Nghệ thuật trong Quy Sơn cảnh sách văn diễn âm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy sơn cảnh sách của thiền sư linh hựu và bản diễn nôm lục bát của thiền sư đạo nguyên (Trang 116 - 127)

3.3. Nghệ thuật trong Quy Sơn cảnh sách và Quy Sơn cảnh sách văn diễn âm

3.3.2. Nghệ thuật trong Quy Sơn cảnh sách văn diễn âm

Khi chuyển dịch Quy Sơn cảnh sách sang chữ Nôm, Thiền sư Đạo Nguyên đã sử dụng lối thơ lục bát, một thể thơ quen thuộc của dân tộc Việt Nam, có nguồn gốc từ thơ ca dân gian để thay thế cho lối biền văn, có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại. Vì thế, có thể xem Quy Sơn cảnh sách văn diễn văn của Thiền sư Đạo Nguyên là sản phẩm vừa chuyển ngữ vừa chuyển thể. Thơ lục bát là hình thức kết hợp xen kẽ giữa câu thơ sáu chữ (gọi tắt là câu lục) và câu thơ tám chữ (gọi tắt là câu bát), liên hệ với nhau bởi vần chân (cước vận) lẫn vần lưng (yêu vận). Một bài thơ lục bát thường bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát, không bị hạn định về số lượng câu. Chữ cuối của câu lục hiệp vần với chữ thứ sáu của câu bát, chữ thứ tám của câu bát lại hiệp vần với chữ thứ sáu của câu lục tiếp theo, gieo vần liên tục cho đến hết bài. Do vậy, câu bát sẽ có hai vần: vần lưng (hiệp với câu lục ở trên) và vần chân (hiệp với câu lục ở dưới), cùng một vần sẽ được gieo ở ba câu thơ liên tiếp (hai câu bát và một câu lục ở giữa). Cụ thể như trong bài diễn Nôm:

Vì chưng nghiệp hệ bấy nay, Hình lụy chưa khỏi, thân nàyra.

Vốn nhờ đức mẹ ơn cha, Giả duyên di thể thân ta mới thành.

(câu 9-12, tờ 18a)

Toàn bộ bài thơ lục bát có sự liên hệ với nhau một cách chặt chẽ và liên tục nhờ vào cách thức gieo vần này. Cách ngắt nhịp thông thường của thơ lục bát là ngắt theo nhịp chẵn, tức là nhịp 2/2/2 ở câu lục và 2/2/2/2 hoặc 4/4 ở câu bát.

Thể thơ lục bát có lịch sử vận động và phát triển trong văn hóa dân gian trong một thời gian dài, “từ những bài ca dao, dân ca mà hoàn chỉnh dần” (Kiều Thu Hoạch, 2007, tr.129). Cũng có hiện tượng thơ lục bát gieo vần lưng ở chữ thứ tư của câu bát (thường thấy trong ca dao), được gọi là thơ lục bát cổ. Ví dụ như câu hát ca ngợi thời

110

thịnh trị dưới thời Vĩnh Tộ Lê Thần Tông (1619-1642): “Đời vua Vĩnh Tộ lên ngôi / Cơm trắng đầy nồi, trẻ chẳng ăn cho”. Từ đầu thế kỷ XVIII thì mô hình phổ biến của thơ lục bát là gieo vần lưng ở chữ thứ sáu của câu bát.

Thể thơ lục bát có những quy luật nhất định về thanh bằng trắc ở các chữ thứ hai, tư, sáu và tám. Theo đó, chữ thứ tư mang thanh trắc; chữ thứ hai, sáu, tám mang thanh bằng; ngoài ra, chữ thứ sáu và thứ tám không được cùng một điệu, nghĩa là chữ này thanh ngang (âm bình) thì chữ kia thanh huyền (dương bình) hoặc ngược lại. Ví dụ:

Sao giới phẩm mới đăng - (b) - (t) - (b) Đã khoe khoang nói thật rằng Tỳ kheo

- (b) - (t) - (b) - (b)

(câu 43-44, tờ 8b)

Trong trường hợp câu lục được ngắt theo nhịp 3/3 hoặc câu bát được ngắt theo nhịp 4/4 thì chữ thứ hai có thể mang thanh trắc, thay vì thanh bằng. Ví dụ:

- Cắp tay giũ áo ngồi rồi - (b) - (t) - (b)

Chẳng tiếc bóng sáng, như người cổ nhân - (t) - (t) - (b) - (b)

(câu 205-206, tờ 12b)

- Cơ áo nọ, nghĩa huyền kia - (t) - (t) - (b) Rộng tìm hỏi bậc tiên tri cho rành

- (b) - (t) - (b) - (b)

(câu 253-254, tờ 14a)

Tính linh hoạt trong cách gieo vần và vận dụng âm luật bằng trắc trong thơ lục bát đã khiến cho thể thơ này rất được ưa chuộng, hơn nữa vươn lên địa vị thống trị trong thơ ca dân tộc. Trong bản diễn Nôm, Thiền sư Đạo Nguyên đã vận dụng đa dạng các thủ pháp nghệ thuật trong các cấp độ khác nhau để sáng tạo Quy Sơn cảnh sách văn diễn âm dưới hình thức quen thuộc của thể thơ lục bát.

Thủ pháp đối xứng được sử dụng rộng rãi trong bản Nôm, phổ biến nhất là hình thức tiểu đối. Các cặp đối xứng cũng xuất hiện nhiều trong nguyên tác, tuy nhiên việc

111

sử dụng và hiệu quả của thủ pháp này trong nguyên tác và bản dịch không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ như đoạn bên dưới:

Vốn nhờ đức mẹ ơn cha, Giả duyên di thể thân ta mới thành.

Nâng niu tứ đại rành rành,

Lại hay ngang trái đành hanh quật cường.

Tuổi già mình yếu chẳng thường, Những cơn cớ ấy nào thường hẹn ai.

Có chiều hôm, vắng sớm mai, Chỉn bằng giây phút mệnh dài đã may.

(câu 11-18, tờ 8a)

// Nguyên tác: 稟父母之遺體,假眾緣而共成。雖乃四大扶持,常相違背。無常老 病,不與人期。朝存夕亡,剎那異世。 Bẩm phụ mẫu chi di thể, giả chúng duyên nhi cộng thành. Tuy nãi tứ đại phù trì, thường tương vi bội. Vô thường lão bệnh, bất dữ nhân kỳ. Triêu tồn tịch vong, sát na dị thế. (tờ 1a) = Thọ bẩm di thể của cha mẹ, nương vào các duyên mà hợp thành. Tuy rằng tứ đại hộ trì nhưng chúng vẫn thường hay trái chống nhau. Già bệnh vô thường, không hẹn cùng người. Sáng còn tối mất, trong chừng sát na là qua đời khác.

Ở đây, dịch giả đã sử dụng các cặp đối “đức mẹ” và “ơn cha” thay cho “phụ mẫu”;

“ngang trái”, “đành hanh” và “quật cường” thay cho “vi bội” (trái chống); “tuổi già” và

“mình yếu” thay cho “lão bệnh”; “có chiều hôm” và “vắng sớm mai” thay cho “triêu tồn” (sáng còn) và “tịch vong” (tối mất). Qua đây cho thấy, dịch giả không câu nệ vào hình thức ngôn ngữ của nguyên tác mà vận dụng thủ pháp tiểu đối một cách linh hoạt sáng tạo để tăng hiệu quả biểu đạt theo chủ trương “đắc ý vong ngôn”. Thủ pháp đối xứng trong đoạn trên có tác dụng liệt kê, nhằm giải thích làm rõ nội dung tác phẩm. Điều này khiến cho bản dịch có sự khác biệt khá rõ so với nguyên tác, khi Thiền sư Linh Hựu sử dụng hình thức đối xứng có khi tương đồng, có khi đối lập về ngữ nghĩa, chính yếu làm nổi bật nội dung, khiến cho nguyên tác tuy cô đọng ngắn gọn nhưng mang nhiều hàm ý súc tích. Trong khi đó, các cặp đối trong bản dịch phần lớn tương đồng về nghĩa, hoặc từ sau tiếp nối nghĩa, bổ sung nghĩa cho từ trước để giải thích rõ nội dung. Ví dụ như: “đầu tròn” và “áo vuông”, “ăn mặc” và “tiêu hao”, “tháng lại” và “ngày qua”, “ai

112

vì” và “ai tôn”, “bóng đèn” và “lửa đá”, “rùa nghiệm” và “gương soi”, “thiết tha” và

“tân cần”, “tiên giác” và “nghịch liệu”, “điều hơn” và “nhẽ thiệt”...

Dịch giả cũng kết hợp các cặp từ láy gần nghĩa hoặc tương đương về nghĩa để tăng giá trị biểu đạt, cụ thể như: “làu làu” và “nhỏ nhặt”, “thắc mắc” và “mơ màng”,

“rộng rãi” và “thong dong”, “thô tháo” và “lung lao”. Ngoài ra, thủ pháp tiểu đối còn được kết hợp sử dụng các đại từ phiếm chỉ: này, khác, nọ, kia, ai, nấy, như các câu thơ bên dưới:

- Dập dìu bầy nọ bạn này, Đường tu nết ở lạ thay quê mùa.

(câu 193-194, tờ 12b)

- Cơ áo nọ, nghĩa huyền kia, Rộng tìm hỏi bậc tiên tri cho rành.

(câu 253-254, tờ 14a)

- Chốn này chốn khác ứng dùng, Quán cơ đậu giáo chẳng nhưng chốn nào.

(câu 281-282, tờ 14b)

- Lại xem nhân nọ quả kia, Như in há chẳng sợ thì làm sao.

(câu 353-354, tờ 16b)

Đại từ phiếm chỉ có tác dụng khái quát đối tượng, phạm vi không gian, thời gian, giúp tăng giá trị biểu đạt của các lời răn đe, nhắc nhở trong Quy Sơn cảnh sách văn diễn âm, đặc biệt khi biểu đạt quan hệ nhân quả như hai câu thơ bên dưới:

- Nhân nào quả ấy chẳng chơi, Ai làm nấy chịu khôn dời đổi thay.

(câu 349-350, tờ 16a)

Dịch giả còn chọn lọc sử dụng các cặp đối tương đồng về nghĩa để diễn giải, bổ sung nghĩa cho một số từ ngữ, nội dung trong nguyên tác. Ví dụ như những câu bên dưới:

- Sự mình mình nghĩ đêm ngày, Đã thêm thắc mắc, lại hay mơ màng.

113

(câu 149-150, tờ 11a-11b)

- Nối theo gót thánh rộng dài, Hàng bề ngoại đạo, dẹp loài ma quân.

(câu 187-188, tờ 12a)

Cặp đối “đã thêm thắc mắc” và “lại hay mơ màng” dịch từ cụm từ “tâm lý hồi hoàng”; “hàng bề ngoại đạo” và “dẹp loài ma quân” dịch từ cụm từ “chấn nhiếp ma quân” trong nguyên tác. Cách vận dụng rộng rãi thủ pháp tiểu đối trong bản dịch khiến cho độ dài của bài thơ lục bát vượt hơn so với nguyên tác, song lại giúp làm rõ nội dung đồng thời khiến cho lời thơ cân đối hài hòa và giàu nhạc tính. Hình thức tiểu đối trong bản dịch rất đa dạng, như đối nhịp 2/2 ở đầu câu, hoặc cuối câu, hoặc giữa câu; đối nhịp 3/3 trong câu lục, đối nhịp 4/4 trong câu bát.

Ngoài hình thức tiểu đối, dịch giả còn sử dụng các hình thức đối xứng giữa các câu liền kề hoặc cách nhau, ví dụ như:

- Vẻ gì lòng lại chiều lòng, Làm chi cho mệt sức đồng bé ôi.

(câu 273-274, tờ 14b)

- Bấy nay nhiều kẻ vô tri, Đắm say ngày tháng đến khi bạc đầu.

Lại còn những gã học sau, Chưa tường mạch sách, nghĩa sâu là gì.

(câu 69-72, tờ 9b)

Nhìn chung, việc vận dụng thủ pháp đối xứng đa dạng và rộng rãi trong bản dịch giúp làm tăng hiệu quả biểu đạt, khiến cho ý tứ của bài thơ rõ ràng, đồng thời tạo nên nhịp điệu hài hòa cho bài thơ. Bên cạnh thủ pháp đối xứng, dịch giả còn kết hợp sử dụng thủ pháp trùng điệp, lặp lại cấu trúc để nhấn mạnh nội dung biểu đạt. Ví dụ việc lặp lại từ “chẳng” ở đầu các câu bên dưới như:

Chẳng hay hôm sớm tảo tần, Chẳng dâng bùi ngọt, cắt phần ái ân.

Chẳng hay giúp nước yên dân, Chẳng nhận tự tục, không gần hương thôn.

(câu 31-34, tờ 8b)

114

// Nguyên tác: 父母不供甘旨,六親固以棄離。不能安國治邦,家業頓捐繼嗣。緬 離鄉黨,剃髮稟師。 Phụ mẫu bất cung cam chỉ, lục thân cố dĩ khí ly. Bất năng an quốc trị bang, gia nghiệp đốn quyên kế tự. Miến ly hương đảng, thế phát bẩm sư. (tờ 1b)

= Không cung phụng ngon ngọt cho cha mẹ, kiên quyết rời bỏ thân quyến. Không thể giúp an bang trị quốc, đột ngột xả bỏ nghĩa vụ nối tiếp dòng dõi. Rời xa xóm làng, xuống tóc nhận thầy học đạo.

Đoạn trên khái quát những mối quan hệ thế tục mà một người phải từ bỏ khi quyết định xuất gia. Trong khi nguyên tác sử dụng hình thức đảo trang để làm nổi bật nội dung thì trong bản dịch dịch giả đã sử dụng kết cấu trùng điệp “chẳng hay”, “chẳng dâng”, “chẳng hay”, “chẳng nhận” như phép liệt kê, nhấn mạnh sự từ bỏ tất cả liên hệ với đời sống thế tục của người xuất gia, bao gồm trách nhiệm với gia đình: cha mẹ, vợ (chồng); nghĩa vụ với đất nước, với tổ tiên, thậm chí là lìa xa quê nhà thân thuộc để nhắc nhở người xuất gia.

Trong bản dịch, kết cấu trùng điệp cũng thường được sử dụng cho hai vế trong cùng một câu. Việc lặp lại kết cấu không chỉ có tác dụng như phép liệt kê, khiến cho cấu trúc chỉnh tề, nhất quán mà còn tạo nhịp điệu mạnh mẽ, làm nổi bật nội dung biểu đạt cả trong các câu khuyến dụ lẫn trong các câu răn đe, nhắc nhở. Ví dụ như:

- Kia kia hành xứ tích niên, Chẳng day một bước, chẳng thìn một ly.

(câu 197-198, tờ 12b)

- Chớ ham lợi, chớ phan duyên, Gần miền tịch mịch, xa miền huyên hoa.

(câu 247-248, tờ 13b)

Một thủ pháp nghệ thuật khác cũng được sử dụng nhiều trong bản dịch để làm nổi bật nội dung là hình thức đảo trang. Cũng giống như Thiền sư Linh Hựu, dịch giả thường xuyên đưa tân ngữ lên đầu câu hoặc trước động từ, ví dụ như:

Năm nay năm khác chắt chiu, Chỉn lăm thâu góp, một hào chẳng ly.

Lại hay thân dối bồ chì, Pháp thân nào có bảo trì cho cam.

(câu 61-64, tờ 9a)

115

Việc thay đổi trật tự từ ngữ trong câu giúp tạo ra ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

Ở đây, dịch giả đã vận dụng sáng tạo thủ pháp đảo trang để chuyển dịch nội dung nguyên tác, mang lại hiệu quả nhất định cho bản dịch, cụ thể như đoạn bên dưới:

Sao mà giới phẩm mới đăng, Đã khoe khoang nói thật rằng Tỳ kheo?

Tháng ngày ăn mặc tiêu hao, Phần nào thường trú, phần nào đàn na.

Của đem bố thí đấy mà,

Người làm khó nhọc mà ta tiêu dùng.

Đức mình biết có xứng không, Chẳng hay so nghĩ lại hòng người dâng?

(câu 43-50, tờ 8b-9a)

// Nguyên tác: 何乃纔登戒品,便言我是比丘。檀越所須,喫用常住。不解忖思來 處,謂言法爾合供。Hà nãi tài đăng giới phẩm, tiện ngôn ngã thị Tỳ khưu? Đàn việt sở tu, khiết dụng thường trú. Bất giải thốn tư lai xứ, vị ngôn pháp nhĩ hợp cung. (tờ 1b)

= Sao mới bước lên giới phẩm, liền nói ta là Tỳ kheo? Dùng đồ cúng dường của tín thí, ăn uống tiêu dùng của thường trú. Không xét kỹ của ấy do đâu, cho rằng lẽ thường phải hiến cúng.

Ở đây, phương thức đảo trật tự được sử dụng hai lần: đầu tiên là đảo tân ngữ

“giới phẩm” lên trước cụm động từ “mới đăng” và sau lại đảo cụm từ phản vấn “sao mà”

cho ý của câu bát lên đầu câu lục. Dịch giả còn nói đến cái đức của người tu hành để đánh vào lòng tàm quý của người đọc khi nhắc nhở thái độ vô tư nhận dùng của cúng dường, hơn nữa đưa tân ngữ “đức mình” lên đầu câu để làm nổi bật đối tượng. Điều này làm tăng giọng điệu chất vấn, tạo ấn tượng đậm nét trong tâm thức người đọc, khiến người đọc phải nhìn lại, phản tỉnh hành vi của mình. Ngoài ra, hình thức đảo trang cũng góp phần tăng hiệu quả biểu đạt cho các câu khuyến dụ, ví dụ như đoạn bên dưới:

Bạn lành ta phải cầu thân, Điều hơn, nhẽ thiệt ân cần hỏi han.

Như đi gặp buổi sương hàn,

Tuy không ướt áo khoan khoan cũng nhuần.

Người ác hữu quyết chớ gần,

116

Lân la rồi nữa trưởng dần ác cai.

(câu 235-240, tờ 13b)

// Nguyên tác: 親附善者,如霧露中行。雖不濕衣,時時有潤。 狎習惡者,長惡

知見。 Thân phụ thiện giả, như vụ lộ trung hành. Tuy bất thấp y, thời thời hữu nhuận.

Hiệp tập ác giả, trưởng ác tri kiến. (tờ 4b) = Gần gũi người hiền như đi trong sương móc.

Tuy không ướt áo nhưng lúc nào cũng thấm nhuần. Quen học theo người xấu, nuôi lớn những tri kiến xấu.

Trong đoạn trên, dịch giả đảo các tân ngữ: “bạn lành”, “điều hơn nhẽ thiệt”,

“người ác hữu” lên đầu câu để làm nổi bật nội dung, đồng thời tạo ra tính đối xứng của hai câu: “Bạn lành ta phải cầu thân” và “Người ác hữu quyết chớ gần”. Sự đối lập song song giữa các từ Hán - Việt và các từ thuần Việt: “bạn lành” và “người ác hữu”, “phải”

và “quyết”, “cầu thân” và “chớ gần” khiến cho nội dung của các câu khuyến dụ biểu lộ một cách rõ ràng, dứt khoát.

Câu hỏi tu từ cũng là một trong những thủ pháp mà dịch giả đã vận dụng một cách sáng tạo và hiệu quả khi chuyển dịch nội dung nguyên tác. Thay vì trực tiếp chỉ ra những hành vi trái đạo của người xuất gia, dịch giả liên tiếp sử dụng hình thức phản vấn để đánh động người đọc. Ví dụ như các câu thơ bên dưới qua đối chiếu với nguyên tác:

Bản Nôm Nguyên tác

1. Uy nghi nào có giữ gìn,

Bát thìa dấy tiếng liền liền phải chăng?

Bữa trai ngồi với chúng tăng, Ăn rồi chạy trước há rằng có e?

(câu 93-96, tờ 10a)

碗鉢作聲,食畢先起。

Oản bát tác thanh, thực tất tiên khởi.

(tờ 2b) = Khua bát thành tiếng, ăn xong đứng dậy trước.

2. Lũ đàn em ở sau này, Hỏi han nào biết nhủ nay lời gì.

Dẫu mà có nói năng chi, Chẳng vào kinh sách ai vì, ai tôn?

(câu 139-142, tờ 11a)

後學咨詢,無言接引。

Hậu học tư tuân, vô ngôn tiếp dẫn. (tờ 3a) = Những kẻ hậu học đến hỏi han thì không có lời gì tiếp dẫn.

117

Bản Nôm Nguyên tác

3. Bằng nhầm lỗi chẳng đổi đi, Chừng sao quả báo nữa thì làm sao?

(câu 183-184, tờ 12a)

若不蠲矜,誠難輪逭。

Nhược bất quyên căng, thành nan luân hoán. (tờ 3b-4a) = Nếu không chừa bỏ, nghiêm mật giữ mình thì thật khó trốn thoát.

4. Đàn việt dốc một lòng tin, Của đem bố thí trợ duyên tu hành.

Ngại rằng đạo nghiệp chưa thành, Luống tiêu của ấy nữa mình làm sao?

Bốn ơn dễ trả được nào?

Càng ngày càng chất chở vào càng sâu.

(câu 317-322, tờ 15b)

徒消十方信施,亦乃孤負四恩。

Đồ tiêu thập phương tín thí, diệc nãi cô phụ tứ ân. (tờ 6a) = Luống tiêu của bố thí của tín đồ mười phương, cũng là phụ bạc bốn ơn.

5. Bằng ta chẳng nhất quyết xong Cửa thiền luống ở thì mong lấy gì?

(câu 331-332, tờ 15b-16a)

若不如此,徒在緇門。

荏苒一生,殊無所益。

Nhược bất như thử, đồ tại truy môn.

Nhẫm nhiễm nhất sinh, thù vô sở ích.

(tờ 6a-6b) = Nếu không như vậy, phí ở nơi cửa chùa. Thấm thoát một đời, thật không có ích gì.

Những câu hỏi dạng này đã làm tăng giá trị biểu cảm, bộc lộ giọng điệu xót xa của dịch giả, đồng thời gây sự chú ý, tạo ra ấn tượng sâu sắc cho người đọc, khiến cho tác dụng nhắc nhở cảnh tỉnh của dịch phẩm càng thêm rõ rệt.

Ngoài các hình ảnh, hình tượng đã có trong nguyên tác Hán văn, bản dịch còn mượn dùng một số hình tượng khác trong ngữ liệu văn học tiếng Việt để cụ thể hóa nội dung, làm tăng giá trị biểu đạt cũng như hiệu quả thẩm mỹ. Dịch giả sử dụng hình tượng

“đầu tròn áo vuông” (câu 36), nói đến vẻ ngoài của người xuất gia: cạo bỏ tóc, mặc áo rộng kiểu thầy tu, song cũng để phiếm chỉ đến một đời sống khác với người thế tục.

Dịch giả cũng sử dụng các hình tượng cụ thể như “bóng đèn, lửa đá” (câu 159) để minh họa cho sự tồn tại ngắn ngủi, mong manh của một kiếp người; hình tượng “cành dâu bóng ngả” (câu 95) để nói đến tuổi xế chiều. “Cành dâu bóng ngả” được Việt hóa từ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy sơn cảnh sách của thiền sư linh hựu và bản diễn nôm lục bát của thiền sư đạo nguyên (Trang 116 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)