Là người biện hộ, hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin có điểm trung bình 3,98. Những vấn đề NVCTXH cần biện hộ cho trẻ khuyết tật về đảm bảo quyền của TEKTVĐ, đƣợc tham gia vào các hoạt động ở cộng đồng nhằm đem lại lợi ích cho người khuyết tật và gia đình, được hưởng đầy đủ các chính sách, chương trình ưu đãi, trợ giúp của nước ngoài và chính quyền địa phương, được tiếp cận các nguồn lực: việc làm, hỗ trợ vốn, đƣợc chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, giáo dục, dạy nghề… Ngoài ra, NVCTXH vừa có vai trò đại diện cho TEKTVĐ để phản ánh tiếng nói của mình đến các cấp chính quyền lại vừa giúp trẻ có khả năng tự biện hộ cho mình.

Cùng với đó là hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin nhằm bảo vệ quyền lợi cho trẻ khuyết tật nói riêng, cộng đồng người khuyết tật nói chung để họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ, đặc biệt trong những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách mà đáng lẽ ra họ được hưởng; tạo ra sự liên kết giữa các đối tượng với hệ thống dịch vụ, tạo ra các cơ hội để người khuyết tật tiếp cận với hệ thống nguồn lực bao gồm cả nguồn lực chính thức và nguồn lực không chính thức; kiến nghị với các cơ quan, tổ chức, ban, ngành những vấn đề vay vốn, đào tạo nghề, việc làm, phát triển sản xuất,.... nên vai trò này có ý nghĩa rất quan trọng đối với TEKTVĐ.

Vai trò Kết nối các nguồn lực hỗ trợ (hỗ trợ vật chất, tinh thần) có điểm trung bình 3,86, cho thấy nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp đối với người khuyết tật được nâng cao hơn. Các cơ quan nhà nước triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người khuyết tật, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong việc chăm lo cuộc sống của người khuyết tật, tạo cơ hội bình đẳng nhằm đáp ứng tốt hơn quyền lợi chính đáng, hợp pháp, động viên để người khuyết tật phát huy năng lực, vươn lên hòa nhập cộng đồng, đóng góp cho xã hội.

2.3.1.1. Hoạt động của nhân viên công tác xã hội thể hiện vai trò chăm sóc trẻ em khuyết tật vận động

Bảng 2.5. Hoạt động để thể hiện vai trò chăm sóc TEKTVĐ

STT Vai trò chăm sóc ĐTB ĐLC Thứ

bậc

1 Chăm sóc sinh hoạt cá nhân 4,14 0,69 1

2 Chăm sóc dinh dƣỡng 4,09 0,77 2

3 Chăm sóc sức khỏe thể chất 4,04 0,70 3

49

4 Luyện tập, phục hồi chức năng 3,89 0,74 5

5 Chăm sóc đời sống tinh thần, văn hóa, văn

nghệ, thể dục, thể thao. 3,91 0,75 4

6 Tham vấn tâm lý, sức khỏe tinh thần 3,85 0,63 6 Điểm trung bình chung 3,99 0,58

(Nguồn: Số liệu nghiên cứu đề tài, tháng 02/2023)

TEKTVĐ được nuôi dạy tại Trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh đa số ở nội trú, mọi sinh hoạt, học tập tại trường, trung tâm nên điều kiện Chăm sóc sinh hoạt cá nhân có điểm trung bình cao nhất là 4,14. Chăm sóc sinh hoạt cá nhân được NVCTXH phục vụ cho trẻ thực hiện các sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng; tiền vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tƣợng nữ và các đồ dùng, vật dụng thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày và các vật dụng khác đƣợc quy định cụ thể tại Thông tƣ 02/2018/TT-LĐTBXH ngày 27 tháng 4 năm 2018 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xây dựng giá dịch vụ trợ giúp xã hội.

Ví dụ nhƣ:

+ Chăn, màn, gối, chiếu: 01 bộ/năm;

+ Quần áo mùa đông 01 bộ/năm; quần áo mùa hè: 02 bộ/năm;

+ Khăn mặt, dép, bàn chải: 01 bộ/quý…

Kinh phí mua trang phục và đồ dùng cho người khuyết tật được lấy từ ngân sách cấp. Ngoài trang phục và đồ dùng cấp theo quy định của pháp luật hiện hành, nhà trường, trung tâm vận động kinh phí từ xã hội hóa phục vụ việc mua vật dụng sinh hoạt cá nhân cho các đối tƣợng bảo trợ. Tuy có đầy đủ vật dụng phục vụ sinh hoạt cá nhân, để người khuyết tật vệ sinh cá nhân tốt phải kể đến sự chăm sóc tận tụy, không ngại bẩn và tình thương của con người đối với con người của người làm chăm sóc. Từ đó, đối tượng bảo trợ xã hội ở Trung tâm nói chung, đối tượng người khuyết tật nói riêng đƣợc chăm sóc vệ sinh cá nhân khá tốt.

Từ thực tế khảo sát cho thấy, hầu hết người khuyết tật điều nhận được các vật dụng cần thiết, đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Tuy nhiên một số người khuyết tật không còn khả năng phục vụ bản thân, nên mọi sinh hoạt cá nhân đều phục thuộc vào cán bộ chăm sóc, do đó vật dụng xà bông giặt đồ đều đƣợc nhân viên chăm sóc giữ lại và giúp họ giặc quần áo.

50

Người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, nên việc giặt quần, áo, dọn dẹp phòng ở tất cả điều phụ thuộc vào sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội. Tuỳ thuộc vào dạng khuyết tật mà người khuyết tật gặp phải nhân viên công tác xã hội sẽ có hướng trợ giúp phù hợp trong quá trình chăm sóc vệ sinh cá nhân.

Hoạt động Chăm sóc dinh dưỡng có thứ bậc 2 với điểm trung bình 4,09.

Trong công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng các đối tƣợng hàng ngày, NVCTXH đặc biệt chú trọng đến công tác chăm sóc dinh dƣỡng, đây là nhu cầu cơ bản, thiết yếu để con người tồn tại và phát triển qua hoạt động ăn, uống hằng ngày nên hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe trẻ, gồm các hoạt động nhƣ đƣợc ăn đầy đủ bữa, thực đơn thay đổi hàng ngày, thức ăn đảm bảo nhu cầu tháp dinh dƣỡng, lƣợng thức ăn phù hợp nhu cầu, nước uống hợp vệ sinh, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý; có chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho người bệnh nặng. TEKTVĐ tại trường được đáp ứng đầy đủ các chế độ đối với đối tƣợng bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành, đủ đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người khuyết tật về ăn uống, nghĩ ngơi và chăm sóc tinh thần.

Ngoài mức tiền ăn được chi theo ngân sách, trường vận động thêm tiền để hỗ trợ thêm cho các bữa ăn của đối tượng, ngoài ra chúng tôi còn vận động thêm nhu yếu phẩm như: Đường, dầu ăn, nước mắm, nước tương và nhất là gạo làm giảm được chi phí mua từ ngân sách, từ đó tăng được chất lượng dinh dưỡng của bữa ăn. Quan trọng hơn để làm phong phú thêm các bữa ăn, trung tâm vận động các tổ chức, cá nhân nấu bữa ăn từ thiện với nhiều món phong phú như: Thịt kho trứng, mì xào hải sản, phở, hủ tiếu, cháo gà…”.(PVS chị N.T.D - NVCTXH).

Tiếp theo hoạt động Chăm sóc sức khỏe thể chất có điểm trung bình 4,04 là hoạt động có chủ đích nhằm đảm bảo nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cho trẻ về mặt y tế, khám chữa bệnh. Trong đó gồm các hoạt động về thăm khám sức khỏe định kỳ;

uống thuốc đủ liều, đúng thời gian; xử trí cấp cứu, các bệnh thông thường đúng quy định chuyên môn y tế; hỗ trợ tập vật lý trị liệu; hướng dẫn giữ vệ sinh cá nhân; hướng dẫn vận động, rèn luyện thể dục thể thao; Đội ngũ NVCTXH hỗ trợ y tế tại cơ sở nuôi dƣỡng thực hiện nhiệm vụ thăm khám, chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo kế hoạch, đặc biệt là các đối tƣợng có sức khỏe yếu, bệnh nặng; cấp phát thuốc kịp thời đầy đủ và hướng dẫn các đối tượng uống thuốc đều đặn theo phác đồ điều trị nhằm nâng cao hiệu quả, chất lƣợng chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

51

Trẻ sống tại Trường được cấp thẻ bảo hiểm y tế, lập hồ sơ theo dõi sức khỏe định kỳ, khi người khuyết tật đau ốm sẽ được nhân viên y tế của đơn vị kiểm tra sức khỏe và điều trị bệnh (nếu phát hiện bệnh). Đối với trẻ sống ngoài cộng đồng cũng đƣợc chăm sóc sức khỏe, điều trị chu đáo, không để trẻ khuyết tật bị bỏ lại phía sau.

Kế tiếp là Chăm sóc tinh thần, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao có điểm trung bình 3,91. TEKTVĐ thường có tâm lý tự ti, mặc cảm, lo lắng về chỗ ở mới, nhờ sự quan tâm, động viên, chia sẻ trẻ khuyết tật dần hòa nhập vào cuộc sống ở cộng đồng và ở nhà trường.

NVCTXH hướng dẫn vận động, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể, vui chơi, giải trí, những hoạt động sinh hoạt tập thể nhƣ hát karaoke, văn hóa, văn nghệ, chơi trò chơi, sinh hoạt nhóm, thể dục thể thao cho trẻ vào dịp cuối tuần, nhân các ngày lễ lớn của đất nước, ngày Người khuyết tật Việt Nam… Qua đó, giúp cho người bệnh cảm thấy vui vẻ, phấn khởi. Hơn nữa trị liệu thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao được coi là phương pháp tổng hợp, giúp trẻ kích thích cảm xúc, thể hiện cảm xúc, cảm thấy vui vẻ, dễ kết nối, chia sẻ giúp đời sống văn hóa, tinh thần của trẻ thêm đa dạng, phong phú, tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, nâng cao tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.

Hoạt động Luyện tập, phục hồi chức năng có điểm trung bình 3,89 là hoạt động có chủ đích nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu của TEKTVĐ về chương trình tập luyện từng bước giúp người khuyết tật phục hồi lại khả năng hoạt động của một bộ phận trên cơ thể sau khi phẫu thuật, điều trị hay suy giảm chức năng do nhiều yếu tố khác nhau.

Thông thường những TEKTVĐ rất hạn chế trong vận động, di chuyển, ít được giao tiếp với môi trường bên ngoài, họ ít được chia sẻ, do vậy họ rất dễ gặp những tổn thương về mặt tâm lý. Do đó hoạt động Tham vấn tâm lý, sức khỏe tinh thần của NVCTXH đối với trẻ khuyết tật là rất cần thiết, có điểm trung bình 3,85. Hoạt động tham vấn đối với nhà trường chủ yếu tập trung một số nội dung như: trao đổi/trò chuyện nhằm chia sẻ, giải tỏa căng thẳng, những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống…

Chính vì vậy “Việc chia sẻ, trao đổi các vấn đề trong cuộc sống là hình thức được thực hiện nhiều tại trường nuôi dạy trẻ khuyết tật, giúp TEKTVĐ giải tỏa căng thẳng vượt qua khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống. Ngoài ra hình thức này được

52

thực hiện nhiều vì không đòi hỏi kiến thức chuyên môn, bài bản về tham vấn” (PVS chị L.T.C, NVCTXH tại Trường).

2.3.1.2. Hoạt động thể hiện vai trò là nhà giáo dục cho trẻ em khuyết tật vận động Bảng 2.6. Hoạt động để thể hiện vai trò là nhà giáo dục cho TEKTVĐ

STT Vai trò là nhà giáo dục ĐTB ĐLC Thứ

bậc

1 Dạy chữ, kiến thức 4,05 0,69 2

2 Dạy kỹ năng mềm 3,94 0,70 4

3 Dạy nghề 4,04 0,78 3

4 Dạy khắc phục khuyết điểm vận động 4,09 0,73 1 Điểm trung bình chung 4,03 0,58 (Nguồn: Số liệu nghiên cứu đề tài, tháng 02/2023)

Hoạt động của NVCTXH thể hiện vai trò là nhà giáo dục cho TEKTVĐ trong Dạy khắc phục khuyết điểm vận động có điểm trung bình cao nhất chiếm 4,09. Giáo dục nâng cao nhận thức trẻ biết cách khắc phục khuyết điểm bản thân, phục hồi chức năng là hoạt động thiết thực chứng tỏ TEKTVĐ đã khỏe mạnh về thể chất, ổn định tâm lý, có khả năng học tập, lao động phù hợp, phát huy kết quả điều trị và cải thiện sinh hoạt, đời sống.

Hoạt động của NVCTXH thể hiện vai trò là nhà giáo dục cho TEKTVĐ trong Dạy chữ, kiến thức đứng vị trí thứ hai với điểm trung bình là 4,05. NVCTXH hỗ trợ các em tham gia các lớp học văn hóa từ lớp 1 đến lớp 12. Tuy bị khuyết tật vận động, khó khăn trong trong việc đi lại khi đến trường nhưng khả năng học tập các em cũng không kém các bạn cùng trang lứa là ưu điểm, động lực để các em vươn lên đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện. Ở Trường, thường có sự chênh lệch về nhận thức và độ tuổi trong cùng lớp học dẫn đến khó khăn cho giáo viên trong việc giảng dạy, giáo viên phải sử dụng các phương pháp khác nhau cũng như nhiều hình thức đánh giá khác nhau trong quá trình dạy. Một số em học sinh khuyết tật có tâm lý chán nản trong việc học, vì các em nghĩ học sau này cũng không làm đƣợc gì dẫn đến các em không cố gắng, bi quan. Vì vậy giáo viên phải có biện pháp giải thích cho các em hiểu để cố gắng học cộng với việc thay đổi các phương pháp giáo dục.

NVCTXH thể hiện vai trò là nhà giáo dục cho TEKTVĐ trong Dạy nghề có điểm trung bình cao thứ ba là 4,04. Nhà trường, các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với

Một phần của tài liệu Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật vận động tại thành phố bến tre (Trang 57 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)