Các giải pháp giảm nghèo đa chiều theo tiêu chí tiếp cận đa chiều tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo đa chiều theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 75 - 81)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Giải pháp giảm nghèo đa chiều theo tiêu chí tiếp cận đa chiều tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

3.5.2. Các giải pháp giảm nghèo đa chiều theo tiêu chí tiếp cận đa chiều tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

3.5.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức về giảm nghèo đa chiều tới các cấp, các ngành và người dân

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, các ngành trong công tác giảm nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo ở cấp huyện và xã, thị trấn; xây dựng quy chế làm việc cụ thể, phân công các thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo và giải quyết việc làm bám sát mục tiêu chương trình; phụ trách theo dõi cơ sở, tổ chức hướng dẫn thực hiện đồng thời nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo; thực hiện tốt công tác chế độ báo cáo theo định kỳ. Các thành viên Ban chỉ đạo phải chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, UBND huyện về nhiệm vụ được giao.

- Các cơ quan, đơn vị, đoàn thể và các tổ chức xã hội căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mình chủ động xây dựng kế hoạch để lồng ghép Chương trình giảm nghèo của huyện từ nay đến năm 2020. Tăng cường công tác phối, kết hợp để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo đạt hiệu quả, tổ chức thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ cấp xã, xóm, tổ dân phố (ít nhất mỗi năm 1lần/1người) để nhằm nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở.

- Kiên quyết xử lý những tổ chức, cá nhân kể cả hộ nghèo sử dụng các nguồn vốn ưu đãi, những hỗ trợ của Nhà nước dành cho hộ nghèo không đúng mục đích, làm thất thoát tài sản, tham ô, lãng phí nguồn lực của Nhà nước.

- Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, đặc biệt là sự phối hợp của cả hệ thống chính trị từ cấp huyện cho đến các xã, thị trấn để thường xuyên vận động các cấp hội, tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân cùng tham gia vào công tác giảm nghèo.

- Tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo. Khơi dậy được ý chí vươn tự lên của người nghèo, chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và cộng đồng.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa các cấp, các ngành, giữa chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể; lồng ghép thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội nhằm phát huy có hiệu quả việc xóa đói giảm nghèo bền vững.

- Nâng cao hiệu quả của các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao kỹ thuật, hướng dẫn cách làm ăn; tổ chức tập huấn, phổ biến khoa học kỹ thuật cho người nghèo, hộ nghèo.

- Tạo sự quyết tâm cao nhất ở tất cả các cấp, các ngành để nhận thức một cách đầy đủ, đúng đắn về vai trò, trách nhiệm và tác động của công tác giảm nghèo đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

3.5.2.2. Giải pháp hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản a. Chính sách hỗ trợ y tế cho người nghèo

- Đảm bảo cho 100% người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí, thông qua thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn; hỗ trợ 100% giá trị thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo (trong đó 30% ngân sách tỉnh).

- Từng bước nâng cao chất lượng hiệu quả khám chữa bệnh, đặc biệt tại tuyến cơ sở và ưu tiên đầu tư để đạt chuẩn y tế theo quy định.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho các Trạm Y tế xã, đi đôi với tăng cường tập huấn nâng cao năng lực cán bộ y tế cấp xã, thôn bản, để người nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế thuận lợi, có chất lượng.

- Tăng cường các Dự án hỗ trợ về bảo hiểm y tế cho người nghèo và người dân sinh sống tại vùng đặc biệt khó khăn theo Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ và Đồng bằng Sông Hồng (NORRED).

b. Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở

- Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 2742/QĐ-UBND ngày 14/10/2015 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với 4.059 hộ nghèo đã đăng ký vay vốn làm nhà trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tuyên truyền vận động cộng đồng chung tay góp sức, huy động tiền vốn từ các nguồn, các tổ chức, các nhà hảo tâm để tiếp tục thực hiện xoá nhà dột nát cho hộ nghèo.

c. Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ về giáo dục

- Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thường trú tại các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; mồ côi cha mẹ không nơi nương tựa hoặc bị khuyết tật có khó khăn về kinh tế; trẻ em có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học để trẻ em nói chung và trẻ em con hộ nghèo, cận nghèo và hộ dân tộc thiêu số nghèo nói riêng có điều kiện học tập thuận lợi; ưu tiên đầu tư trước cho các cơ sở trường, lớp học ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn đạt chuẩn theo

tiêu chí nông thôn mới. Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó khăn; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học” các cấp.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong giáo dục, vận động các tổ chức, hội đoàn thể tạo điều kiện cho con hộ nghèo đến trường bằng nhiều hình thức.

- Tiếp tục thực hiện tốt chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên nhất là sinh viên nghèo, sinh viên thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

d. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn

- Huy động các nguồn lực từ Chương trình mục tiêu Quốc gia, các dự án hợp tác Quốc tế đang thực hiện trên địa bàn, dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó ưu tiên đầu tư các xã đạt chuẩn nông thôn mới (cơ sở hạ tầng lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa và các công trình, hạ tầng cơ sở vật chất khác), các xã đặc biệt khó khăn và các thôn, bản đặc biệt khó khăn.

- Tăng cường lồng ghép các nguồn vốn để tập trung đầu tư có hiệu quả, chất lượng và hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

3.5.2.3. Bổ sung, hoàn thiện và cụ thể hóa các cơ chế chính sách để nâng cao hiệu quả huy động vốn cho giảm nghèo đa chiều

- Vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho chương trình;

- Vốn huy động cộng đồng (bao gồm cả tiền, hiện vật và ngày công lao động) và doanh nghiệp;

- Vốn hợp tác quốc tế (trên cơ sở có cam kết hoặc đã có văn bản thoả thuận, ghi nhớ).

Trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình cần tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, cả đa phương, song phương và các tổ chức

phi chính phủ để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, đồng thời tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu chương trình.

3.5.2.4. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp chính quyền trong công tác giảm nghèo đa chiều

- Tiếp tục phân cấp triệt để cho các huyện, xã trong thực hiện các chương trình xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm sự hài hòa giữa trách nhiệm đi đôi với quyền hạn

- Cấp tỉnh và cấp ngành cần tập trung vào xây dựng cơ chế, chính sách, xây dựng tiêu chí, tạo nguồn lực, đào tạo cán bộ, hướng dẫn và giám sát đánh giá còn việc huy động nguồn lực tại chỗ và tổ chức thực hiện là trách nhiệm của xã, huyện.

- Phát huy sáng kiến, năng động của địa phương, vai trò của các đoàn thể và người dân trong quá trình thực hiện.

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong thực hiện công tác giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới, xác định đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là việc làm thường xuyên của cả hệ thống chính trị và chính bản thân người nghèo.

- Hàng năm, cấp ủy, chính quyền cấp huyện, xã phải đăng ký phấn đấu mục tiêu giảm nghèo; đưa mục tiêu giảm nghèo vào tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu các địa phương.

- Tăng cường vai trò chủ động của cấp xã, cộng đồng thôn/bản trong việc đề xuất lựa chọn, thi công, quản lý, giám sát đầu tư, khai thác, sử dụng các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; đồng thời làm tốt công tác đối thoại giảm nghèo, tiếp nhận thông tin

phản ánh của báo chí, người dân để kịp thời phát hiện và khắc phục những sai sót, khó khăn, vướng mắc trong công tác giảm nghèo.

- Xây dựng các quy định để khuyến khích sự tham gia của người dân về các hoạt động giảm nghèo, từ việc xác định đối tượng thụ hưởng đến việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá kết quả. Chuyển dần phương thức hỗ trợ từ cho không sang hỗ trợ có điều kiện (cho vay); từ hỗ trợ đầu vào trong sản xuất sang hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm.

3.5.2.5. Một số giải pháp khác

- Cần sớm có các chính sách làm rõ quyền và trách nhiệm của người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, khắc phục tư tưởng ỷ lại. Xây dựng cơ chế khuyến khích hộ, xã tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động, sử dụng vốn có hiệu quả. Để xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả, cần khuyến khích làm giàu, tạo điều kiện cho mọi người có khả năng đều hăng hái đầu tư, sản xuất, kinh doanh, làm giàu một cách chính đáng.

- Kiên quyết chống bệnh hình thức và bệnh thành tích trong xoá đói, giảm nghèo. Chúng ta đều biết xoá đói, giảm nghèo phải đi liền với tiết kiệm, chống lãng phí; nhưng trên thực tế do bệnh hình thức và bệnh thành tích nên những người tổ chức lại thích phô trương, gây lãng phí về công sức và tiền của.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng, hoàn thiện các phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo trực tuyến; phần mềm theo dõi tình hình thực hiên chương trình, chính sách giảm nghèo; phần mềm thực hiện chính sách khuyến khích thoát nghèo và trang thông tin điện tử giảm nghèo của tỉnh để công khai đối tượng và tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo đa chiều theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)