Hiện tại nội dung chương trình đào tạo cử nhân cao đẳng kế toán của trường CĐKTTCTN có khối lượng kiến thức là 144 đơn vị học trình (đvht ) bắt buộc, cùng với 4 đvht về giáo dục thể chất và 9 đvht về giáo dục quốc phòng. Các đvht này chia đều cho hai khối kiến thức là khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến
thức giáo dục chuyên nghiệp. Khối kiến thức giáo dục đại cương bao gồm 46 đvht chia cho tổng số 12 môn học, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp bao gồm 98 đvht chia cho tổng số 30 môn học với thời gian đào tạo là 3 năm. Không kể đến khối kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp hầu hết các môn học được phân bổ theo hướng 85% là các giờ lý thuyết, chỉ có 15%-20% là các giờ thực hành. Với thực tế như trên, nội dung chương trình này cần phải thay đổi như thế nào cho hợp lý? Khảo sát ý kiến của 250 sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán và 50 cán bộ quản lý ở các cơ quan/ doanh nghiệp cho thấy có tới 72% ý kiến của người lao động và 62% cán bộ quản lý hoàn toàn đồng ý với giải pháp là “nhà
trường cần xây dựng lại chương trình đào tạo cho gắn với thực tế”. Giải pháp này
được đưa ra nhằm tránh trường hợp cái sinh viên cần thì không dạy cái sinh viên không cần thị lại dạy. Ví dụ điển hình là hiện nay nhà trường đang áp dụng đưa vào giảng dạy môn ứng dụng tin học trong kế toán thông qua việc bắt buộc sinh viên phải học môn phần mềm kế toán MISA. Khi ra trường sinh viên đến một công ty hay doanh nghiệp nào đó mà sử dụng phần mềm kế toán khác thì sinh viên sẽ bị lúng túng không biết xử lý như thế nào. Thực tế đã cho thấy ngày nay thị trường phần mềm kế toán rất đa dạng phong phú, doanh nghiệp có thể lựa chọn bất kỳ phần mềm nào mà họ cảm thấy phù hợp với họ. Do vậy, nhà trường cần phải có cách đào tạo làm sao để sinh viên biết rằng những kiến thức cơ bản của một phần mềm kế toán là gì và cách thức nào để tiếp cận chúng một cách dễ nhất. Bên cạnh đó khi được hỏi về giải pháp là “tăng thêm các giờ thực hành trong các môn học, giảm bớt giờ lý thuyết” nhằm giúp cho sinh viên ngành kế toán sau khi tốt nghiệp ra
trường có thể thành thạo các kỹ năng trong công việc, thì hầu hết các ý kiến hoàn toàn đồng ý với giải pháp này. Kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.26. Khảo sát ý kiến về giải pháp tăng các giờ thực hành trong các môn học Tăng các giờ thực hành trong các Hoàn toàn không Không đồng ý về cơ bản Đồng ý một phần Đống ý về cơ bản Hoàn toàn đồng ý Tổng Thông số TS % TS % TS % TS % TS % TS % Ý kiến cán bộ quản lý 0 0 0 0 3 6 9 22 38 76 50 100 Ý kiến sinh viên 0 0 0 0 10 4 31 12,4 209 83,6 250 100
Kết quả thống kê trong bảng 3.25 cho thấy 38/50 tương đương 76% số ý kiến của cán bộ quản lý và 209/250 tương đương 83,6% số ý kiến của cựu sinh viên hoàn toàn đồng ý với giải pháp là “tăng thêm các giờ thực hành trong các môn học, giảm bớt giờ lý thuyết” của chương trình đào tạo sinh viên ngành kế
toán trường CĐKTTCTN. Điều này cũng hợp lý khi xét trong thực tế bởi lĩnh vực kế toán là một lĩnh vực khó, lĩnh vực này đòi hỏi người lao động động phải biết sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán, biết vận dụng được các văn bản pháp luật kinh tế liên quan đến từng cơ quan / doanh nghiệp, chính vì lẽ đó nó đòi hỏi sự thành thục về kỹ năng rất cao. Nói như thế không có nghĩa là không coi trọng các giờ lý thuyết cũng như kiến thức về kế toán bởi hiểu kiến thức thì mới có thể thành thạo kỹ năng, song kỹ năng lại phải thông qua rèn luyện, thực hành, thực tập thường xuyên thì mới có thể thành thạo. Chính vì vậy, với yêu cầu cao về kỹ năng, thì không cách nào khác, việc dành nhiều thời gian cho các tiết thực hành là một giải pháp hiệu quả nhất cho việc hoàn thiện các kỹ năng .
Giải pháp này còn xuất phát từ kết quả nghiên cứu mức độ thích ứng về mặt kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán đối với yêu cầu công việc. Kết quả phân tích ở chương 3 cho thấy hầu hết các sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán chỉ thích ứng ở mức độ trung bình, tức là gần như chưa thích ứng được về mặt kỹ năng
tại môi trường làm việc của mình. Chính vì vậy, việc tăng các giờ thực hành, giúp cho sinh viên thành thạo hơn về mặt kỹ năng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là một đòi hỏi cấp bách.
Có thể tham khảo thêm một số ý kiến thông qua các trích đoạn phỏng vấn dưới đây để minh chứng thêm cho sự cần thiết phải thay đổi nội dung chương trình đào tạo:
“Tôi thấy chương trình đào tạo của Trường còn dàn trải, thời gian học các môn cơ sở, cơ bản, học quân sự, giáo dục thể chất còn mất quá nhiều thời gian, ít nhất là 1,5 năm . Do vậy những môn chuyên ngành chỉ được tập trung vào những năm cuối, khối lượng kiến thức chuyên môn nhiều nên khi học các môn chuyên ngành không được nghiên cứu sâu, nghiên cứu kỹ dẫn tới việc khi làm việc, khả
năng nắm bắt khối lượng kiến thức, kỹ năng của tôi rất yếu” (Nữ - Cựu sinh viên khóa 2- khoa kế toán)
“Sau khi ra trường, làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp, cái làm chúng em khó khăn nhất chính là không sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán được áp dụng tại cơ quan, ngoài ra các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhómt trong quá trình học tập tại trường chúng em ít được thầy cô hướng dẫn” (Nam, cựu sinh viên khóa 3- khoa kế toán)
“Tôi không rõ khi học trong trường các bạn ấy có được học về các phần mềm kế toán và có được nhà trường , thầy cô hướng dẫn, rèn luyện các kỹ năng mềm hay không chứ khi mới bắt đầu vào đây làm việc, hầu như các bạn không thể
làm ngay được vì kỹ năng của các bạn ấy chưa được tốt, nên tôi nghĩ, chương trình
đào tạo như thế nào thì cũng phải chú trọng hơn nữa việc thực hành các kỹ năng nghề nghiệp. (Nam 49 tuổi - Giám đốc công ty TNHH Thái Nguyên Xanh).
Một minh chứng nữa thể hiện sự đúng đắn khi đưa ra giải pháp này là việc khảo sát có hay không sự đào tạo lại sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán nhà trường tại nơi làm việc của mình. Thực trạng vấn đề này cho thấy một điều là hầu hết sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán nhà trường khi làm việc tại nơi nào đó bất kỳ đều được đào tạo lại dù là được cơ quan đào tạo hay tự đào tạo. Lý do chính của việc đào tạo lại
này là do không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn. Có 202/250 (80,8 %) số cựu sinh viên được hỏi khẳng định rằng mình phải đào tạo lại và khi hỏi lĩnh vực nào phải đào tạo lại, kiến thức, kỹ năng hay thái độ thì trong số 202 người đó có tới 185 cho rằng mình phải đào tạo lại về mặt kỹ năng. Như vậy, một lần nữa, chúng ta thấy đưa ra giải pháp tăng tiết thực hành để giúp sinh viên cải thiện về kỹ năng là một giải pháp hợp lý, xuất phát từ thực tiễn, từ yêu cầu của công việc.