Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Thực trạng nghèo đa chiều theo tiêu chí nghèo đa chiều tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Tỷ lệ hộ nghèo huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Sau 5 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo từ 2010 - 2015, kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá… từng bước được đầu tư hoàn thiện, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ dân sinh; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố; cảnh quan môi trường nông thôn có nhiều khởi sắc; tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm, đời sống vật chất và tinh thần nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo của huyện Đồng Hỷ chưa thực sự bền vững; tỷ lệ giảm hộ nghèo chậm; mức sống của hộ nghèo và hộ cận nghèo khác biệt không đáng kể nên nguy cơ tái nghèo cao; đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số. Tác giả nghiên cứu tỷ lệ hộ nghèo huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên theo một số tiêu chí sau đây:
3.2.1.1. Theo phương pháp tiếp cận
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, dân tộc và nhóm dân cư nên phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều cũng đã được huyện Đồng Hỷ đưa vào áp dụng thực tiễn. Kết quả cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo tăng lên so với việc đánh giá chuẩn nghèo theo phương pháp đơn chiều.
Bảng 3.2. Tỷ lệ hộ nghèo huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên theo tiếp cận đơn chiều và tiếp cận đa chiều năm 2016 Chỉ tiêu
Cách tiếp cận
Tổng số hộ nghèo (hộ)
Tỷ lệ (%)
Tiếp cận nghèo đơn chiều 2.798 9,5
Tiếp cận nghèo đa chiều 4.006 13,5
Nguồn: Phòng Lao động-TB&XH huyện Đồng Hỷ, 2016 Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ được rằng, so sánh giữa 2 phương pháp tiếp cận: Một là, phương pháp tiếp cận truyền thống là đo lường nghèo dưới góc độ thu nhập thì thấy được rằng, tổng số hộ nghèo cho tới cuối năm 2016 của huyện Đồng Hỷ là 2.798 hộ trong tổng số 29.597 hộ (chiếm 9,5%) nhưng khi ta sử dụng phương pháp tiếp cận mới là đo lường nghèo theo đa chiều thì kết quả thu được lại có một sự chênh lệch rất lớn. Qua tổng hợp kết quả điều tra, số hộ nghèo của huyện Đồng Hỷ lên tới 4.006 hộ chiếm 13,5% so với tổng số hộ. Như vậy, so với phương pháp tiếp cận đơn chiều thì
ta thấy rằng, số hộ nghèo tăng lên gấp 1,4 lần. Qua đó, tác giả có thể khẳng định được rằng, phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều có thể cho ta đánh giá hiện trạng nghèo của các hộ gia đình một cách khách quan hơn và sâu sắc hơn để có thể nhìn nhận hiện trạng vấn đề nghèo một cách toàn diện và là cơ sở để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và các chính sách kinh tế xã hội khác.
3.2.1.2. Theo địa bàn hoạt động
Bảng 3.3. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên theo địa bàn hoạt động
Xã Tổng số hộ dân cư
(hộ) Số hộ nghèo
(hộ) Tỷ lệ (%)
Cây Thị 1.862 459 24,7
Hóa Thượng 2.457 817 33,3
Hóa Trung 1739 280 16,10
Hòa Bình 1851 587 31,71
Hợp Tiến 925 86 9,30
Khe Mo 820 272 33,17
Linh Sơn 2245 219 9,76
Minh Lập 2266 108 4,77
Nam Hòa 2547 75 2,94
Quang Sơn 1526 457 29,95
Tân Lợi 2350 183 7,79
Tân Long 2250 264 11,73
Văn Hán 1001 25 2,5
Văn Lăng 2369 103 4,35
Chùa Hang 3389 71 2,1
Tổng cộng 29.597 4.006 13,54
Nguồn: Phòng Lao động-TB&XH huyện Đồng Hỷ, 2016
3.2.1.3. Theo khu vực
*) Theo quyết định về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 dựa vào thu nhập có sự khác biệt giữa mức thu nhập giữa hộ nghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn và khu vực thành thị như sau (Theo Quyết định Số: 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ 2011).
- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
- Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
*) Theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ năm 2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 thì chuẩn nghèo cho hộ nghèo và hộ cận nghèo được áp dụng như sau:
- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Bảng 3.4. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên theo địa bàn hoạt động năm 2016
Khu vực Tổng số hộ dân cư (hộ)
Hộ nghèo Hộ cận nghèo SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%)
Thành thị 7.939 1.143 28,5 922 37,7
Nông thôn 21.658 2.863 44,8 1.523 62,3
Tổng cộng 29.597 4.006 100 2.445 100
Nguồn: Phòng Lao động-TB&XH huyện Đồng Hỷ, 2016 So sánh giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, có một sự chênh lệch lớn giữa số hộ nghèo và cận nghèo ở hai khu vực. Với tổng số 4.006 hộ nghèo trong toàn huyện thì tập trung ở khu vực thành thị chỉ là 1.143 hộ chiếm 28,5%, còn khu vực nông thôn có tới 2.863 hộ nghèo chiếm 44,8%.
Với 2.445 hộ cận nghèo trong toàn huyện thì tập trung ở khu vực thành thị chỉ là 922 hộ chiếm 37,7% còn khu vực nông thôn có tới 1.523 hộ chiếm 62,3%.
Vậy, có thể thấy rằng hộ nghèo và cận nghèo ở Đồng Hỷ chủ yếu tập trung ở vùng nông thôn.
3.2.1.4. Theo mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
Cách tiếp cận nghèo đa chiều đề xuất áp dụng ở nước ta giai đoạn 2016 - 2020 là cách tiếp cận dựa theo quyền con người, quyền được bảo đảm an sinh xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người. Các nhu cầu cơ bản này được coi là quan trọng ngang bằng nhau và con người có quyền
được đáp ứng tất cả các nhu cầu này để có thể đảm bảo cuộc sống bình thường. Theo đó, các chiều thiếu hụt được dựa trên 5 tiêu chí thể hiện nhu cầu xã hội cơ bản của con người (bao gồm giáo dục, y tế, nhà ở, điều kiện sống và tiếp cận thông tin) với 10 chỉ tiêu cụ thể như sau: Trình độ giáo dục của người lớn; Tình trạng đi học của trẻ em; Tiếp cận các dịch vụ y tế; Bảo hiểm y tế; Chất lượng nhà ở; Diện tích nhà ở bình quân đầu người; Nguồn nước sinh hoạt; Hố xí/nhà tiêu; Sử dụng dịch vụ viễn thông; Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
Theo báo cáo của phòng Lao động-TB&XH huyện Đồng Hỷ năm 2016 về hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn áp dụng giai đoạn 2016 - 2020, tình hình hộ nghèo theo các chiều thiếu hụt được thể hiện như bảng 3.5.
Qua bảng dữ liệu trên, ta có thể thấy được, số hộ nghèo thiếu hụt về chỉ tiêu Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh là lớn nhất, 2.788 hộ. Điều này có nghĩa là, tính đến thời điểm năm 2016, toàn huyện Đồng Hỷ có 4.006 hộ nghèo thì có tới 2.788 hộ không sử dụng hố xí/ nhà tiêu hợp vệ sinh, chiếm tới 69,6% tổng số hộ nghèo. Cũng qua bảng dữ liệu, có 1.834 hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ chiếm tới 45,8% tổng sổ hộ nghèo. Chỉ tiêu có tỷ lệ thiếu hụt ít nhất đó là tiếp cận dịch vụ y tế, chỉ có 228 hộ nghèo chiếm 5,7%. Như vậy, chất lượng cuộc sống của người dân đang rất thấp, họ đang phải đối mặt với những thiếu hụt trầm trọng về những nhu cầu xã hội cơ bản.
Nếu ta chỉ đo lường nghèo dựa trên tiêu chí thu nhập thì ta không thể đánh giá được một cách toàn diện về chất lượng cuộc sống của người dân.
Bảng 3.5. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên theo mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản năm 2016
Chiều thiếu hụt Số hộ thiếu hụt về các chỉ số
Tỷ lệ thiếu các chỉ số so với tổng số các hộ nghèo
(%)
Tiếp cận dịch vụ y tế 228 5,7
Bảo hiểm y tế 773 19,3
Trình độ giáo dục người lớn 737 18,4
Tình trạng đi học trẻ em 144 3,6
Chất lượng nhà ở 1.834 45,8
Diện tích nhà ở 969 24,2
Nguồn nước sinh hoạt 777 19,4
Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh 2.788 69,6
Sử dụng dịch vụ viễn thông 340 8,5
Tiếp cận thông tin 1.181 29,5
Nguồn: Phòng Lao động-TB&XH huyện Đồng Hỷ, 2016 Cụ thể như sau:
a. Nghèo đa chiều theo giáo dục
Khảo sát nghèo đa chiều theo chiều giáo dục trên 3 xã điều tra được đánh giá trên 2 chỉ số đo lường là trình độ giáo dục của người lớn và tình trạng đi học của trẻ em. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 3.6. Nghèo đa chiều theo giáo dục
Xã
Tổng số hộ nghèo
điều tra
Thiếu hụt về trình độ giáo dục của người lớn
Thiếu hụt về tình trạng đi học của trẻ em Số hộ
nghèo (hộ)
Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo điều tra(%)
Số hộ nghèo
(hộ)
Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo điều tra(%)
Văn Lang 14 6 42,9 1 7,1
Quang Sơn 62 7 11,3 2 3,2
Nam Hòa 10 4 40,0 1 10
Tổng 86 17 19,7 4 4,7
Nguồn: Số liệu điều tra, 2017 Những hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15 tuổi đến 30 tuổi mà chưa tốt nghiệp trung học cơ sở (chưa học hết lớp 9) và hiện không đi học thì hộ đó thiếu hụt về chỉ số trình độ giáo dục của người lớn. Có 17 hộ chiếm 19,7% so với tổng số hộ nghèo điều tra thiếu hụt về chỉ số này trong đó tại xã Văn Lang là 6 hộ chiếm 42,9% số hộ khảo sát của xã, xã Nam Hòa là 4 hộ chiếm 40%
số hộ khảo sát của xã và xã Quang Sơn là 7 hộ chiếm 11,3% số hộ khảo sát của xã. Xã có tỷ lệ thiếu hụt về chỉ số này lớn nhất là xã Văn Lang và thấp nhất là xã Quang Sơn. Xã Văn Lang là xã miền núi chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chiếm 84,07%, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thành viên từ 15 tuổi trở thành những lao động chính của gia đình, có khi là trụ cột gia đình, họ phải lo làm kinh tế và kiếm sống cho nên việc đầu tư cho học hành là rất ít.
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên trong độ tuổi đi học (từ 5 đến dưới 15 tuổi) hiện không đi học thì hộ đó thiếu hụt về chỉ số tình trạng đi học của trẻ em. Có tổng số 4 hộ thiếu hụt ở chỉ số này chiếm 4,7% tổng số mẫu khảo sát, trong số nhiều nhất là ở xã Nam Hòa (chiếm 10% số hộ khảo sát của xã), ít nhất là ở xã Quang Sơn (chiếm 3,2% số hộ khảo sát của xã).
b. Nghèo đa chiều theo y tế
Khảo sát nghèo đa chiều theo chiều y tế trên 3 xã điều tra được đánh giá trên 2 chỉ số đo lường là thiếu hụt về tiếp cận các dịch vụ y tế và bảo hiểm y tế. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 3.7. Nghèo đa chiều theo y tế
Xã
Tổng số hộ nghèo
điều tra
Thiếu hụt về tiếp cận các dịch vụ y tế
Thiếu hụt về bảo hiểm y tế Số hộ
nghèo (hộ)
Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo điều tra(%)
Số hộ nghèo
(hộ)
Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo điều tra(%)
Văn Lang 14 2 14,3 4 28,6
Quang Sơn 62 3 4,8 11 17,7
Nam Hòa 10 2 20,0 3 30,0
Tổng 86 7 8,1 18 20,9
Nguồn: Số liệu điều tra, 2017 Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh (ốm đau được xác định là bị bệnh/chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học không tham gia được
các hoạt động bình thường) thì hộ đó thiếu hụt chỉ số về tiếp cận các dịch vụ y tế. Có 7 hộ chiếm 8,1% tổng số hộ điều tra thiếu hụt về chỉ số này, trong đó Nam Hòa là xã thiếu hụt chỉ số này nhiều nhất (chiếm 20%), Quang Sơn là xã thiếu hụt chỉ số này ít nhất (chiếm 4,8%). Theo báo cáo của Phòng Lao động- TB&XH huyện Đồng Hỷ năm 2016 , xét về mức độ tiếp cận dịch vụ y tế thì người dân thiếu hụt rất ít về chỉ tiêu này, đa số bà con nông dân kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng đã đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh khi ốm đau. Mức độ thiếu hụt dịch vụ y tế ở mức thấp so với các chỉ tiêu khác.
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện không có bảo hiểm y tế thì hộ đó thiếu hụt về chỉ số bảo hiểm y tế. Có 18 hộ chiếm 20,9%
số hộ khảo sát thiếu hụt chỉ số này, trong đó Nam Hòa là xã thiếu hụt chỉ số này nhiều nhất (chiếm 30%), Quang Sơn là xã thiếu hụt chỉ số này ít nhất (chiếm 17,7%).
c. Nghèo đa chiều theo nhà ở
Khảo sát nghèo đa chiều theo chiều nhà ở trên 3 xã điều tra được đánh giá trên 2 chỉ số đo lường là thiếu hụt về chất lượng nhà và diện tích nhà ở bình quân đầu người. Kết quả khảo sát như bảng 3.8.
Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố và đơn sơ thì hộ đó thiếu hụt chỉ số về chất lượng nhà ở. Có 40 hộ chiếm 46,5% số hộ khảo sát thiếu hụt về chỉ số này, trong đó Văn Lang là xã thiếu hụt chỉ số này nhiều nhất (chiếm 57,1%), Nam Hòa là xã thiếu hụt chỉ số này ít nhất (chiếm 40%). Nếu như sử dụng phương pháp đo lường nghèo trước đây thông qua thu nhập thì ta không thể đánh giá được điều kiện sống, điều kiện nhà ở kém chất lượng của người dân một cách chi tiết và cụ thể. Với 46,5% hộ đang phải đối mặt với kiều kiện nhà ở kém chất lượng, đời sống của hộ nghèo còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; hiện còn hộ nghèo đang ở nhà tạm bợ, dột nát hoặc hư hỏng, xung cấp không đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.
Hộ gia đình mà có diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ nhỏ hơn 8m2 thì hộ đó thiếu hụt về chỉ số diện tích nhà ở bình quân trên người. Có 23 hộ chiếm 26,7% số hộ thiếu hụt chỉ số này, trong đó Văn Lang là xã thiếu hụt chỉ số này nhiều nhất (chiếm 42,9%), Quang Sơn là xã thiếu hụt chỉ số này ít nhất (chiếm 21%).
Bảng 3.8. Nghèo đa chiều theo nhà ở
Xã
Tổng số hộ nghèo
điều tra
Thiếu hụt về chất lượng nhà
Thiếu hụt về diện tích nhà ở bình quân
đầu người Số hộ
nghèo (hộ)
Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo điều tra(%)
Số hộ nghèo
(hộ)
Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo điều tra(%)
Văn Lang 14 8 57,1 6 42,9
Quang Sơn 62 28 45,2 13 21,0
Nam Hòa 10 4 40,0 4 40,0
Tổng 86 40 46,5 23 26,7
Nguồn: Số liệu điều tra, 2017 d. Nghèo đa chiều theo điều kiện sống
Khảo sát nghèo đa chiều theo chiều điều kiện sống trên 3 xã điều tra được đánh giá trên 2 chỉ số đo lường là thiếu hụt về nguồn nước sinh hoạt và hố xí/nhà tiêu . Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 3.9. Nghèo đa chiều theo điều kiện sống
Xã
Tổng số hộ nghèo
điều tra
Thiếu hụt về nguồn nước sinh hoạt
Thiếu hụt về hố xí/nhà tiêu Số hộ
nghèo (hộ)
Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo điều tra(%)
Số hộ nghèo
(hộ)
Tỷ lệ so với tổng số hộ nghèo điều tra(%)
Văn Lang 14 4 28,6 12 85,7
Quang Sơn 62 11 17,7 44 71,0
Nam Hòa 10 2 20,0 4 40,0
Tổng 86 17 19,8 60 69,8
Nguồn: Số liệu điều tra, 2017 Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh thì hộ đó thiếu hụt chỉ số về nguồn nước sinh hoạt. Trong đó nguồn nước hợp vệ sinh bao gồm: nước máy vào nhà, nước máy công cộng, giếng khoan, giếng đào được bảo vệ, nước khe/mo được bảo vệ, nước mua, nước mưa. Nguồn nước không hợp vệ sinh và các nguồn nước không thuộc nguồn nước trên.
Có 17 hộ chiếm 19,8% thiếu hụt về chỉ số này, trong đó Văn Lang là xã thiếu hụt chỉ số này nhiều nhất (chiếm 28,6%), Quang Sơn là xã thiếu hụt chỉ số này ít nhất (chiếm 17,7%). Kết quả này cho thấy, hộ nghèo không được tiếp cận với nguồn nước sinh hoạt vệ sinh hầu như không có sự khác biệt giữa các xã với nhau. Về vấn đề nguồn nước sinh hoạt thì chủ yếu bà con dẫn từ khe núi hoặc lấy từ sông, suối gần khu vực sống. việc khoan giếng khoan và dẫn nước sạch từ nhà máy về tận bản, làng để cung cấp cho người dân là một vấn