Giám đốc uỷ quyền thường xuyên cho các Phó giám đốc trong việc quyết định một số lĩnh vực mà họ phụ trách.
- Phòng kế toán có 10 người: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp, 7 kế toán chi tiết và 1 thủ quỹ. Đội ngũ nhân viên kế toán đều tốt nghiệp đại học và thành thạo về chuyên môn.
- Đơn vị hạch toán kế toán bằng phần mềm kế toán NEWACC.
- Công ty ABC áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban hành và các văn bản hướng dẫn kèm theo - Quá trình lập và ghi chép sổ sách của Công ty ABC được ghi chép theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
- Niên độ kế toán bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12
Kiểm toán viên cũng sử dụng bảng câu hỏi trong quá trình phỏng vấn kế toán trưởng để thu thập thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ ( Biểu 2)
Biểu 2: Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty ABC
Nội dung Trả lời Các bộ phận kế toán của Công ty có được phân công phân nhiệm một
cách rõ ràng không?
Có Kế toán các phần hành có làm đúng chức năng được giao không? Có Các văn bản của Bộ Tài chính liên quan đến công tác kế toán có được cập nhật thường xuyên và phổ biến cho kế toán các phần hành không?
Có Trình độ, năng lực của kế toán viên có phù hợp với phần hành được giao hay không?
Có Nếu có khó khăn thì kế toán trưởng tìm cách khắc phục như thế nào?
Các chức danh kế toán có làm việc trong ngày nghỉ? Không Công ty có áp dụng các phần mềm kế toán không? Có Công ty có thực hiện phần kế toán nào trên máy không? Có
b. Kiểm tra tài liệu
Khi đã có những hiểu biết sơ bộ về thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, nhóm kiểm toán tiếp tục thu thập thêm các tài liệu liên quan đến việc thực hiện kiểm soát nội bộ ở Công ty ABC bao gồm các tài liệu sau:
- Quy chế quản lý tài chính năm 2010.
- Quyết định của hội đồng quản trị về đơn giá tiền lương. - Giấy phép đầu tư.
- Biên bản họp hội đồng quản trị, báo cáo tình hình thực hiện. - Biên bản kiểm tra thuế.
Các tài liệu này được kiểm toán viên đính kèm với giấy tờ làm việc và lưu vào trong hồ sơ kiểm toán và sẽ là bằng chứng quan trọng giúp cho việc đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty ABC.
c. Quan sát
Kiểm toán viên tiên hành quan sát phong cách làm việc của Ban Giám đốc, nhân viên trong Công ty, hệ thống chứng từ sổ sách, quá trình ghi chép, sử dụng hệ thống máy tính của nhân viên … để đánh giá việc thực hiện các thủ tục kiểm soát, mức độ trung thực trong các thông tin thu thập được qua phỏng vấn, kiểm toán viên ghi chép những gì quan sát được vào giấy tờ làm việc.
CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY (AASC)
THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ
Tên khách hàng: Công ty ABC Tham chiếu: X2
Niên độ kế toán: 2010 Người thực hiện: LMC
Bước công việc: Quan sát Ngày thực hiện: 28/03/2011 Ban giám đốc Công ty có thái độ làm việc nghiêm túc, nắm bắt được hoạt động của Công ty một cách chi tiết.
Các nhân viên trong trong Công ty sẵn sàng làm thêm giờ, chấp hành tốt nội quy, quy chế Công ty đề ra về giờ giấc, an toàn lao động.
Nhân viên phòng kế toán giúp đỡ nhóm kiểm toán để hoàn thành tốt công việc kiểm toán. Kế toán trưởng nắm bắt được công việc của từng phần hành và năng lực của từng nhân viên kế toán để từ đó bố trí công việc kế toán thích hợp.
Các bộ phận thực hiện đúng với chức năng, nhiệm vụ được giao. Các kho chứa hàng hóa, vật tư được bảo quản thích hợp
2.1.1.3. Phân tích số liệu
Thực hiện thủ tục phân tích sẽ cung cấp cho KTV những bằng chứng hợp lý, thay đổi bất thường, tính liên tục hoạt động, tình hình kinh doanh của khách hàng. Các thủ tục phân tích được KTV của AASC thực hiện bao gồm: phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất.
a. Phân tích xu hướng
Bảng 2.1: Bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên BCKQHDKD của Công ty ABC Chỉ tiêu Năm 2010 (Đơn vị: VNĐ) Năm 2009 ( Đơn vị: Chênh lệch Tuyệt đối (VNĐ) Tương đối (%)
VNĐ)Doanh thu Doanh thu thuần 58.427.926.511 59.481.637.286 - 1.053.710.775 -1,77 Giá vốn hàng bán 45.066.709.875 47.754.766.946 - 2.688.057.071 -5.63 Lợi nhuận gộp 13.361.216.636 11.726.870.340 1.634.346.296 13.94 Chi phí bán hàng 1.654.339.361 1.592.707.833 61.631.528 3,86 Chi phí QLDN 5.975.968.584 4.208.283.565 1.767.685.019 42 LN thuần từ HĐKD 5.630.585.955 5.413.158.945 217.427.010 4,02 LN từ HĐTC 867.679.793 165.600.991 702.078.802 423,96 LN khác 329.200.343 68.610.395 260.589.948 379,81 Tổng LN trước thuế 5.959.786.298 5.481.769.340 478.016.958 8,72 Thuế TNDN 904.110.313 848.873.186 55.237.127 6,5 LN sau thuế 5.055.675.985 4.632.896.154 422.779.831 9,12 Qua bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy năm 2010 so với năm 2009 doanh thu thuần của đơn vị giảm 1.053.710.775 đồng, tương ứng tỷ lệ 1,77%, trong khi giá vốn hàng bán năm 2010 so với năm 2009 giảm xuống 2.688.057.071 đồng, tương ứng 5,63%, kết quả là lợi nhuận gộp tăng 1.634.346.296 đồng, tương ứng 13,94%.
b. Phân tích tỷ suất
Tại Công ty ABC, khi tiến hành phân tích tỷ suất, kiểm toán viên tiến hành tính một số tỷ suất như sau.
Bảng 2.2: Một số tỷ suất của Công ty ABC
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 Chênh
lệch 1.Tỷ suất khả năng
a.TSLĐ/ Tổng nợ ngắn hạn 170,93% 138,99% 31,94%
b.Tiền/ Tổng nợ ngắn hạn 13,62% 8,97% 4,65%
2.Tỷ suất nợ
a.Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 77,87% 68,2% 8,67%
b.NVCSH/ Tổng nguồn vốn 22,1% 12,17% 9,93%
3. Tỷ suất khả năng sinh lời
a. Tổng LN trước thuế/ DTT 10,2% 9,21% 0,99%
b.Tổng LN trước thuế/ GV 13,22% 11,48% 1,74%
Qua bảng phân tích ta thấy khả năng thanh toán của đơn vị năm 2010 so với năm 2009 đã tăng lên, đặc biệt tỷ suất TSLĐ/Tổng nợ ngắn hạn tăng lên 31,94%. Đồng thời tỷ suất nợ cũng tăng lên, nhưng mức tăng chậm hơn mức tăng khả năng thanh toán. Tỷ suất khả năng sinh lời cũng tiến triển theo chiều hướng tốt hơn. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị là khá tốt. KTV sẽ tập trung kiểm tra tất cả các khoản mục.
2.1.1.4. Đánh giá rủi ro kiểm toán
Bước tiếp theo trong khâu lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại AASC là việc đánh giá mức trọng yếu và rủi ro của khoản mục trên Báo cáo tài chính. Việc đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán giúp cho KTV đánh giá hiệu quả cuộc kiểm toán và thông qua mức đánh giá trọng yếu và rủi ro với từng khoản mục để có thể thu thập bằng chứng kiểm toán cần thiết để hoàn thành cuộc kiểm toán, từ đó giảm rủi ro kiểm toán có thể mắc phải.
Trong bước này KTV chủ yếu sử dụng kỹ thuật tính toán và dựa trên sự xét đoán mang tính nghề nghiệp của kiểm toán viên để đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán.
Đối với Công ty ABC, KTV tiến hành đánh giá mức trọng yếu ban đầu như sau:
Bảng 2.3: Bảng cơ sở tính mức trọng yếu và Bảng tính mức trọng yếu tại công ty ABC
- Bảng cơ sở tính mức trọng yếu của công ty AASC
Chỉ tiêu Mức độ trọng yếu
1. LN trước thuế. 4%-8%
2. Doanh thu. 4%-8%
3. TSCĐ và TSLĐ. 1%-2% 4. Nợ ngắn hạn. 1%-2%
5. Tổng tài sản. 0,5%-1%
6. Vốn chủ sở hữu. 1,5%-2% (áp dụng đối với công ty niêm yết) Đối với DN thanh lý, phá sản là 0.25%- 5% tổng giá trị tài sản.
Không áp dụng đối vơi các chỉ tiêu có giá trị nhỏ, có giao động lớn giữa các kỳ. - Bảng tính mức trọng yếu tại công ty ABC
Chỉ tiêu Số tiền trên báo cáo tài chính
Mức trọng yếu ban đầu
Mức trọng yếu tối thiểu Mức trọng yếu tối đa % Mức trọng yếu % Mức trọng yếu Lợi nhuận thuần
thuần trước thuế 5.959.786.298 4 238.391.452 8 476.782.904 Doanh thu 58.427.926.511 0,4 233.711.706 0,8 467.423.412 Tài sản lưu động 22.408.098.954 1 224.080.989 2 448.161.979 Nợ ngắn hạn 13.109.210.751 1 131.092.107 2 262.184.214 Tổng tài sản 84.170.606.514 0,5 420.853.032 1 841.706.065 Mức ước lượng 131.092.107 262.184.214 Lựa chọn mức trọng yếu 131.092.107
Sau khi tính toán được mức trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo Tài chính, KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục trên Báo cáo tài chính. Trên thực tế rất khó dự đoán được các tài khoản nào có khả năng sai số, do đó việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục là việc phán xét nghiệp vụ khó. Mục đích của việc phân bổ này là nhằm giúp KTV xác định bằng chứng thích hợp đối với các tài khoản để thu thập với mục tiêu làm tối thiểu hóa chi phí kiểm toán.
AASC chỉ tiến hành phân bổ tính trọng yếu cho các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán mà không thực hiện phân bổ cho các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh.
Tỷ lệ phân bổ: do chi phí thu thập bằng chứng về hàng tồn kho cao hơn chi phí thu thập bằng chứng về công nợ, và chi phí thu thập về công nợ cao hơn chi phí thu thập bằng chứng về các tài khoản khác. Vì vậy, kiểm toán viên AASC thường phân bổ theo tỷ lệ: hàng tồn kho hệ số 3, công nợ hệ số 2, các tài khoản khác hệ số 1( không tiên hành phân bổ trọng yếu cho chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối).