CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.4. Ẩn dụ ý niệm và văn hoá
Theo Iraide Ibarretxe-Antuñano [94], mối quan hệ giữa ADYN và văn hoá đã trải qua các giai đoạn khác nhau trong nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận. Thời kỳ đầu là những năm 1980, thời điểm mà văn hoá đóng vai trò rất quan trọng nên các nghiên cứu về ADYN đều phải có các mô hình văn hoá. Giai đoạn tiếp theo là cuối những năm 90 thì vai trò của văn hoá bắt đầu bớt quan trọng dần, mà nhường chỗ cho các nghiên cứu tìm hiểu về các minh chứng về tâm lý học và thần kinh học cho các ADYN. Giai đoạn thứ 3 là từ giữa những năm 2000 trở lại đây với một loạt cỏc nghiờn cứu so sỏnh đối chiếu liờn văn hoỏ. Kửvecses người mà thời kỳ đầu nghiêng về tính phổ quát của ADYN sau này đã công nhận vai trò của văn hoá (Kửvecses [101] [102] [105] [107])
1.2.4.1. Khái niệm văn hóa
Taylor [138] định nghĩa văn hóa là phương thức sống đặc thù được các thành viên trong một cộng đồng ngôn ngữ cùng chia sẻ. Ở tiếng Anh từ “văn hóa”
(culture) không chỉ có dạng số ít để biểu tượng cho văn hóa dân tộc; mà nó còn được sử dụng trong dạng thức số nhiều (“cultures”) vì quy mô nhóm có thể thay đổi theo giới tính, độ tuổi, tầng lớp xã hội, và cấp độ tổ chức (hay đoàn thể), sở thích hoặc thế hệ. Từ đó, chúng ta có văn hóa chính trị, văn hóa kinh tế, văn hóa trẻ, văn hóa nhạc pop ... Thêm vào đó, những văn hóa này lại mang tính lịch đại hơn là tính đồng đại vì công việc và tập quán có thể thay đổi theo thời gian. Mặt khác, Storey
[134] chỉ ra rằng lối sống chung trong các nhóm văn hóa này có thể được tìm thấy trong tất cả các hoạt động hàng ngày của chúng ta. Nói cách khác, các khía cạnh bình thường của cuộc sống như thể thao, kì nghỉ, lễ hội, âm nhạc, phim ảnh, ngôn ngữ, trang phục … đều có thể là yếu tố cấu thành của văn hóa. Chúng được xem xét và phân tích như thể chúng là những mảnh ghép giúp định hình và thể hiện văn hóa của một cộng đồng.
Kửvecses [102:286] nhỡn nhận văn hoỏ như là bối cảnh (context) tức là “mụi trường, bối cảnh văn hoá-xã hội, và các tình huống giao tiếp của các nhóm người hoặc các cá nhân đem đến cho các cá nhân và nhóm người này những trải nghiệm mang tính riêng biệt của họ.”
1.2.4.2. Sự đa dạng liên văn hóa trong ẩn dụ ý niệm
Theo Cameron [44] một nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm có thể góp phần thể hiện cách suy nghĩ, giá trị và thái độ của người dùng ẩn dụ. Một ví dụ về tầm ảnh hưởng của lịch sử xã hội tới cách sử dụng ẩn dụ được tìm thấy trong nghiên cứu từ vựng mang tính ẩn dụ về ngân hàng đầu tư của Bielenia-Grajewska‘s [37]. Vì sản phẩm và dịch vụ tài chính không được giới thiệu đến khách hàng Ba Lan trước năm 1990, Bielenia-Grajewska quan sát thấy thuật ngữ “load fund” (quỹ không thu phí bán no) được sử dụng rộng rãi ở Tây Ban Nha và Đức nhưng lại không được sử dụng ở Ba Lan.
Xét về những thước đo sự đa dạng liên văn hóa trong ADYN, Emanatian [63] đề xuất quan niệm rằng ẩn dụ là “đồng dạng theo cấp độ”. Trong nghiên cứu so sánh ẩn dụ theo giới tính và dục vọng, Emanatian quan sát nhiều sự giống nhau và khác biệt trong ẩn dụ được sử dụng bởi người Chagga và người Anh. Ông đồng ý rằng nhiều ý niệm trừu tượng (hay mô hình văn hóa trừu tượng) được phát triển nhờ các ẩn dụ qua những trải nghiệm nghiệm thân. Những ẩn dụ ý niệm cho thấy sự tương đồng cao (ẩn dụ đồng dạng cao) qua các nền văn hóa là do trải nghiệm vật lý khá giống nhau ở các nền văn hóa. Ông cũng phát hiện ra sự đa dạng thậm chí những phép ẩn dụ khác nhau giữa người Chagga và người Anh. Ông đặt tên những ẩn dụ khác biệt này là ẩn dụ đồng dạng thấp. Những ẩn dụ đồng dạng thấp hay khác biệt này phản ánh mô hình văn hóa cụ thể trong các nền văn hóa khác nhau.
Kửvecses [102] nhúm cỏc tỏc nhõn văn húa gõy ra sự đa dạng trờn thành 2 loại chính “trải nghiệm khác biệt” và “phong cách tri nhận khác biệt”. Những ví dụ của “trải nghiệm khác biệt” bao gồm bối cảnh, lịch sự xã hội, ngữ cảnh xã hội, truyền thuyết dân gian, sở thích cá nhân... Đây là những ví dụ thực của sự biểu đạt
bên trong và bên ngoài văn hóa.
Deignant và cộng sự [58] nói rằng sự đa dạng liên văn hóa trong ADYN chủ yếu thể hiện theo 3 cách (i) cùng ẩn dụ ý niệm và khác biểu thức ngôn ngữ; (ii) khác ẩn dụ ý niệm; (iii) từ và biểu thức có nghĩa đen giống nhau nhưng khác nghĩa mở rộng qua phép ẩn dụ (metaphorical extensions). Ngoài ra thì sự khác biệt về tính nổi trội và sự khác biệt trong việc đánh giá giá trị cũng được bàn đến khi nói về sự đa dạng liờn văn hoỏ của ADYN (Deignan [58], Gibbs [71], Kửvecses [102], Boers [38])
a. Ẩn dụ ý niệm giống nhau và biểu thức ngôn ngữ khác nhau
Sự khác biệt văn hóa trong ẩn dụ ý niệm giống nhau có thể được quan sát trong cỏch lựa chọn biểu thức ngụn ngữ. Kửvecses [102] quan sỏt ẩn dụ ý niệm
“ANGER IS HEAT IN A PRESSURIZED CONTAINER” [Giận là sức nóng của vật chứa bị đè nén] cùng được sử dụng chung trong nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Trung, tiếng Nhật, và tiếng Đức khi mà ở các quốc gia này cơ thể hay các bộ phận trong cơ thể con người được ý niệm hóa như vật chứa. Tuy nhiên, sự khác biệt được nhìn thấy trong biểu thức ngôn ngữ nhận diện ẩn dụ ý niệm này. Matsuki [115] đề cập rằng Hara (bụng) là một vật chứa đựng những bực tức của người Nhật, trong khi Dobrovolskij [60] trớch trong Kửvecses [102] lại quan sỏt thấy rằng tỳi mật là vật chứa những tức giận của người Đức. Còn Yu (1995) được trích dẫn trong Kửvecses [105] nhận thấy người Trung Quốc coi sức núng và sự giận dữ như là khớ nóng chứ không phải là dung dịch nóng như trong tiếng Anh. Họ đều cho rằng chính truyền thuyết dân gian trong những nền văn hóa này đã tạo nên những sự khác biệt như vậy. Theo Dobrovolskij [60], người Nhật Bản nghĩ rằng Hara (bụng) là vị trí của trí óc của con người, là trung tâm của năng lượng trí tuệ và cảm xúc.
Suy nghĩ trong bụng còn được xem là quan trọng hơn suy nghĩ trong đầu theo văn hóa Nhật Bản. Do đó, người Nhật sử dụng bụng chứ không phải cơ quan nào khác là vật chứa nỗi tức giận. Mặt khác, Người Châu Âu bị ảnh hưởng sâu sắc bởi học thuyết dịch thể (humoral doctrine) rằng mật là vật chứa của sự tức giận. Yu (1995) được trớch dẫn trong Kửvecses [105] giải thớch rằng sự tức giận được ý niệm húa như khí nóng trong tiếng Trung vì sự ảnh hưởng của triết học và đông y Trung Quốc.
b. Phép ẩn dụ khác nhau
Yu (1995) trớch trong Kửvecses [105] nghiờn cứu ý niệm hoỏ về hạnh phỳc cho thấy rằng người Mỹ miêu tả sự “Hạnh phúc như thể nhảy khỏi mặt đất” trong
khi người Trung Quốc lại ý hiệm hóa “hạnh phúc như nở hoa trong tim”. Sự biểu đạt của ẩn dụ ý niệm này là do người Trung Quốc có xu hướng giấu kín cảm xúc của mình trong tim và do đó thường ẩn dụ hóa cảm xúc với những vật tĩnh như hoa trong tim. Ngược lại thì người Mỹ dường như hướng ngoại hơn, nên họ thích bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài qua các hành động (nhảy khỏi mặt đất). Như vậy, cách biểu lộ cảm xúc hướng nội và hướng ngoại giữa người Trung Quốc và người Mỹ đã dẫn đến sự xuất hiện của hai ẩn dụ ý niệm khác nhau trong hai ngôn ngữ.
Tương tự như vậy khi tìm hiểu một số vấn đề ngôn ngữ và văn hóa thông qua ý niệm lòng, ruột, bụng, dạ trong tiếng Việt tác giả Trần Thị Hồng Hạnh [7] chỉ ra rằng khác với một số ngôn ngữ khác như Trung Quốc, tiếng Anh thì ở tiếng Việt
“tim” không xuất hiện nhiều trong các tác phẩm văn học trước thế kỷ 20. “Tim”
không được coi là bộ phận cơ thể chứa đựng tình cảm, cảm xúc trong quan niệm của người Việt. Có lẽ “tim” chỉ bắt đầu xuất hiện để biểu trưng hóa cho các ý niệm cảm xúc, tình cảm trong các tác phẩm văn học kể từ thế kỉ XX, và có thể là do ảnh hưởng của văn học và thi ca phương Tây. Nghiên cứu cũng kết luận rằng “lòng, ruột, bụng, dạ” mới là những từ chỉ bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong việc biểu trưng hóa các ý niệm cảm xúc, trạng thái tâm lí, tình cảm của người Việt. Điều đặc biệt là, trong tư duy của người Việt, lòng là bộ phận trung tâm hơn cả (vd. Vui như mở cờ trong bụng; Giận tím ruột)
c. Từ và ngữ cố định có nghĩa đen giống nhau nhưng ý nghĩa ẩn dụ khác nhau Nghiên cứu của Henderson [84] đã giải thích về việc những ý niệm liên quan tới vấn đề “cha mẹ” ở Iran và Anh dẫn tới sự mở rộng ẩn dụ khác nhau cho cùng một cụm diễn đạt “công ty mẹ” trong tiếng Ba Tư và tiếng Anh. Trong cả hai ngôn ngữ, thuật ngữ “công ty mẹ” liên quan tới tầm quan trọng của việc duy trì công ty mẹ cho công ty con. Vì kiến thức bách khoa về vấn đề cha mẹ khác nhau ở 2 quốc gia này, ẩn dụ mở rộng của cùng một thuật ngữ “công ty mẹ” khác nhau ở hai ngôn ngữ. Trong tiếng Ba Tư, thuật ngữ “công ty mẹ” liên quan tới việc nắm giữ công ty như một ông bố/bà mẹ cung cấp nguyên liệu thô. Tuy nghiên, ở tiếng Anh thuật ngữ này lại liên quan tới sức mạnh của việc công ty mẹ điều hành những công ty hay tổ chức con. Do đó, những người Iran sẽ dịch cụm từ “parent company” là công ty mẹ trong tiếng Ba Tư.
Tóm lại, những yếu tố văn hóa như hành vi thông thường, lịch sử xã hội và môi trường vật chất có thể tạo ra sự đa dạng trong ẩn dụ ý niệm.
d. Sự khác biệt về tính nổi trội
Ngoại trừ ba cách đo sự đa dạng văn hóa trong ý niệm ẩn dụ và biểu thức ngôn ngữ, sự đa dạng văn hóa có thể được tìm thấy nếu xét đến tính nổi trội, hay còn là tần số xuất hiện. Theo các nhà nghiên cứu Deignan [58], Gibbs [71], Kửvecses [102], Boers [38] thỡ sự khỏc biệt về tớnh nổi trội cú thể được đo theo hai cách:
i) tính nổi trội khác biệt trong ẩn dụ ý niệm được sử dụng trong các nền văn hóa, ii) tính nổi trội khác biệt trong các phong cách tri nhận.
Tính nổi trội khác biệt trong ẩn dụ ý niệm qua các nền văn hóa
Deignan [58] nói rằng các nền văn hóa khác nhau sẽ ưa chuộng miền nguồn khác nhau nên một vài ẩn dụ ý niệm sẽ nổi trội hơn những ẩn dụ khác trong các nền văn hóa khác nhau. Nói cách khác, tần suất của ẩn dụ ý niệm được sử dụng trong các nền văn hóa khác nhau góp phần thể hiện tập quán văn hóa của con người.
Kửvecses [102:11] lớ giải sự khỏc biệt trong tớnh nổi trội dưới dạng “main meaning foci” (tiêu điểm ngữ nghĩa chính). Ông giải thích rằng mỗi miền nguồn có chủ đề chính (tiêu điểm ngữ nghĩa chính). Ví dụ, ý niệm “sức nóng” luôn được sử dụng để miêu tả ý niệm “cường độ” trong khi ý niệm “cuộc hành trình” thường được sử dụng để tri nhận ý niệm “tình yêu”. Tiêu điểm ngữ nghĩa chính thể hiện những kiến thức cơ bản và trọng tâm về miền nguồn được một cộng đồng văn hoá nhất định cụng nhận. Kửvecses cũng đưa ra vớ dụ về “cuộc sống” để minh hoạ cho luận điểm này. Ví dụ, miền đích “cuộc sống” thường được ý niệm hóa thành “trò chơi, chuyến đi và chiến tranh” ở văn hóa Mỹ trong khi người Hmong ở Lào và Thái Lan lại ẩn dụ hóa “cuộc sống” như sợi chỉ có thể bị cắt và đứt.
Một ví dụ khác để minh hoạ cho sự khác nhau trong cách sử dụng ẩn dụ ý niệm là do các yếu tố môi trường về văn hóa, tự nhiên và vật lý là kết quả nghiên cứu của Gao [67] khi so sánh đối chiếu các ẩn dụ ý niệm trong các tiêu đề báo chí kinh tế trong tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Tác giả tìm ra rằng ở Trung Quốc nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên các ẩn dụ NÔNG NGHIỆP
xuất hiện nhiều; hay ẩn dụ CHIẾN TRANH xuất hiện nhiều trong tiếng Trung hơn là tiếng Anh vì Trung Quốc có lịch sử gắn với chiến tranh lâu dài hơn.
Nghiên cứu của Chung [50] chỉ ra rằng sự lựa chọn các ẩn dụ thể hiện cách nhìn khác nhau về kinh tế giữa các dân tộc. Ví dụ như việc ít ẩn dụ THỊ TRƯỜNG LÀ CẠNH TRANH trong tiếng Anh hơn là trong tiếng Trung và tiếng Malay có thể cho thấy rằng người ta quan tâm tới việc duy trì vị trí trên thị trường hơn là sự cạnh tranh.
Tính nổi trội khác biệt trong các phong cách tri nhận
Boers và Littlemore [39] định nghĩa phong cách tri nhận là các phương pháp con người dựng để tổ chức và xử lớ thụng tin. Kửvecses [102] chia sự đa dạng văn hóa trong phong cách tri nhận thành 4 loại chính: (i) tiêu điểm trải nghiệm (experiential focus); (ii) thiên hướng quan điểm (viewpoint preference); (iii) điển dạng và khung (prototypes and frames); (iv) thiên hướng ẩn dụ với hoán dụ (metaphor vs metonymy preference)
Những sự khác biệt văn hoá này lần lượt được phản ánh trong các ẩn dụ ý niệm và ảnh hưởng tới các ẩn dụ ý niệm.
Xột về sự khỏc nhau của tiờu điểm trải nghiệm, Kửvecses núi rằng “những người khác nhau có thể hòa hợp liên tưởng tới những chức năng cơ thể khác nhau trong mối tương quan với miền đích”. Vẫn với ẩn dụ ý niệm đã nhắc đến ở mục 1.2.4.2 (a) “Người tức giận là một vật chứa bị nén”, người Trung Quốc ý niệm hóa miền đích “sự tức giận” như “khí” trong khi người Anh ý niệm hóa “sự tức giận”
như sức nóng.
Bằng thiờn hướng quan điểm khỏc nhau, Kửvecses cho rằng người thuộc nền văn hóa khác nhau sẽ có cách nhìn khác nhau về cùng một vật. Ví dụ một vài người có thể coi mặt của cái cây họ đang đứng đối diện là mặt trước trong khi những người khác lại cho rằng mặt còn lại mới là mặt trước.
Sự khác biệt trong cách con người nhìn mọi vật lần lượt được phản ánh trong ẩn dụ của họ. Xét về tính nội trội khác nhau trong nguyên mẫu và khuôn khổ. Hơn thế nữa, khung của cùng một loại ẩn dụ có thể khác nhau trong các nền văn hóa.
Lấy ví dụ so sánh ẩn dụ ý niệm DỤC VỌNG NHƯ SỨC NÓNG giữa Tiếng Anh và Chagga (ngụn ngữ Chõu Phi), Kửvecses thấy rằng người Anh ý niệm húa dục vọng ở cả phụ nữ và đàn ông nhưng người Chagga chỉ ý niệm hóa dục vọng ở đàn ông.
Về thiờn hướng ưa thớch ẩn dụ và hoỏn dụ, Kửvecses tỡm ra rằng một số người và quốc gia có thiên hướng sử dụng ẩn dụ nhiều hơn hoán dụ và ngược lại.
Trong nghiên cứu về cách sử dụng hình thái tu từ các bộ phận miệng của con người trong tiếng Anh và Malay, Charteris-Black [47] nhận thấy sự phổ biến của ẩn dụ và hoán dụ trong hai ngôn ngữ này khác nhau vì tiếng Anh thường sử dụng hoán dụ còn tiếng Malay lại thích sử dụng ẩn dụ. Ông cho rằng nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng ẩn dụ trong tiếng Malay phổ biến hơn là do tính cách kín đáo của họ. Trong văn hoá của họ thì ẩn dụ tạo khoảng cách xa hơn hoán dụ trong giao tiếp. Do đó người Malay thường sử dụng ẩn dụ để giữ thể diện trong giao tiếp. Theo khảo sát
ban đầu chúng tôi nhận thấy trong bản tin TTCK Việt Nam có rất nhiều biểu thức hoán dụ sử dụng màu sắc để diễn tả sự tăng điểm, giảm điểm, hay đứng giá, cho thấy người Việt thiên về sử dụng hoán dụ kiểu này nhiều hơn là các biểu thức ẩn dụ, trong khi chúng gần như không xuất hiện trong khối bản tin tiếng Anh.
e. Sự khác biệt trong việc đánh giá giá trị
Boer [38] chỉ ra rằng sự đa dạng văn hóa trong ẩn dụ ý niệm có thể được biểu đạt qua cách các nền văn hóa khác nhau đánh giá cùng miền nguồn và miền đích. Ví dụ ẩn dụ NHÀ NƯỚC LÀ MỘT CỖ MÁY có thể gợi lên một đánh giá tiêu cực về một nhà nước vô cảm và không linh hoạt. Ngược lại, tại các quốc gia mà nhà nước có thẩm quyền thì ẩn dụ này mang một ý nghĩa tích cực về việc trân trọng nhà nước làm việc hiệu quả và suôn sẻ. Charteris-Black [47] cũng ủng hộ quan điểm này cho rằng ẩn dụ ý niệm phản ánh quan điểm đánh giá của văn hóa. Ví dụ, ẩn dụ ý niệm ĐEN LÀ XẤU XA có thể chỉ áp dụng được với một số nhóm người vì những cộng đồng khác không đánh giá “màu đen” là tiêu cực.