Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo đa chiều theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 47 - 51)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc đim điu kin t nhiên huyn Đồng H 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 3.1.1.2. Các điều kiện sinh thái tự nhiên của huyện Đồng Hỷ

a. Điều kiện địa hình

Huyện Đồng Hỷ có 15 đơn vị hành chính, gồm 02 thị trấn và 13 xã trong đó có 6 xã đặc biệt khó khăn, 3 xã thuộc vùng khó khăn và 62 xóm, bản đặc biệt khó khăn. Bước vào giai đoạn 2016-2020, toàn huyện có 4.006 hộ nghèo, chiếm 13,54% và 2.445 hộ cận nghèo, chiếm 8,26%. Hộ nghèo chủ yếu tập trung ở địa bàn vùng nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm

96,96% (5.620 hộ); địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là xã Văn Lăng (55,62%), tỷ lệ hộ nghèo từ 10-40% có 5 xã, từ 40-50% có 4 xã và từ 50% trở lên có 2 xã; số hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội 405 hộ, chiếm 6,99%; nhiều hộ nghèo thiếu hụt về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, tiếp cận thông tin. Từ ngày 01/10/2017 sau khi chuyển 3 đơn vị hành chính (thị trấn Chùa Hang, xã Linh Sơn, xã Huống Thượng) về thành phố Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ còn 4.839 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 21,28%; còn 2.637 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 11,6%. Đây là cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020).

b. Đặc điểm khí hậu

Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80%, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 270 ( là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển).

c. Về đất đai thổ nhưỡng

Tổng diện tích tự nhiên 57.848 ha. Trong đó: đất nông nghiệp chiếm 28,3%, đất Lâm nghiệp chiếm 48,43%; Đất chuyên dùng 10,7%; Đất thổ cư 3,4%. Tổng diện tích hiện đang sử dụng vào các mục đích là 93,8%, còn lại 6,2% diện tích tự nhiên chưa sử dụng.

d. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha. Chủ yếu là rừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy.

3.1.2. Đặc đim điu kin kinh tế - xã hi ca huyn Đồng H

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Những năm gần đây, kinh tế của tỉnh Đồng Hỷ đã có những bước phát triển đáng kể:

- Về Công nghiệp: Đồng Hỷ có tiềm năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 65 mỏ và điểm quặng, các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là chì và kẽm có 20 mỏ và điểm quặng; sắt có 8 mỏ và điểm mỏ, trữ lượng khoảng 12 triệu tấn; vàng có 7 mỏ và điểm quặng, trữ lượng khoảng 19 tấn; đá vôi, xi măng 50 triệu m3; đá trắng, thạch anh khoảng 160 triệu m3; sét, xi măng trên 5 triệu m3, ngoài ra, còn có antimon, titan, Kaolin, Silic.

- Về Nông - lâm nghiệp - thuỷ sản: Đồng Hỷ có tổng diện tích rừng lâm nghiệp là 120.990,5ha, trong đó, đất có rừng là 63.503,9ha, rừng tự nhiên 124.151,4ha, rừng trồng 19.352,5ha, đất chưa có rừng là 57.484,6ha. Sản lượng gỗ khai thác hàng năm trên 43.000m3. Điều kiện tự nhiên của Đồng Hỷ rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng như ngô, khoai, sắn…

Huyện đang thực hiện đề án về phát triển chăn nuôi trâu, bò và đã hình thành chợ mua bán gia súc; phát triển mạnh ngành chăn nuôi lợn (heo), gà, dê... và nuôi cá hồi phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

3.1.2.2. Tình hình phát triển dân số - xã hội

Theo kết quả thống kê năm 2016, huyện Đồng Hỷ có 106.861 người.

Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động là 71.671 người, chiếm 67,1% dân số.

Các chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo của Chính phủ được triển khai có hiệu quả. Diện mạo nông thôn cũng như các trung tâm của huyện đang từng ngày đổi thay theo chiều hướng văn minh, sạch đẹp. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố và giữ vững. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% số xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia, 100%

số xã có điện thoại thông tin liên lạc; các hoạt động văn hoá - xã hội ngày một phát triển.

Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động huyện Đồng Hỷ

Chỉ tiêu

2014 2015 2016

SL (người)

CC (%)

SL (người)

CC (%)

SL (người)

CC (%) I. Tổng số nhân khẩu 106.861 100 107.172 100,00 107.409 100,00 1. Theo giới tính

- Nam 52.286 48,93 52.438 48,93 52.555 48,90

- Nữ 54.575 51,07 54.734 51,07 54.854 51,10

2. Theo khu vực

- Thành thị 11.626 10,88 11.660 10,88 11.691 10,88 - Nông thôn 95.235 89,12 95.512 89,12 95.718 89,12 II. Tổng số lao động 71.671 100 71.878 100,00 72.608 100,00 1. Theo giới tính

- Nam 35.067 48,92 35.170 48,90 35.505 48,90

- Nữ 36.604 51,08 36.168 51,10 37.103 51,10

2. Theo khu vực

- Thành thị 7.797 10,88 7.820 10,90 7.914 10,90 - Nông thôn 63.874 89,12 64.058 89,10 64.694 89,10 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đồng Hỷ, 2016

Tuy nhiên, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, tiềm lực kinh tế chưa mạnh, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa phát triển, nhất là hệ thống giao thông, trình độ dân trí thấp, còn một số tập tục lạc hậu của đồng bào dân tộc ít người, sống rải rác phân tán... là những khó khăn và đã ảnh hưởng nhiều đến việc huy động học sinh ra lớp, duy trì sỹ số học sinh và việc thực hiện các mục tiêu phổ cập giáo dục của tỉnh.

Để thực hiện tốt những mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, Đồng Hỷ đã xác định phải đẩy nhanh, mạnh hơn nữa việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm cung cấp dịch vụ ngày càng tốt hơn về nhân lực có trình độ và chất lượng cao. Do vậy, việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là một đòi hỏi bức thiết mà hệ thống GD&ĐT của Đồng Hỷ cần phải đáp ứng.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo đa chiều theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)