3.3. Nghệ thuật trong Quy Sơn cảnh sách và Quy Sơn cảnh sách văn diễn âm
3.3.1. Nghệ thuật trong Quy Sơn cảnh sách
Quy Sơn cảnh sách được viết theo lối biền văn trên cơ sở đối xứng về thanh điệu giữa các câu liên tiếp nhau, nếu chữ cuối của câu trước là thanh bằng (b) thì chữ cuối của câu sau là thanh trắc (t) và ngược lại. Mỗi câu được ngắt thành hai vế hoặc hai quãng có số lượng âm tiết tương đương, phổ biến nhất là 4/4, đôi khi là 6/6; chữ đậu câu hoặc chữ cuối của vế đầu tiên đối thanh với chữ cuối của vế thứ hai (chữ cuối câu), cụ thể như:
何乃纔登戒品,便言我是比丘。
檀越所須,喫用常住。
不解忖思來處,謂言法爾合供。
喫了聚頭喧喧,但說人間雜話。
Hà nãi tài đăng giới phẩm (t), tiện ngôn ngã thị Tỳ khưu (b).
Đàn việt sở tu (b), khiết dụng thường trú (t).
Bất giải thốn tư lai xứ (t), vị ngôn pháp nhĩ hợp cung (b).
Khiết liễu tụ đầu huyên huyên (b), đãn thuyết nhân gian tạp thoại (t).
(tờ 1b)
Nếu trong các câu có pha thêm hư từ hoặc phát đầu ngữ thì cách ngắt nhịp và số lượng từ trong mỗi vế không đồng đều, thường là 4/6 hoặc 6/4 và trong nhiều trường hợp, các chữ này sẽ được xem là từ đệm, ví dụ như các chữ “phù” và “tuy nãi” bên dưới:
夫業繫受身,未免形累。
稟父母之遺體,假眾緣而共成。
雖乃四大扶持,常相違背。
Phù nghiệp hệ thọ thân (b), vị miễn hình lụy (t).
Bẩm phụ mẫu chi di thể (t), giả chúng duyên nhi cộng thành (b).
Tuy nãi tứ đại phù trì (b), thường tương vi bội (t). (tờ 1a)
Ngoài ra, phép đối xứng về thanh điệu cũng xuất hiện nhiều ở các chữ thứ hai trở lên kể từ chữ đậu câu hay chữ cuối của các vế, thường đối ở các chữ ở vị trí chẵn, như:
父母不供甘旨,六親固以棄離。
不能安國治邦,家業頓捐繼嗣。
100 緬離鄉黨,剃髮稟師。
內勤尅念之功,外弘不諍之德。
迥脫塵世,冀期出離。
Phụ mẫu bất cung cam chỉ, lục thân cố dĩ khí ly.
- (t) - (b) (b) (t) // - (b) - (t) (t) (b) Bất năng an quốc trị bang, gia nghiệp đốn quyên kế tự.
(t) (b) (b) (t) - (b) // (b) (t) (t) (b) - (t) Miến ly hương đảng, thế phát bẩm sư.
- (b) (b) (t) // - (t) (t) (b)
Nội cần khắc niệm chi công, ngoại hoằng bất tranh chi đức.
- - - (t) - (b) // - - - (b) - (t) Huýnh thoát trần thế, ký kỳ xuất ly. (tờ 1b)
- (t) (b) (t) // - (b) (t) (b)
Biền văn có mầm mống từ Sở từ và một số câu đối trong phú đời Hán, thịnh hành từ thời Lục triều (Nguyễn Ngọc San, 1988, tr.61). Việc tác giả sử dụng lối biền văn, vận dụng hình thức tương xứng với nhau về số lượng từ và đối nhau về thanh điệu bằng - trắc đã khiến cho bài văn cân đối về kết cấu và hài hòa về âm thanh.
Nghệ thuật đối xứng từ thời cổ xưa đã là một biểu hiện đặc trưng trong quan niệm thẩm mỹ của văn hóa văn học Trung Quốc, đến đời Đường nó tồn tại một cách rất tự nhiên và phổ biến trong các thể loại thơ phú lẫn biền văn. Trong Quy Sơn cảnh sách, ngoài hình thức đối xứng về thanh điệu, tác giả còn kết hợp sử dụng hình thức đối xứng về ngữ nghĩa, ví dụ như:
出言須涉典章,談說乃傍稽古。
形儀挺特,意氣高閒。
遠行要假良朋,數數清於耳目。
住止必須擇伴,時時聞於未聞。
Xuất ngôn tu thiệp điển chương, đàm thuyết nãi bàng kê cổ.
Hình nghi đĩnh đặc, ý khí cao nhàn.
Viễn hành yếu giả lương bằng, sác sác thanh ư nhĩ mục;
Trú chỉ tất tu trạch bạn, thời thời văn ư vị văn. (tờ 4b)
101
(= Nói năng phải liên hệ đến kinh điển, bàn luận thì nương theo lời dạy của người xưa. Phong thái đĩnh đặc, chí khí cao nhàn. Đi xa phải nhờ đến bạn lành, để thường được tỏ tường những điều tai nghe mắt thấy; trú ngụ ắt nên chọn bạn, để luôn được nghe những điều chưa nghe chưa biết)
Như trong đoạn trên, “xuất ngôn” đối với “đàm thuyết”, “thiệp điển chương” đối với “bàng kê cổ”, “hình nghi” đối với “ý khí”, “đĩnh đặc” đối với “cao nhàn”, “viễn hành” đối với “trú chỉ”, “sác sác” đối với “thời thời”, “thanh ư” đối với “văn ư”… Các thành phần đối xứng có khi đối lập, có khi tương đồng về nghĩa, khiến cho nội dung biểu đạt trở nên cụ thể, rõ ràng, hơn nữa thường tương xứng cả về từ loại, số lượng từ, kết cấu ngữ pháp. Do đó, có thể nói thủ pháp đối xứng có tác dụng như phép liệt kê đặc biệt, làm tăng hiệu quả biểu đạt, đồng thời tạo ra tổng thể chỉnh tề cho bài văn. Ngoài sử dụng hình thức đối xứng giữa các vế, các câu như trường hợp ở đoạn trên, tác giả còn vận dụng phép đối xứng trong cùng một vế, ví dụ như đoạn bên dưới:
無常老病,不與人期。
朝存夕亡,剎那異世。
譬如:春霜曉露,倏忽即無,
岸樹井藤,豈能長久。
Vô thường lão bệnh, bất dữ nhân kỳ.
Triêu tồn tịch vong, sát na dị thế.
Thí như: Xuân sương hiểu lộ, thúc hốt ký vô;
Ngạn thụ tỉnh đằng, khởi năng trường cửu? (tờ 1a-1b)
(= Già bệnh vô thường, không hẹn với người. Sáng còn tối mất, trong khoảng sát na là qua đời khác. Thí như sương mùa xuân, móc ban sớm, thoạt chút đã tan; cây bên bờ, dây miệng giếng, sao được lâu bền?)
Tính chất đối xứng của “triêu tồn” và “tịch vong” là sự đối lập về nghĩa để nhấn mạnh đến sự thay đổi chóng vánh của thời gian. “Xuân sương” và “hiểu lộ”, “ngạn thụ”
và “tỉnh đằng” có sự tương đồng về nội dung, đều biểu đạt sự tồn tại, sự sống không chắc chắn, chỉ tạm thời trước mắt. Ở đây, không chỉ sử dụng thủ pháp đối xứng như phép liệt kê, tác giả đã kết hợp một cách hiệu quả các cặp đối xứng để giải thích, minh họa cụ thể cho câu trước đó: “triêu tồn tịch vong, sát na dị thế”. Câu trên đề cập đến sự tồn tại ngắn ngủi của “xuân sương” và “hiểu lộ”; câu dưới liên hệ tiếp đến “ngạn thụ”
102
và “tỉnh đằng” bằng hình thức sóng đôi, một lần nữa làm rõ sự được mất, có không vô thường.
Lời văn của Quy Sơn cảnh sách tuy ngắn gọn nhưng nhiều hàm ý súc tích, một phần do tác giả đã sử dụng thủ pháp đối xứng một cách hiệu quả trong suốt tác phẩm.
Ví dụ như hai câu bên dưới:
可惜一生空過,後悔難追。
教理未嘗措懷,玄道無因契悟。
Khả tích nhất sinh không quá, hậu hối nan truy.
Giáo lý vị thường thố hoài, huyền đạo vô nhân khế ngộ. (tờ 2b)
(= Một đời đáng quý để trôi qua vô ích, sau này hối hận đuổi theo khó kịp.
Giáo lý chưa từng để lòng, đạo mầu nhờ đâu mà lĩnh ngộ)
Hình thức cân đối của phép đối xứng đã làm nổi bật nội dung - sự tương phản giữa thái độ sống trong hiện tại “không quá” (để thời gian trôi qua vô ích) và hậu quả trong tương lai “nan truy” (đuổi theo khó kịp), làm nổi bật tính chất nhân quả của “giáo lý vị thường thố hoài” (giáo lý chưa từng để lòng) và “huyền đạo vô nhân khế ngộ” (đạo mầu nhờ đâu mà đâu lĩnh ngộ).
Trong Quy Sơn cảnh sách, Thiền sư Linh Hựu đã kết hợp sử dụng nhiều loại câu khác nhau, khiến cho nội dung tư tưởng của tác phẩm được thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng và có khả năng lay động người đọc. Bên cạnh câu khẳng định, câu khuyến dụ, tác giả còn sử dụng câu phủ định, câu phản vấn. Để chỉ ra cho người đọc thấy những hành vi trái đạo của người xuất gia và để có thể tạo những tác động mạnh mẽ đến nhận thức của người đọc, tác giả sử dụng liên tiếp hình thức phủ định: bất, vô, vị; kết hợp với các từ hạn định: đãn, duy. Ví dụ như:
及至年高臘長,空腹高心。
不肯親附良朋,惟知倨傲。
未諳法律,戢斂全無。
或大語高聲,出言無度。
不敬上中下座,婆羅門聚會無殊。
Cập chí niên cao lạp trưởng, không phúc cao tâm.
Bất khẳng thân phụ lương bằng, duy tri cứ ngạo.
Vị am pháp luật, tập liễm toàn vô.
103
Hoặc đại ngữ cao thanh, xuất ngôn vô độ.
Bất kính thượng trung hạ tọa, Bà-la-môn tụ hội vô thù. (tờ 2b)
(= Đến khi tuổi cao, nhiều lạp, bụng trống rỗng, lòng tự cao. Chẳng chịu nương gần bạn lành, chỉ biết kiêu ngạo. Không am hiểu giới luật, hoàn toàn không biết tự kiềm thúc. Hoặc lời to tiếng lớn, nói năng không có chừng mực. Không kính trọng thượng tọa, trung tọa, hạ tọa; tụ tập không khác gì các đạo sĩ Bà la môn)
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng hình thức phản vấn: khởi, hà, hề… trong các lời nhắc nhở nhằm khiến người đọc phải nhìn lại, phản tỉnh các hành vi của mình, cụ thể như:
- 念念迅速,一剎那間。
轉息即是來生,何乃晏然空過。
Niệm niệm tấn tốc, nhất sát na gian.
Chuyển tức tức thị lai sinh, hà nãi yến nhiên không quá? (tờ 1b)
(= Niệm niệm chóng vánh, trong một sát na. Đổi qua hơi thở tức đã sang kiếp sau, nào đâu lại an nhiên để thời giờ trôi qua vô ích?)
- 毘尼法席,曾未叨陪。
了義上乘,豈能甄別。
Tỳ ni pháp tịch, tằng vị thao bồi;
Liễu nghĩa thượng thừa, khởi năng chân biệt? (tờ 2a-2b)
(= Chưa từng nương theo học hỏi các giảng đường giới pháp, nhờ đâu mà phân biệt được kinh liễu nghĩa thượng thừa?)
Tùy theo nội dung, có chỗ tác giả sử dụng liên tục hình thức phản vấn, bộc lộ sự xót xa, khẩn thiết để thôi thúc người học nỗ lực tinh tấn như đoạn bên dưới:
豈可一生空過,抑亦來世無裨。
辭親決志披緇,意欲等超何所。
曉夕思忖,豈可遷延過時。
心期佛法棟樑,用作後來龜鏡。
常以如此,未能少分相應。
Khởi khả nhất sinh không quá, ức diệc lai thế vô tì?
104
Từ thân quyết chí phi truy, ý dục đẳng siêu hà sở?
Hiểu tịch tư thốn, khởi khả thiên diên quá thời?
Tâm kỳ Phật pháp đống lương, dụng tác hậu lai quy kính.
Thường dĩ như thử, vị năng thiểu phận tương ưng. (tờ 4a-4b)
(= Há có thể một đời để trôi qua vô ích, lại cũng không giúp ích được gì cho đời sau? Giã từ cha mẹ, quyết chí mặc áo thầy tu, ý muốn vượt lên cho bằng chỗ nào? Ngày đêm suy ngẫm, há có thể lần lữa qua thời? Lòng mong làm rường cột cho Phật pháp, dùng làm rùa bói, gương soi cho người sau. Thường vì điều này mà còn chưa thể tương xứng phần nào)
Câu phản vấn là dạng thức hỏi nhưng không cần câu trả lời, vì câu trả lời vốn đã hiển nhiên. Ở đây, câu phản vấn có tác dụng như lời nhắc nhở, nhấn mạnh sự khẳng định hay phủ định đối với những nội dung đã trở nên rõ ràng. Song song đó, khi khuyên bảo, chỉ ra phương hướng tu hành cho người đọc, ngoài hình thức khuyến dụ: yếu, tu, năng, vị năng, bất ưng, bất khả, bất dụng, mạc… tác giả còn dùng hình thức phản vấn phủ định: khởi bất, khởi vô để khích lệ hành giả, cụ thể như:
- 忠言逆耳,豈不銘心者哉。
Trung ngôn nghịch nhĩ, khởi bất minh tâm giả tai? (tờ 5a)
(= Lời ngay trái tai, há không ghi lòng sao?) - 不可:等閒過日,兀兀度時,
可惜光陰,不求升進。
Bất khả: Đẳng nhàn quá nhật, ngột ngột độ thì, Khả tích quang âm, bất cầu thăng tiến. (tờ 6a)
(= Không thể như thường sống qua ngày, cứ thế lướt qua cơ hội, không tiếc thời giờ, không cầu tiến lên)
- 聲和響順,形直影端。
因果歷然,豈無憂懼。
Thanh hòa hưởng thuận, hình trực ảnh đoan.
Nhân quả lịch nhiên, khởi vô ưu cụ? (tờ 6b)
(= Âm thanh êm ái thì tiếng vang hợp tai, hình thẳng thì bóng ngay. Nhân quả rõ ràng, há không lo sợ?)
105
Đảo trang cũng là một phương thức được vận dụng khá nhiều trong Quy Sơn cảnh sách. Đảo trang là biện pháp thay đổi trật tự thông thường của các từ ngữ trong câu để tạo ra sự khác biệt, lạ hóa hình thức để làm nổi bật nội dung. Như trong phần đầu, sau lời nhắc nhở về chí nguyện xuất gia lúc ban sơ, tác giả sử dụng ngay hình thức đảo trang, thay đổi trật tự từ ngữ khi chuyển sang nói đến những lưu tệ của người xuất gia, làm nổi bật nội dung phản vấn:
何乃纔登戒品,便言我是比丘。
Hà nãi tài đăng giới phẩm, tiện ngôn ngã thị Tỳ khưu? (tờ 1b)
(= Sao mới bước lên giới phẩm, liền nói ta là Tỳ kheo)
“Hà nãi” vốn là thành tố trong vế thứ hai, ở đây tác giả đặt lên đầu câu, bên cạnh đó, phá vỡ tính đối xứng thanh điệu giữa từ “kheo” và từ “ly” của câu trước: “Huýnh thoát trần thế, ký kỳ xuất ly” để tạo ra tính trúc trắc, đột ngột nhằm đánh động đến người đọc. Thử đọc lại cả đoạn văn chứa câu văn trên:
何乃纔登戒品,便言我是比丘。
檀越所須,喫用常住。
不解忖思來處,謂言法爾合供。
喫了聚頭喧喧,但說人間雜話。
Hà nãi tài đăng giới phẩm, tiện ngôn ngã thị Tỳ khưu?
Đàn việt sở tu, khiết dụng thường trú.
Bất giải thốn tư lai xứ, vị ngôn pháp nhĩ hợp cung.
Khiết liễu tụ đầu huyên huyên, đãn thuyết nhân gian tạp thoại. (tờ 1b)
(= Sao mới bước lên giới phẩm, liền nói ta là Tỳ kheo? Dùng đồ cúng dường của tín thí, ăn uống tiêu dùng của thường trú. Không xét kỹ của ấy do đâu, cho rằng lẽ thường phải hiến cúng. Ăn rồi chụm đầu huyên náo, chỉ nói toàn chuyện tạp của thế gian)
Việc đảo “hà nãi” lên đầu câu không chỉ nhấn mạnh nội dung của câu mà âm hưởng của nó, công dụng phản vấn vẫn còn tiếp tục kéo dài và đọng lại ở những câu tiếp sau đó, tạo ra tác động mạnh mẽ và liên tục cảnh tỉnh người đọc. Có thể nói đây là sự độc đáo trong cách vận dụng ngôn ngữ của tác giả.
Trong nhiều đoạn khác, tác giả cũng vận dụng thủ pháp đảo trang này, đưa thành tố chính lên phía trước để làm nổi bật nội dung biểu đạt, ví dụ như hình thức đảo tân
106
ngữ: “phụ mẫu”, “lục thân”, “gia nghiệp” hay “tỳ ni pháp tịch”, “liễu nghĩa thượng thừa”
lên trước cụm động từ trong các câu bên dưới:
- 父母不供甘旨,六親固以棄離。
不能安國治邦,家業頓捐繼嗣。
Phụ mẫu bất cung cam chỉ, lục thân cố dĩ khí ly.
Bất năng an quốc trị bang, gia nghiệp đốn quyên kế tự. (tờ 1b)
(= Không cung phụng ngon ngọt cho cha mẹ, kiên quyết rời bỏ thân quyến.
Không thể gánh vác trách nhiệm an bang trị quốc, xả bỏ nghĩa vụ tiếp nối dòng dõi)
- 毘尼法席曾未叨陪。
了義上乘豈能甄別。
Tỳ ni pháp tịch tằng vị thao bồi;
Liễu nghĩa thượng thừa khởi năng chân biệt. (tờ 2a-2b)
(= Chưa từng nương theo học hỏi các giảng đường giới pháp, nhờ đâu mà phân biệt được kinh liễu nghĩa thượng thừa?)
Tác giả cũng mượn nhiều điển tích, hình ảnh sinh động để liên hệ, làm rõ nội dung. Trong các kinh sách Phật giáo, chúng ta thấy đức Phật rất hay liên hệ các câu chuyện, hình ảnh thân thuộc để giải thích khi thuyết pháp nhằm giúp người nghe dễ dàng hiểu được giáo lý và lưu lại ấn tượng sâu đậm. Các hình ảnh mà tác giả sử dụng trong Quy Sơn cảnh sách cũng rất gần gũi, đời thường như: “xuân sương, hiểu lộ” (sương mùa xuân, móc ban sớm) làm rõ sự vô thường chóng vánh; “ngạn thụ, tỉnh đằng” (cây bên bờ, dây miệng giếng) làm rõ sự sống tạm bợ ngắn ngủi; “ỷ tùng chi cát” (dây sắn leo thân cây tùng) giải thích ý nghĩa của nương nhờ điều to lớn, vững chãi mà vươn lên;
“lâm khát quật tỉnh” (khát nước mới đào giếng) minh họa cho việc thời gian không còn thì muốn cứu vãn cũng vô ích…. Trong đó, một số hình ảnh “dây miệng giếng” hay
“khát nước mới đào giếng” hẳn đã quen thuộc với đệ tử Phật môn.
Tác giả sử dụng đa dạng các phương thức lặp lại: lặp lại cú pháp (sóng đôi), điệp từ, hơn nữa còn kết hợp phép lặp với thủ pháp đối, khiến cho bài văn vừa cân đối vừa giàu nhạc tính, ví dụ như:
- 不存些些軌則、小小威儀。
Bất tồn ta ta quỹ tắc, tiểu tiểu uy nghi. (tờ 2b)