Đánh giá tình hình thực hiện chương trình Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường bắc giang (Trang 28 - 33)

3. Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, chương trình bảo vệ môi trường

3.2 Đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, nhiệm vụ của Chiến lược16

3.2.3 Đánh giá tình hình thực hiện chương trình Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường

Chương trình tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường trong Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Giang được xây dựng gồm có 04 nhiệm vụ; (1) tăng cương năng lực quản lý môi trường cho các ngành, các cấp; (2) tăng cường các văn bản pháp quy về môi trường; (3) tăng cương quy hoạch về môi trường; (4) xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Chương trình tăng cường năng lực quản lý về môi trường không đưa ra các tiêu cụ thể cần thực hiện đến năm 2010, mà chỉ đưa ra các mục tiêu cụ thể cho từng nhiệm vụ. Các chỉ tiêu đến năm 2010 và kết quả thực tế đạt được của Chương tình tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường được tổng hợp và trình bày tại tại bảng 5.

Bảng 5. Các chỉ tiêu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình Tăng cương năng lực quản lý nhà nước về môi trường

Nhiệm vụ và các chỉ tiêu cụ thể Chỉ tiêu Chiến lược

đề ra đến 2010

Kết quả

thực hiện đến năm

2010 1. Tăng cường năng lực quản lý môi trường

cho các ngành, các cấp

- Tỷ lệ % các huyện, thị có cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường

100% 100%

- Tỷ lệ cán bộ quản lý môi trường được tập huấn nâng cao nghiệp vụ hàng năm

100% 100%

- Có phòng phân tích môi trường (hóa, vi sinh vật, xe chuyên dùng lấy mẫu)

Có phòng phân tích tại Trung tâm quan trắc

môi trường của tỉnh.

- Khả năng hợp tác giữa Sở KHCN&MT (nay là Sở TN&MT)

Tốt Tốt

- Tỷ lệ % kinh phí chi cho sự nghiệp BVMT /chi ngân sách của tỉnh

1% 1%

2. Tăng cường các văn bản pháp quy về

BVMT

- Xây dựng và thực hiện Chiến lược BVMT của tỉnh

Ban hành Thực hiện

- Xây dựng và thực hiện Quy chế BVMT của tỉnh

Ban hành Chưa ban hành - Xây dựng và thực hiện quy định BVMT làng

nghề

Ban hành Chưa ban hành - Xây dựng và thực hiện quy chế làng sinh thái Ban hành Chưa ban

hành - Xây dựng và thực hiện quy chế BVMT điểm

du lịch

Ban hành Chưa ban hành - Xây dựng và thực hiện quy chế BVMT đô thị Ban hành Chưa ban

hành 3. Tăng cường quy hoạch môi trường

- Quy hoạch môi trường được lồng ghép vào quy hoạch đô thị và các khu công nghiệp

- Môi trường làng nghề được cải tạo

- Đề án quy hoạch các khoảnh rừng môi trường ở các khu dân cư trọng điểm được xây dựng và thực hiện

4. Xã hội hóa công tác BVMT

- Nội dung BVMT được đưa vào quy chế làng Có

văn hóa

- Tỷ lệ làng bản đạt tiêu chuẩn làng văn hóa 80%

- Tỷ lệ số làng bản có tổ đội vệ sinh môi trường tự quản

80%

- Tỷ lệ doanh nghiệp vệ sinh môi trường của huyện, thành phố được cổ phần hóa, tư nhân hóa

90% 100%

- Câu lạc bộ phụ nữ làm vệ sinh môi trường được xây dựng và đi vào hoạt động

Nguồn: Tổng hợp thông tin khảo sát thực tế và báo cáo của các sở: TN&NT;

VHTT&DL; GD&ĐT; Y tế; Công thương; KH&CN; NN&PTNT 1. Tăng cường năng lực quản lý môi trường cho các ngành, các cấp

Các nhiệm vụ thuộc Chương trình tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường nhìn chung đã được thực hiện một cách có hiệu quả. Đặc biệt là công tác tăng cường năng lực quản lý môi trường cho các cấp, các ngành, các địa phương đạt được các mục tiêu đề ra. Hiện nay nhiều huyện đã có cán bộ môi trường chuyên trách hoặc kiêm nghiệm tại tất cả các xã (ví dụ, ở huyện Lục Ngạn 30/30 xã đã có cán bộ môi trường thuộc biên chế hoặc hợp đồng với Phòng Tài nguyên và Môi trường). Toàn bộ cán bộ quản lý môi trường từ cấp xã, huyện và tỉnh đều được tập huấn nâng cao chuyên môn về công tác quản lý môi trường. Một số huyện tổ chức các khóa tập huấn phổ biến Luật Bảo vệ môi trường cũng như các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ môi trường cho cán bộ các ban, ngành, chính quyền cấp xã cũng như chủ các các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước đóng trên địa bàn. Cụ thể, huyện Việt Yên đã tổ chức 03 hội nghị tập huấn Luật Bảo vệ môi trường và Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 và các văn bản có liên quan cho 602 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan, phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện.

Trong khi đó UBND huyện Lạng Giang đã chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường trực tiếp phối hợp với UBND 17 xã, thị trấn tổ chức 17 buổi tuyên truyền Luật BVMT và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các biện pháp bảo vệ môi trường cho 1.496 đại biểu là cán bộ xã, thôn. Như vậy có thể nói, nhiệm vụ tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường đã được thực hiện một cách hiệu quả, sâu rộng, các chỉ tiêu mà chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh đến năm 2010 đã đề ra đều thực hiện được.

2. Tăng cường các văn bản pháp quy về BVMT

Đối với nhiệm vụ tăng cường xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về cơ bản đã đạt được mục tiêu đề ra. Chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật đã được đề cập trong phần –Đánh giá chung về công tác xây dựng và thực hiện chính sách bảo vệ môi trường. Đặc biệt Chiến lược BVMT tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 đã được tổ chức thực hiện một cách đầy đủ, UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 12/2001/UB-QĐ ngày 21 tháng 02 năm 2001 và giao trách nhiệm cụ thể cho từng ngành, từng cấp. Một số quy chế về bảo vệ môi trường làng nghề, khu du lịch và khu đô thị chưa được xây dựng và ban hành. Tuy nhiên, một số văn bản khác đã được xây dựng, ban hành và triển khai như quy định về giải thưởng môi trường của tỉnh, quỹ bảo vệ môi trường, quy chế về phân bố kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường. Danh sách các văn bản pháp quy về BVMT do tỉnh ban hành đã được thực hiện ở phần 2.

3. Tăng cường quy hoạch môi trường

Về nhiệm vụ tăng cường công tác quy hoạch môi trường, UBND tỉnh đã phê duyệt điều tra, đánh giá, xây dựng Quy hoạch tài nguyên môi trường tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 phục vụ mục tiêu quản lý môi trường, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh (Quyết định 62/2006/QĐ-UB ngày 17 tháng 10 năm 2006) với mục tiêu:

- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái.

- Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, trên cơ sở dự báo những biến động về môi trường trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh;

- Đề xuất các dự án theo thứ tự ưu tiên về bảo vệ môi trường của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trong phát triển kinh tế xã hội

- Xây dựng tỉnh Bắc Giang là tỉnh có môi trường tốt, phát triển hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, thực hiện tiến độ, công bằng xã hội, gồm các chỉ tiêu cụ thể như sau:

95% dân số độ thị và 85% số hộ nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

100% các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, mỗi làng nghề có một trạm xử lý nước thải, 100%

nước thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.

80-90% rác thải sinh hoạt đô thị và công nghiệp, 60% rác thải nguy hại và 100% rác thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường,

100% các thị trấn có bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh và có nghĩa trang tập trung.

Phấn đầu nâng độ che phủ rừng lên 43% năm 2010 và 45% vào năm 2020 4. Xã hội hóa công tác BVMT

Nhiệm vụ xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường mà Chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh đến năm 2010 đã đề ra đến nay tình bước được thực hiện.

Cụ thể trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều tổ, nhóm làm công tác vệ sinh môi trường, đặc biệt là thu gom và xử lý chất thải rắn (chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt). Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bắc Giang năm 2010 thì các Hợp tác xã môi trường trên địa bàn toàn tỉnh đã thu gom và xử lý được khối lượng chất thải đáng kể, chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt, nhưng hoạt động thu gom của các hợp tác xã này cũng chỉ đạt khoảng: 65%-70%, còn 30-35% hiện vẫn chưa được thu gom. Phần lớn rác chưa được thu gom còn tồn đọng và đổ bừa bãi trên đường phố, nơi công cộng.

Có thể nói thời gian qua, công tác xã hội hoá về BVMT trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều mô hình về BVMT hoạt động có hiệu quả rõ rệt, mang tính điển hình cao về cung cấp nước sạch, bảo vệ đa dạng sinh học, thu gom và xử lý chất thải đã được nhân dân đồng tình hưởng ứng, như mô hình thành lập tổ, đội vệ sinh, hợp tác xã, công ty cổ phần về cung cấp nước sạch và thu gom, xử lý rác thải, xây dựng hầm khí sinh học (biogas) để xử lý phân, rác trong hộ gia đình, xây dựng bếp không khói, Làng năng suất xanh, chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) cho sản xuất nông nghiệp. Đến nay toàn tỉnh có 24 làng năng suất xanh, 4.653 hầm khí biogas, đã thành lập 249 đơn vị làm vệ sinh môi trường (02 Công ty, 06 HTX, 241 tổ, đội VSMT, 100% các thị trấn có tổ đội VSMT), có 275 câu lạc bộ phụ nữ làm VSMT với gần 11.765 hội viên tham gia, hơn 600 trường học đạt tiêu chuẩn trường xanh-sạch-đẹp, 9 vườn cò tại nông thôn.

Như vậy, chương trình tăng cường năng lực quản lý nhà nước về môi trường trong Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Giang đến năm 2010 cơ bản đã đạt được. Tuy nhiên mục tiêu cải thiện môi trường làng nghề thuộc nhiệm vụ tăng cường công tác quy hoạch môi trường vẫn còn chưa thực hiện được như mục tiêu đề ra. Điều này cho thấy để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề cần được ưu tiên giải quyết thông qua các quy định pháp luật cụ thể, hỗ trợ kỹ thuật và giám sát thực thi cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt và cơ sở sản xuất đi vào hoạt động.

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường bắc giang (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)