PHẦN II. NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC BVMT ĐẾN NĂM 2020
CHƯƠNG 5. CÁC CHƯƠNG TRÌNH BVMT ĐẾN NĂM 2020
1. Nhóm nhiệm vụ 1: Ngăn ngừa suy thoái, cải tạo, phục hồi môi trường
Mục tiêu: Giảm thiểu tác động có hại do con người và thiên nhiên gây ra, đặc biệt là ô nhiễm môi trường, đối với sức khỏe nhân dân và, hệ sinh thái và các khu vực phát triển.
Nhóm nhiệm vụ này tập trung vào hai nội dung chính, gồm bảo vệ môi trường nông thôn và nông nghiệp, và quản lý môi trường đô thị và công nghiệp. Các chương trình BVMT được đề xuất với hai nội dung này như sau:
1.1 Bảo vệ môi trường nông thôn và nông nghiệp Các chương trình thực hiện
a) Xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn
Đây là một kế hoạch mang tính tổng thể quản lý chất thải rắn từ khi phát sinh, vận chuyển đến khâu xử lý, bao gồm cả phân loại, tái sử dụng, tái chế,... Hoạt động này giải quyết một cách triệt để vấn đề về chất thải rắn ở thành phố Bắc giang nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Mô hình 3R đã được một số tỉnh xây dựng, mô hình này cần được học hỏi, hoàn thiện, nhân rộng để trở thành một hợp phần quan trọng của Kế hoạch. Những công việc chính của hoạt động này bao gồm:
+ Rà soát, đánh giá hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn;
+ Xác định, phân tích các vấn đề;
+ Xác định mục tiêu, phạm vi, nội dung các hoạt động của Kế hoạch quản lý tổng hợp chất thải rắn;
+ Xác định cơ chế triển khai Kế hoạch;
+ Tham vấn, hoàn thiện, phê duyệt Kế hoạch;
+ Triển khai Kế hoạch.
Những vấn đề chính cần lưu ý trong kế hoạch bao gồm:
+ Quy hoạch các bãi rác, đảm bảo sự an toàn lâu dài của môi trường; cải tạo, nâng cấp bãi rác cũ và đầu tư xây dựng bãi rác mới theo hướng bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
+ Xây dựng và triển khai các mô hình tái chế, tái sử dụng rác thải, hạn chế tối đa lượng chất thải chôn lấp.
+ Đầu tư và khuyến khích các đơn vị tham gia xây dựng các khu xử lý chất thải nguy hại.
+ Phát triển cơ sở hạ tầng môi trường, các dịch vụ vệ sinh môi trường công cộng
+ Cải tạo và xây dựng mới các công trình xử lý rác thải y tế, rác thải công nghiệp, rác thải nguy hại.
+ Xây dựng các nhà máy chế biến phân compost.
+ Hoàn thiện chính sách đầu tư môi trường, thu hút đầu tư của khối tư nhân và các cộng đồng vào xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ môi trường.
+ Nâng cao ý thức của người dân, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất trong việc giữ gìn vệ sinh, môi trường.
b) Xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý chất thải làng nghề
Tỉnh Bắc Giang có một số loại hình làng nghề truyền thống như làng nghề nấu rượu Vân Hà, làng nghề giết mổ trâu bò Phúc Lâm, làng nghề sản xuất bún truyền thống Đa Mai, làng nghề nung vôi Hương Vĩ, làng nghề mộc truyền thống Dĩnh Kế. Hiện tại cơ cấu kinh tế xã hội của các làng nghề thủ công tại Bắc giang còn yếu kém. Tuy nhiên, Bắc giang cũng đã có quy hoạch phát triển các làng nghề, song song với việc phát triển các khu, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất quy mô vừa. Kế hoạch quản lý chất thải làng nghề cần được xây dựng cùng kế hoạch quản lý chất thải rắn tổng hợp của tỉnh nhằm khắc phục những vấn đề ô nhiễm hiện nay từ các làng nghề và đáp ứng sự phát triển của khu vực trong tương lai. Các nội dung chính cần đề cập đến trong Kế hoạch bao gồm:
+ Đánh giá tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề và việc tuân thủ công tác BVMT của các làng nghề;
+ Xây dựng các quy định, quy chế bảo vệ môi trường tại các làng nghề;
+ Quy hoạch các cơ sở có quy mô hoạt động lớn tại các làng nghề vào Khu/Cụm công nghiệp;
+ Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng đối với công tác bảo vệ môi trường.
c) Quản lý ô nhiễm từ các trang trại gia súc, gia cầm
Chất thải nông nghiệp từ các ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nông thôn chiếm một tỷ trọng lớn tại các tỉnh. Các chất thải này có tác động không nhỏ tới môi trường và sức khỏe cộng đồng vì vậy cần kiểm soát chặt chẽ. Hoạt động này nhằm làm giảm tác động tới môi trường xung quanh từ sự phát sinh chất thải của động vật với số lượng lớn. Các nội dung tập trung vào:
+ Quy hoạch và quản lý việc phát triển các trang trại gia súc, gia cầm;
+ Đẩy mạnh áp dụng các mô hình tái sử dụng chất thải: hầm biogas, phân bón;
+ Quy hoạch các khu vực xử lý xác súc vật bị chết do dịch bệnh;
+ Nâng cao nhận thức cộng đồng.
d) Quản lý ô nhiễm từ các lò giết mổ
Hiện tại nhiều địa phương, vấn đề môi trường ở các lò giết mổ được xem là nghiêm trọng.
Các hoạt động để BVMT đối với các cơ sở này ở các địa phương cần tập trung vào:
+ Quy hoạch khu giết mổ hợp lý;
+ Đầu tư phát triển công nghệ giết mổ sạch;
+ Tăng cường kiểm soát, kiểm dịch gia súc đầu vào, đầu ra;
+ Thu gom và xử lý chất thải;
+ Xây dựng kế hoạch tự quan trắc giám sát.
e) Quản lý và sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật
Tình trạng sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trên thực tế đang là nguồn nguồn ô nhiễm đáng kể cho hệ thống nước sông, hồ, hoặc nước dưới đất. Kiểm soát tốt tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật là yêu cầu rất cấp thiết. Vì vậy cần tiếp tục triển khai các hoạt động liên quan đến nội dung này, tập trung vào các vấn đề sau:
+ Điều tra tình hình sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trên đồng ruộng;
+ Đẩy mạnh thực hiện chương trình IPM;
+ Nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc thu gom, xử lý bao bì chứa phân; quy định khu vực rửa các dụng cụ, thiết bị bón phân.
+ Xây dựng các mô hình đồng quản lý về bảo vệ môi trường trên đồng ruộng.
1.2 Quản lý môi trường đô thị và công nghiệp Chương trình thực hiện
a) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị:
Quy hoạch lại hệ thống thoát nước đô thị sao cho không bị úng ngập và đảm bảo vệ sinh an toàn cho cộng đồng. Từng bước tách 2 hệ thống (thoát nước mưa và nước thải) thông qua việc cải tạo đường ống hoặc xây dựng giếng tách tràn. Từng bước thực hiện xử lý nước thải khu vực thành phố Tam Kỳ, Hội An, sau đó là các thị xã thị trấn khác, đảm bảo các TCVN trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Mức độ áp dụng của tiêu chuẩn sẽ được xem xét, tùy thuộc vào dân số trong khu vực và mục tiêu sử dụng nguồn nước mặt tại địa phương.
Nội dung chính của hoạt động này bao gồm:
+ Rà soát hiện trạng, quy hoạch phát triển đô thị.
+ Rà soát, đánh giá nguồn thải, chất thải, thải lượng từ khu đô thị.
+ Rà soát thiết kế và hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
+ Dự báo chất thải, thải lượng.
+ Đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ khu đô thị.
+ Triển khai việc hoàn thiện hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
Với các khu đô thị mới, hoạt động này được lồng ghép ngay vào bước đầu hình thành khu đô
thị (lưu ý tách 2 hệ thống ngay từ ban đầu hoặc chừa quỹ đất tách 2 hệ thống sau này) và được xây dựng dựa trên việc:
+ Phân tích nhu cầu, tiềm năng phát triển khu đô thị
+ Phân tích khả năng sinh chất thải (nguồn thải, chất thải, thải lượng)
+ Phân tích điều kiện công nghệ và khả năng cung cấp các dịch vụ môi trường.
+ Đề xuất phương án quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ khu đô thị b) Xây dựng, điều chỉnh quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ các khu,
cụm công nghiệp:
Đối với các khu công nghiệp đang hoạt động hiện nay, những nội dung chính cần tiến hành bao gồm:
+ Rà soát hiện trạng, quy hoạch phát triển Khu, cụm CN
+ Rà soát, đánh giá nguồn thải, chất thải, thải lượng;
+ Rà soát thiết kế và hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải;
+ Dự báo chất thải, thải lượng;
+ Đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải từ khu, cụm công nghiệp
+ Triển khai xây dựng, điều chỉnh quy hoạch.
Với các khu, cụm công nghiệp mới, quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý nước thải được xây dựng, lồng ghép ngay vào bước đầu hình thành khu, cụm công nghiệp trên cơ sở phân tích nhu cầu, tiềm năng phát triển khu, cụm CN; phân tích khả năng sinh chất thải (nguồn thải, chất thải, thải lượng); phân tích điều kiện công nghệ và khả năng cung cấp các dịch vụ môi trường và đề xuất phương án quy hoạch.
c) Quản lý chất thải nguy hại:
Mục tiêu của hoạt động này là:
+ Quản lý được chất thải nguy hại từ các sơ sở sản xuất.
+ Tăng tỷ lệ thu gom và xử lý theo phương thức hợp lý chất thải nguy hại phát sinh
+ Tăng tỷ lệ chất thải nguy hại được tái chế và tái sử dụng
+ Bảo vệ sức khoẻ của công nhân tại các cơ sở sản xuất.
Các nội dung thực hiện:
+ Giảm thiểu sự phát sinh chất thải ngay tại nguồn
+ Khuyến khích và cưỡng chế áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
+ Quản lý vận chuyển an toàn CTNH
+ Xử lý và tiêu huỷ CTNH
+ Phòng ngừa, ô nhiễm, rủi ro và sự cố môi trường đối với sức khoẻ cộng đồng &
môi trường sống
+ Áp dụng chính sách ưu đãi để lôi cuốn sự tham gia của khối tư nhân trong xử lý CTNH.
d) Quản lý chất thải y tế:
Mục tiêu của hoạt động này là:
+ Quản lý được chất thải y tế tại nguồn.
+ Thu gom, xử lý hiệu quả chất thải y tế, giảm thiểu tác động đến môi trường và con người.
Các nội dung thực hiện:
+ Phân loại thành phần nguy hại và không nguy hại của chất thải rắn y tế;
+ Xử lý chất thải y tế nguy hại bằng phương thức phù hợp;
+ Tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản trong qui chế quản lý chất thải y tế.
e) Quản lý ô nhiễm do hoạt động khai thác khoáng sản:
Mục tiêu của hoạt động này là:
+ Giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái môi trường do khai thác khoáng sản
+ Góp phần ngăn ngừa được sự thất thoát các loại tài nguyên khoáng sản do hoạt động khai thác trái phép, đặc biệt đối với khai thác than, quặng sắt và đồng..
Các nội dung thực hiện:
+ Kiên quyết xử lý triệt để các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép.
+ Tăng cường giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường đối với các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản có sử dụng hoá chất.
+ Xây dựng và triển khai cơ chế phối hợp với chính quyền địa phương với các lực lượng bộ đội, biên phòng, kiểm lâm... đóng trên địa bàn trong việc quản lý ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản
f) Tổ chức thực hiện kiểm toán môi trường:
Kiểm toán môi trường là nhằm đánh giá việc thực thi các hoạt động BVMT và mức độ quản lý môi trường tại các cơ sở, tương tự như việc kiểm toán tài chính. Báo cáo kiểm toán môi trường chuẩn bao gồm thuyết minh việc thực thi các hoạt động BVMT và mức độ quản lý môi trường, đồng thời xác định những việc cần thực hiện để duy trì hoặc cải thiện các chỉ thị về
chúng. Các công việc chính trong hoạt động tổ chức triển khai kiểm toán môi trường bao gồm:
+ Tuyên truyền về lợi ích của công tác kiểm toán môi trường;
+ Tổ chức hướng dẫn kiểm toán môi trường;
+ Xây dựng cơ chế khuyến khích kiểm toán môi trường.
g) Thực hiện áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng và môi trường (ISO 9000 và ISO 14000):
ISO 9000 đã trở thành mối quan tâm và đối tượng tham khảo của quốc tế cho các yêu cầu quản lý chất lượng trong công nghiệp và kinh doanh và ISO 14000 giúp các tổ chức ứng phó với các thách thức môi trường về lâu dài. Xu thế hội nhập kinh tế thế giới và sự tham gia WTO của Việt Nam buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là các cơ sở có xu hướng mở rộng thị trường xuất khẩu, thực hiện ISO 9000 và ISO 14000 như một con đường tất yếu. Vì vậy, Bắc giang cần quan tâm thực hiện các nội dung việc khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở, đơn vị áp dụng ISO 9000 và ISO 14000, như:
Tuyên truyền, cung cấp các thông tin về rào cản môi trường trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới;
Xây dựng chương trình phát triển nhãn môi trường;
Khuyến khích tạo thuận lợi hỗ trợ các đơn vị đăng ký thực hiện ISO 9000 và ISO 14000.
1.3 Sức khỏe với môi trường Mục tiêu:
- Phòng chống dịch bệnh do ô nhiễm môi trường gây ra;
- Đảm bảo môi trường trong lành trong các hoạt động sản xuất;
Chương trình:
- Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Xử lý triệt để chất thải y tế, nhất là các bệnh phẩm.