CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.3. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan đến ẩn dụ ý niệm
Theo ngôn ngữ học tri nhận, ý niệm được hình thành trong ý thức con người,
“là đơn vị nội dung của bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và của bộ não, của toàn bộ bức tranh thế giới được phản ánh trong tâm lý con người” (Trần Văn Cơ [2])
Trong công trình [2], Trần Văn Cơ đã nhận định “Ý niệm chứa đựng ba thành tố: thành tố khái niệm, thành tố cảm xúc hình tượng và thành tố văn hoá”.
Theo ông, trong các quá trình tư duy con người dựa vào các ý niệm phản ánh nội dung các kết quả của hoạt động nhận thức thế giới dưới dạng “những lượng tử” của tri thức. Các ý niệm nảy sinh trong quá trình cấu trúc hoá thông tin về một sự tình khách quan trong thế giới đó. Cấu trúc này bao gồm nội dung thông tin về thế giới hiện thực và thế giới tưởng tượng, mang những nét phổ quát. Mặt khác nó bao gồm những thứ làm nó trở thành sự kiện của văn hoá, chứa đựng những nét đặc trưng văn hoá dân tộc. Ý niệm mang tính chủ quan, nghĩa là nó là một mảng của bức tranh thế giới, phản ánh thế giới khách quan qua lăng kính của ý thức ngôn ngữ dân tộc. Sự phân cắt thế giới thành từng mảnh (ý niệm) từ cách nhìn thế giới khác nhau của con người gọi là sự “ý niệm hoá”, trên cơ sở đó tạo nên “bức tranh ý niệm về thế giới” và khi được thể hiện ra bằng ngôn ngữ hình thành nên “bức tranh ngôn ngữ về thế giới”.
1.2.3.2. Miền nguồn-miền đích
Điều kiện xác định ẩn dụ ý niệm là cả hai thành tố Nguồn và Đích đều phải là những ý niệm, và ý niệm được cấu trúc hoá theo mô hình trường: TRUNG TÂM- NGOẠI VI. Vai trò “trung tâm” thường là khái niệm, và đó chỉ là một phần nào đó
của khái niệm chứ không phải toàn bộ khái niệm, còn “ngoại vi” là những yếu tố ngôn ngữ và văn hoá dân tộc.
Trong ngôn ngữ học tri nhận, ẩn dụ ý niệm được định nghĩa như sự thông hiểu một ý niệm (hay một miền ý niệm) này thông qua một ý niệm (miền ý niệm) khác. Ví dụ như khi chúng ta nói về “thị trường chứng khoán” thông qua “cuộc hành trình”, hay “thị trường chứng khoán” thông qua “biển”. Mô hình của ẩn dụ ý niệm là “A là B” trong đó A là ý niệm Đích và B là ý niệm Nguồn, ý niệm Đích được hiểu thông qua ý niệm Nguồn. Các ADYN được viết hoa để phân biệt với ẩn dụ ngôn từ, ví dụ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ BIỂN. Ý niệm ĐÍCH (THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN) trừu tượng hơn và ý niệm NGUỒN (BIỂN) cụ thể hơn.
Miền nguồn bao gồm một tập hợp các thuộc tính, các quá trình và các mối quan hệ được liên kết, lưu giữ với nhau trong tâm trí. Chúng được biểu thị trong ngôn ngữ thông qua các từ và các biểu thức có quan hệ vốn được nhìn nhận như là sự sắp xếp theo từng nhóm có sự tương đồng với nhau mà các nhà ngôn ngữ vẫn gọi bằng thuật ngữ là “các tập hợp từ vựng” hay “các trường từ vựng”. Miền đích mang tính trừu tượng và mang theo cấu trúc của nó từ miền nguồn, thông qua các mối liên kết ẩn dụ. Các miền đích có mối quan hệ với các thực thể, thuộc tính và những quá trình có thể được tìm thấy thông qua sự phản chiếu trong miền nguồn. Vì vậy trong các ẩn dụ ý niệm miền nguồn và miền đích không thể đảo ngược cho nhau.
Kửvecses [104:18-27] đó liệt kờ ra cỏc miền nguồn và miền đớch phổ biến như sau:
-Các miền nguồn phổ biến gồm có: human body (cơ thể người), healtth and illness (sức khoẻ và bệnh tật), animals (động vật), plants (thực vật), building and construction (toà nhà và xây dựng, máy móc và phương tiện sản xuất), games and sport (trò chơi và thể thao), money and economics transactions (tiền và các giao dịch kinh tế), cooking and food (nấu ăn và thức ăn), heat and cold (nóng và lạnh), light and darkness (sáng và tối), forces (lực đẩy), movements and direction (chuyển động và hướng)
-Các miền đích phổ biến gồm có: emotion (tình cảm), desire (khao khát), morality (đạo đức), thought (ý nghĩ), society/nation (xã hội/dân tộc), politics (chính trị), economy (kinh tế), human relationship (các quan hệ con người), communication (giao tiếp), time (thời gian), life and death (cuộc sống và cái chết), religion (tôn giáo), events and actions (sự tình và hoạt động)
1.2.3.3. Lược đồ hình ảnh
Để hiểu được ánh xạ ẩn dụ ý niệm thì cần nắm rõ khái niệm lược đồ hình ảnh. Khái niệm này được bàn luận và phân tích trong các nghiên cứu của Lakoff &
Johnson [108], Lakoff & Tuner [109]. Các nhà nghiên cứu cho rằng lược đồ hình ảnh vượt ra ngoài phạm vi của lý thuyết ngôn ngữ, theo nghĩa là chúng có thực tạo về mặt tâm lý mà được chứng minh bằng nghiên cứu thực nghiệm trong ngôn ngữ- tâm lý học, tâm lý học tri nhận và tâm lý phát triển.
Cũng theo Lakoff & Tuner [109] lược đồ hình ảnh là một cấu trúc có tính chất lặp đi lặp lại và nó dựa trên kinh nghiệm của con người. Nhiều miền thiếu hình ảnh, ví dụ như “thời gian, cái chết, sự giác ngộ, sự sống”. Những miền như thế được gọi là miền trừu tượng hay vô ảnh. Các miền tạo nên hình ảnh thì mang tính nghiệm thõn, mà cũng theo Kửvecses [102:57] đú cụ thể là “cỏc trải nghiệm vật lý” vớ dụ như “chuyển động trong không gian, thao tác với các vật thể, hoặc các tiếp xúc thuộc về tri giác.”
Lược đồ hình ảnh không phải là các hình ảnh cụ thể mà là trừu tượng theo nghĩa là các lược đồ trong nhận thức, biểu trưng cho các mô hình lược đồ xuất phát từ các miền hữu ảnh chẳng hạn như “vật chứa, đường đi, khớp nối, lực đẩy, cân bằng”. Đây là các mô hình tái diễn nhiều trong nhiều miền mang tính nghiệm thân và cấu trúc nên các trải nghiệm nghiệm thân. Theo Talmy [147], lược đồ cấu trúc nên các trải nghiệm mang tính nghiệm thân và cả các trải nghiệm không mang tính nghiệm thân thông qua ẩn dụ. Như vậy các tác giả đã làm sáng tỏ miêu tả có vẻ trái ngược nhau về lược đồ ánh xạ: tính chất “trừu tượng” hiểu theo một cách đó là sơ đồ trong tâm trí; hiểu theo cách khác đó là mang tính nghiệm thân. Dưới đây là một số ví dụ khác về lược đồ hình ảnh:
Lược đồ hình ảnh Các ẩn dụ
In-out (trong-ngoài) Front-back (trước-sau) Up-down (lên-xuống) Contact (tiếp xúc) Motion (chuyển động) Lực đẩy (force)
I’m out of money.
He’s an up-front kind of guy.
I’m feeling low.
Hold on, please.
He just went crazy.
You are driving me insane.
Nguồn: Kửvecses [92:43]
Lakoff & Johnson [108] và Kửvecses [104] đó nhấn mạnh ý nghĩa của lược đồ hình ảnh vì lược đồ hình ảnh là bằng chứng quan trọng cho luận điểm rằng ánh xạ ẩn dụ ý niệm là từ các miền cụ thể đến các miền trừu tượng. Do được hình thành
dựa trên các kinh nghiệm thân thể và kinh nghiệm không gian nên các lược đồ hình ảnh có ý nghĩa trực tiếp với con người. Ví dụ như lược đồ “chuyển động” hình thành từ việc chúng ta thấy các vật thể chuyển động từ nơi này sang nơi khác và từ các hoạt động của chính bản thân chúng ra khi di chuyển. Đôi khi lược đồ “chuyển động” còn được dùng để mô tả trạng thái đang thay đổi, ví dụ như “The telephone went dead”.
Lược đồ hình ảnh được dùng làm cơ sở cho các ý niệm khác, đem lại nguồn phong phú cho ẩn dụ ý niệm. Ví dụ như lược đồ “chuyển động” là cơ sở của ý niệm
CUỘC HÀNH TRÌNH. CUỘC HÀNH TRÌNH là ý niệm vô ảnh nhưng khi được tạo thành từ lược đồ chuyển động với các yếu tố “điểm đầu, điểm cuối, sự chuyển động”
tương ứng với các yếu tố “điểm xuất phát, đích đến, chuyến đi” của cuộc hành trình thì ý niệm CUỘC HÀNH TRÌNH lại trở thành hữu ảnh. Các miền đích của nhiều ẩn dụ ý niệm như TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH hay HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH do đó được xem như là được cấu trúc bằng lược đồ hình ảnh của miền nguồn.
1.2.3.4. Ánh xạ
Theo Lakoff&Johnson [108] ánh xạ được coi là tập hợp của những thuộc tính tương đồng và có cấu trúc xác định. G. Lakoff gọi tên ánh xạ theo công thức
“TARGET-DOMAIN IS SOURCE-DOMAIN or TARGET-DOMAIN AS SOURCE- DOMAIN” (“MIỀN ĐÍCH là MIỀN NGUỒN hoặc MIỀN ĐÍCH như thể MIỀN NGUỒN”). Ý niệm này được thể hiện rõ ràng trong ví dụ của ánh xạ TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH. Ông cho rằng tập hợp ẩn dụ tương đồng xuất hiện qua ánh xạ đề cập bên trên có thể được hiểu như sau.
Các tương đồng ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH được miêu tả như sau:
Miền nguồn (CUỘC HÀNH TRÌNH) Miền đích (TÌNH YÊU)
Người lữ hành Những người liên quan tới
một mối tình
Phương tiện Mối quan hệ giữa những
người yêu nhau Các điểm đến của cuộc hành
trình.
Mục đích của những người yêu nhau
Hình 1.1: Các tương đồng ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH Từ đó, các biểu thức ẩn dụ liên quan tới có thể là:
The relationship isn’t going anywhere.
Our relationship is off the track.
We can’t turn back now.
We may have to go our separate ways.
Our relationship has hit a dead-end street. [Lakoff &Johnson 108: 206]
Lakoff & Johnson nhấn mạnh đây là lỗi phổ biến khi nhầm lẫn tên gọi của ánh xạ với bản chất ánh xạ. TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH là tên gọi của ánh xạ tạo ra những tập hợp các tương đồng. Tên gọi của ánh xạ chỉ dùng để phát triển thêm nhiều những tập hợp tương đồng mang tính ẩn dụ. Do đó, Lakoff &
Johnson xác định ánh xạ là ẩn dụ ý niệm, hay nói cách khác, tập hợp những tương đồng ý niệm hoặc tương đồng bản thể. Chúng có thể được coi là con đường từ miền nguồn đến miền đích.
Hơn thế, Lakoff & Johnson cũng phân biệt giữa ẩn dụ ý niệm và biểu thức ngôn ngữ. Trong tất cả các ví dụ liên quan tới ánh xạ TÌNH YÊU LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH, chúng ta không quan sát một vài ẩn dụ, mà chỉ là một YDYN với một dãy biểu thức ngôn ngữ- ẩn dụ của tình yêu được ý niệm hóa là một cuộc hành trình và được biểu đạt bằng rất nhiều các biểu thức ẩn dụ. Do đó, ẩn dụ có thể được hiểu là ánh xạ ý niệm hoặc ẩn dụ với những biểu thức ẩn dụ được coi là biểu thức ngôn ngữ mang tính cá riêng. Quá trình ánh xạ từ miền nguồn sang miền đích có thể được khái quát như sau:
Hình 1.2. Ánh xạ ẩn dụ ý niệm (Lakoff & Johnson [98])
Miền nguồn là nền tảng cho ý niệm mà trong chiều ngược lại làm ánh xạ, hoặc ADYN. Ẩn dụ ý niệm sau đó sẽ cung cấp toàn bộ biểu thức ngôn ngữ (hay còn được gọi là ẩn dụ ngôn ngữ) mà cuối cùng chuyển ý tưởng đến miền đích.
Tính cục bộ của ánh xạ ẩn dụ ý niệm:
Theo Lakoff & Johnson ánh xạ mang tính cục bộ, nghĩa là một số thuộc tính của miền nguồn được chiếu xạ sang miền đích chứ không phải là toàn bộ. Liên quan tới tớnh cục bộ của ẩn dụ ý niệm thỡ Kửvecses [104] đó phõn tớch đặc điểm
MIỀN NGUỒN
ÁNH XẠ (ẨN DỤ Ý NIỆM)
MIỀN ĐÍCH
BIỂU THỨC ẨN DỤ (ẨN DỤ NGÔN NGỮ)
“highlighting” (làm nổi bật), và “hiding” (làm mờ) của ẩn dụ. Khi miền nguồn được ánh xạ sang miền đích thì chỉ một số bình diện của miền đích được đưa vào tiêu điểm (focus) và được làm nổi bật lên. Như vậy có nghĩa là có những bình diện mà không được kích hoạt ấy sẽ bị che mờ đi. Ẩn dụ TRANH LUẬN LÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
được sử dụng để minh hoạ cho bản chất này. Các biểu thức ẩn dụ liên quan tới xây dựng, cấu tạo, và độ vững chắc của công trình với các từ ngữ như “construct, build”
(xây dựng), “framework” (cấu trúc), “solid, strong” (vững). Với tri thức thông thường chúng ta biết là có rất nhiều bộ phận khác của công trình không được sử dụng tới ví dụ như “cửa, con người trong đó, hay kiến trúc của công trình”.
1.2.3.5. Các cấp độ của ẩn dụ
Theo thuyết ẩn dụ ý niệm thì ẩn dụ gồm hai cấp độ là primary (phái sinh) và generic-level (tổng quỏt). Cỏc ẩn dụ tổng quỏt mang tớnh phổ quỏt. Kửvecses [101]
đưa ra ví dụ minh hoạ về ẩn dụ CƯỜNG ĐỘ LÀ SỨC NÓNG. Đây là ẩn dụ bậc tổng quát (generic-level), và ẩn dụ phái sinh của nó có thể là các ẩn dụ sau:
TỨC GIẬN LÀ LỬA NHIỆT TÌNH LÀ LỬA MÂU THUẪN LÀ LỬA
Các miền cụ thể ở đây là “tức giận, nhiệt tình, mâu thuẫn” đều có chung bình diện “cường độ” mà có thể ý niệm hoá như là sức nóng. Ý niệm SỨC NÓNG không có tương đồng gì với ý niệm CƯỜNG ĐỘ. Sức nóng là thuộc tính vật lý của vật mà chúng ta có trải nghiệm thân thể trong khi cường độ lại là một khái niệm chủ quan mang tính trừu tượng cao. Vậy thì cơ sở ánh xạ ở đây là mối liên hệ về sự trải nghiệm giữa cường độ và sức nóng bởi khi chúng ta hoạt động với cường độ cao thì cơ thể nóng lên.
1.2.3.6. Phân loại ẩn dụ ý niệm
Theo Kửvecses [102] ẩn dụ ý niệm cú thể phõn loại theo 4 cỏch là:
-phân loại theo tính quy ước của ẩn dụ -phân loại theo chức năng của ẩn dụ -phân loại theo bản chất của ẩn dụ -phân loại theo tính khái quát của ẩn dụ a. Phân loại theo tính quy ước của ẩn dụ
Tính quy ước của ẩn dụ dẫn đến tên gọi hai loại ẩn dụ là
*conventional conceptual metaphor (ẩn dụ ý niệm mang tính quy ước)
*unconventional conceptual metaphor hay novel metaphor (ẩn dụ ý niệm phi quy ước /ẩn dụ mới)
b. Phân loại theo chức năng của ẩn dụ
Kửvecses [104] đưa ra 3 loại ẩn dụ khỏc nhau dựa trờn chức năng tri nhận, cụ thể là ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng.
Ẩn dụ cấu trúc
Ẩn dụ cấu trúc xuất hiện khi miền nguồn cung cấp “cấu trúc kiến thức dồi dào cho miền đớch” (Kửvecses 104: 37). Nguồn phúng chiếu cỏc ỏnh xạ dễ tiếp nhận và dễ hiểu để truyền tải ẩn dụ đến nguồn đớch theo 1 cỏch dễ hiểu. Kửvecses lớ giải tư tưởng này khi sử dụng ý niệm về thời gian. Nếu chúng ta xem xét ví dụ dưới đây được dịch nguyên văn sang tiếng Việt:
The time for action has arrived;[Thời điểm hành động đã đến]
I’m looking ahead to Christmas; [Tôi đang nhìn về lễ Giáng Sinh.]
Time is flying by;[Thời gian đang bay]
Thanksgiving is coming up on us. [Lễ tạ ơn đang đến với tôi.]
Kửvecses [104: 38]
chúng ta có thể nhận thấy rằng ẩn dụ ý niệm có thể được hình dung như ánh xạ THỜI GIAN TRÔI QUA LÀ SỰ DI CHUYỂN CỦA MỘT VẬT THỂ. Người quan sát có một vị trí không thay đổi và mọi vật sẽ di chuyển về phía người quan sát. Trái ngược lại thì, ánh xạ sau có thể xuất hiện THỜI GIAN TRÔI QUA LÀ SỰ DI CHUYỂN CỦA NGƯỜI QUAN SÁT QUA MỘT CẢNH ĐẸP, với ví dụ sau “His stay in Russia extended for many years;We passed the time happily; There’s going to be trouble along the road.”
Trong biểu thức ẩn dụ kể trên, thời gian lại có một vị trí cố định không thay đổi và người quan sát lại di chuyển theo thời gian. Việc hiểu cả hai miền nguồn và miền đích làm cho ẩn dụ rõ ràng và dễ hiểu hơn như Lakoff & Johnson [108:140] đã viết “Một ý niệm được cấu trúc mang tính ẩn dụ thông qua một ý niệm khác”.
Ẩn dụ bản thể
Từ điển Tiếng Anh Collins Concise định nghĩa bản thể là “một nhánh của trừu tượng học đề cập đến bản chất của sự sống”. Ẩn dụ bản thể giúp ta hiểu về các vật thể phi vật chất như là một thực thể. Một khái niệm trừu tượng, như hoạt động, cảm xúc, ý tưởng được thể hiện như một vật cụ thể, một đồ vật, một chất liệu, một vật chứa, hoặc một con người. Lakoff & Johnson đưa ra ví dụ sau để biểu đạt cách sử dụng của ẩn dụ bản thể.
“I can’t keep up with the pace of modern life.” [Tôi không thể bắt kịp nhịp sống hiện đại] (Lakoff & Johnson 108: 27)” Đường đời được nhận thức là tốc độ của 1 thực thể vật chất.
Ẩn dụ định hướng
Loại ẩn dụ này được biểu đạt rộng rãi trong ngôn ngữ. Ẩn dụ định hướng khác với ẩn dụ cấu trúc ở chỗ chúng không xây dựng cấu trúc ẩn dụ của một ý niệm này trên một ý niệm khác, mà “tổ chức một hệ thống ý niệm hoàn chỉnh theo một hệ thống khác”. (Lakoff & Johnson [108:14]). Chúng được gọi là “định hướng” vì có tiêu điểm không gian (spatial focus), trong-ngoài, trên-dưới, từ-đến…
Bản chất của ẩn dụ định hướng dựa vào cấu trúc vật lý hoặc văn hóa dân tộc.
Do đó, chúng ta sẽ liên hệ cảm giác tích cực với hướng chuyển động lên trên và cảm giác tiêu cực với hướng chuyển động xuống dưới. Điều này là do cơ chế vật lí của cơ thể chúng ta: tư thế đứng thẳng liên quan đến trạng thái tích cực, và tư thế cúi xuống biểu thị nỗi buồn. Ví dụ dưới đây minh họa cho loại ẩn dụ này:
“He is at the peak of health”; “His health is declining” (Lakoff &
Johnson [108:15]) [“Anh ấy đang trên đỉnh của sức khoẻ”; “Sức khoẻ của anh ấy đang đi xuống”.]
Ẩn dụ định hướng ở đây là SỨC KHỎE VÀ CUỘC SỐNG LÀ HƯỚNG LÊN, ỐM ĐAU VÀ CÁI CHẾT LÀ HƯỚNG XUỐNG. Ẩn dụ này được tạo ra trên cơ sở vật lí chung ở con người là khi chúng ta ốm, chúng ta thường nằm xuống còn khi khỏe lại, chúng ta sẽ đứng dậy và có tư thế thẳng người.
Kửvecses [104] cho rằng cụng việc tri nhận của cỏc ẩn dụ loại này là làm cỏc ý niệm đích trở nên mạch lạc hơn trong hệ thống tri nhận. Vì vậy ông đưa ra một tên gọi khác cho ẩn dụ định hướng, đó là “coherence metaphor” (ẩn dụ liên kết) với nghĩa là các ẩn dụ đích nào đó được ý niệm hoá theo một kiểu giống nhau. Ví dụ như tất cả các ẩn dụ “hướng lên” (KHOẺ MẠNH LÀ HƯỚNG LÊN) thì cũng có các ẩn dụ ngược lại là “hướng xuống” (ỐM ĐAU LÀ HƯỚNG XUỐNG).
c. Phân loại theo bản chất của ẩn dụ
Theo Kửvecses [92], ẩn dụ cú thể dựa trờn cả tri thức và hỡnh ảnh.
Hầu hết các ẩn dụ dựa vào các tri thức của con người về các ý niệm, trong đó các cấu trúc tri thức cơ bản tạo nên từ một số yếu tố cơ bản được ánh xạ từ miền nguồn sang miền đích.
Loại ẩn dụ dựa trên hình ảnh có thể gọi là ẩn dụ lược đồ hình ảnh, trong đó các lược đồ được ánh xạ từ miền nguồn sang miền đích. (xem mục 1.2.4.3)