CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.2. Thuyết ẩn dụ ý niệm (Conceptual Metaphor Theory)
Từ xa xưa, mặc dù phép ẩn dụ đã được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi trong văn học nhưng nó lại chỉ được coi là yếu tổ biểu đạt văn học đơn thuần tách rời khỏi thực tế và ngôn ngữ thường nhật. Ẩn dụ được xem như vậy hàng thế kỉ mà không được nhìn từ một góc độ nào khác cho đến khi Lakoff giới thiệu ý niệm mới về ẩn dụ. Ông được xem là người tiên phong của thuyết ADYN khi chỉ ra rằng những đặc trưng hoàn toàn mới và cách sử dụng của ẩn dụ không chỉ trong ngôn ngữ văn học mà còn trong ngôn ngữ nói chung. Ông cho rằng ẩn dụ không chỉ là vấn đề về mặt ngôn ngữ mà còn là vấn đề tư duy. Ông là người đầu tiên tuyên bố mọi sự tồn tại của chúng ta đều đơn thuần thuộc ẩn dụ, chúng ta lấp đầy ngôn ngữ của mình với ẩn dụ một cách không chủ đích, vì đơn giản là bản năng của chúng ta là nhìn mọi thứ qua lăng kính của ẩn dụ, Lakoff & Johnson cho rằng “…tất cả các ý niệm trừu tượng như thời gian, trạng thái, biến đổi, nguyên nhân, mục đích hoá ra đều mang
tính ẩn dụ” (Lakoff & Johnson 108: 203). Lý thuyết ẩn dụ ý niệm (ADYN) được Lakoff và Johnson khởi xướng từ năm 1980 và trong gần 40 năm qua đã được các nhà ngôn ngữ học đánh giá và phát triển thêm.
Nội dung quan trọng thứ nhất của Thuyết ADYN là “Ẩn dụ có mặt ở khắp nơi”, tức là không chỉ ở một số loại hình mang tính nghệ thuật như văn học mà có thể nói rằng ngôn ngữ thường ngày phần lớn là có ẩn dụ. Các nhà nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong thời kỳ đầu đã xác lập được rất nhiều ẩn tụ từ nhiều nguồn như phương tiện truyền thông, hội thoại, từ điển, sách…Khi nghiên cứu ẩn dụ, G.
Lakoff đã có một số cách tiếp cận mới khi chỉ ra rằng ẩn dụ được coi là ánh xạ ngang qua các miền ý niệm. Kết quả của nhận thức mới trong lý thuyết cũ cho thấy ẩn dụ là trung tâm của ngữ nghĩa học và nó bao gồm hàng ngàn ánh xạ qua các miền ý niệm từ cuộc sống hàng ngày.
Thuyết ADYN chỉ ra rằng con người cấu trúc nên nhiều khái niệm thông qua việc ánh xạ được hình thành trong trí óc và ánh xạ đó được đặt lên miền nguồn trừu tượng từ miền nguồn cụ thể. Họ cho rằng các ý niệm trừu tượng như CUỘC ĐỜI, THỜI GIAN, TRANH LUẬN không thể thông hiểu mà không tham chiếu đến các ý niệm cụ thể dễ hiểu hơn. Ví dụ ý niệm CUỘC ĐỜI có thể được hiểu thông qua ý niệm CUỘC HÀNH TRÌNH. Việc ý niệm hoá như vậy tạo nên ẩn dụ ý niệm CUỘC ĐỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH, trong đó CUỘC ĐỜI là miền đích, và CUỘC HÀNH TRÌNH là miền nguồn. Ánh xạ ẩn dụ liên quan tới một hệ thống các thuộc tính tương đồng giữa hai miền nguồn đích, và nó mang tính cục bộ (tức là chỉ một số thuộc tính được kích hoạt phóng chiếu từ miền nguồn lên miền đích). Thuyết ADYN cũng chỉ ra rằng khác với quan điểm truyền thống về ẩn dụ, các tương đồng có thể có sẵn tồn tại từ trước nhưng cũng có thể không có trước mà các tương đồng đó có được nhờ quá trình cảm nhận một cách ẩn dụ (xem thêm ở mục 1.2.3.4)
Một nội dung quan trọng nữa của thuyết ADYN là ẩn dụ xuất hiện trong tư duy, theo đó ẩn dụ không chỉ nằm ở ngôn ngữ mà còn nằm trong tư duy. Chúng ta sử dụng ẩn dụ không chỉ để nói về vấn đề nào đó mà còn là để tư duy về nó. Vì thế mà thuyết ADYN phân biệt các ẩn dụ ngôn từ (là các từ ngữ được sử dụng một cách ẩn dụ) với ẩn dụ ý niệm (mô hình ý niệm dùng để tư duy). Ví dụ như ẩn dụ CUỘC ĐỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH có thể chi phối cách chúng ta suy nghĩ về cuộc đời (chúng ta có thể đặt ra các mục tiêu mình hướng tới; chúng ra lập kế hoạch để đi tới đích, chúng ta cần chuẩn bị đối phó với các khó khăn trên đường đi)…Với những suy nghĩ như vậy thì thực tế là chúng ta đang tư duy về cuộc đời thông qua ẩn dụ ý
niệm CUỘC ĐỜI LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH, và do đó chúng ta sử dụng các ngôn ngữ thuộc miền ý niệm CUỘC HÀNH TRÌNH để nói về cuộc sống.
Trong các nghiên cứu sau đó Lakoff & Johnson đưa ra quan điểm rằng tư duy không độc lập với thân thể mà mang tính nghiệm thân (embodiment), sau này phát triển thành Thuyết nghiệm thân. Tính nghiệm thân có thể hiểu là những gì mà cơ thể chúng ta trải nghiệm trong quá trình tương tác với môi trường, xã hội tạo cơ sở cho những điều chúng ta suy nghĩ, hiểu biết, ứng xử và giao tiếp. Đây là một quá trình mang tính hệ thống, trong đó có sự kết hợp của não bộ, các cơ quan cảm giác và hệ thống thần kinh điều hành các vận động thân thể cũng như điều khiển mọi hành vi ứng xử của con người cả trong chủ định lẫn trong vô thức.
Sau đú Lakoff cựng với một số nhà nghiờn cứu khỏc điển hỡnh là Kửvecses đã phát triển tư tưởng về vai trò của ẩn dụ trong việc hình thành hệ thống ý niệm của con người và cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên và lý thuyết ẩn dụ được phát triển sâu rộng hơn.
Mặc dù lý thuyết ẩn dụ ý niệm được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực như nghiên cứu văn học, nghiên cứu pháp luật, ngôn ngữ học, triết học…góp phần làm sáng tỏ cách con người tư duy như thế nào, trong 30 năm qua vẫn có rất nhiều phản biện về lý thuyết ADYN. Một hạn chế của lý thuyết ADYN khởi xướng từ thời đầu của Lakoff & Johnson [106] là cho rằng ẩn dụ là phép chiếu xạ qua hai miền.
Nhiều nhà lý luận ngôn ngữ đã phản biện rằng quá trình tâm lý diễn ra dưới ẩn dụ là
“tiến hóa” theo cả một quãng đời từ việc so sánh ở những giai đoạn đầu đời tới việc phân loại khi chúng thành quy ước [Gentner & Bowdle’s, 70:123], cho thấy một mối quan hệ phức tạp hơn rất nhiều giữa nhận thức và hình thức ngôn ngữ. Fauconnier &
Turner [65] với Thuyết Pha trộn ý niệm (Conceptual blending theory) cũng cho rằng tư duy về ẩn dụ là tổ chức ở bậc cao chứ không chỉ đơn giản mà phép chiếu xạ từ các miền lên nhau. Một phê bình nữa về thuyết ADYN là lý thuyết này dựa trên lý luận vòng quanh (circular reasoning), tức là các nhà ngôn ngữ của lý thuyết ADYN một mặt thì sử dùng các ẩn dụ ngôn từ để nhận diện ẩn dụ ý niệm nhưng mặt khác lại cho rằng các ẩn dụ ngôn từ tồn tại bởi những ý niệm có sẵn. Nhưng sau đó các thí nghiệm ngôn ngữ tâm lý học của một số nhà nghiên cứu như Gibb [72], [75], Gibbs &
Coulston [78] cho thấy rằng các nhà ngôn ngữ không nên phủ nhận sự tồn tại của các ADYN, mà chỉ nên tập trung nghiên cứu cách thức chúng xuất hiện và chức năng của chúng trong ngôn ngữ. Phê bình mạnh mẽ nhất về lý thuyết ADYN liên quan tới một số vấn đề phương pháp, ví dụ như làm thế nào để nhận dạng ẩn dụ trong diễn ngôn,
làm thế nào nghiên cứu ẩn dụ dựa trên ngữ liệu thực thay về chỉ có ngữ liệu là từ ngữ hay trực giác, hay chức năng ngữ dụng của ADYN trong diễn ngôn thực…(Deignan [59]; Steen [141]…). Những ý kiến phản biện hay phê bình lý thuyết ADYN thường tập trung vào riêng vào công trình đầu tiên của Lakoff & Johnson mà đây chỉ là bước đầu của lý thuyết ADYN (Kửvecses [106]). Trong cuốn sỏch “Metaphor wars”
(Chiến tranh ẩn dụ) xuất bản năm 2017, Gibbs [79] bàn về các vấn đề của ẩn dụ ý niệm, tập hợp nhiều kết quả nghiên cứu của cộng đồng lý thuyết ẩn dụ ý niệm, trong đó cũng đánh giá các lập luận ủng hộ cũng như các quan điểm phản biện. Theo chúng tôi những ý kiến phản biện cũng được coi là một phần trong sự phát triển của thuyết ADYN, hay nói cách khác các nhà ngôn ngữ đã và đang nghiên cứu tiếp các khía cạnh còn chưa được các nhà theo thuyết ADYN thời đầu để ý.