Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của độ mặn kết hợp nhiệt độ lên tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô phi đỏ

Một phần của tài liệu 18 09 2018 Nhiem luan van chinh sua FINAL (Trang 30 - 37)

4.1.1 Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm

Giá trị pH tương đối ổn định, dao động từ 6,50 đến 7,10 vào buổi sáng và 6,38-6,68 vào buổi chiều (Bảng 4.1). Theo Boyd (1998), cá nước ngọt phát triển tốt ở pH 6,5-9,0. Oxy hòa tan dao động từ 4,53 đến 5,11 mg/L vào buổi sáng, 2,85 đến 4,22 mg/L vào buổi chiều. TAN và NO2- dao động lần lượt là 1,3-2,1 mg/L và 0,72- 0,94 mg/L. Nhìn chung các yếu tố môi trường như pH, Oxy, TAN trong thí nghiệm tương đối ổn định và nằm trong ngưỡng cho phép cho sự sinh trưởng của cá và không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. Riêng yếu tố nhiệt độ và độ mặn thì đảm bảo đúng với điều kiện thí nghiệm.

Bảng 4.1: Các yếu tố pH, nhiệt độ, oxy hòa tan, TAN và NO2- của các nghiệm thức thí nghiệm

Nghiệm thức

Nhiệt độ (°C) pH DO (mg/L) TAN NO2-

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

12ppt_34oC 27,8±0,07 33,7±0,38 6,6±0,04 6,4±0,03 5,0±0,18 3,3±0,27 1,3±0,22 0,82±0,12 12ppt_31oC 27,2±0,24 31,6±0,15 6,7±0,03 6,4±0,01 5,0±0,08 3,5±0,08 1,7±0,73 0,90±0,17 12ppt_28oC 26,8±0,03 28,4±0,17 6,7±0,01 6,5±0,03 5,1±0,19 4,2±0,30 1,6±0,32 0,86±0,15 9ppt_34oC 27,8±0,04 34,0±0,31 6,7±0,01 6,4±0,00 4,9±0,10 3,0±0,15 2,0±0,71 0,90±0,17 9ppt_31oC 27,4±0,03 31,2±0,35 6,6±0,07 6,4±0,04 4,8±0,10 3,3±0,14 1,8±0,36 0,88±0,16 9ppt_28oC 26,8±0,04 28,2±0,00 7,1±0,74 6,4±0,01 5,0±0,22 4,1±0,37 1,4±0,65 0,86±0,15 6ppt_34oC 27,8±0,04 33,6±0,15 6,7±0,02 6,4±0,04 4,9±0,14 3,0±0,22 1,8±0,79 0,90±0,18 6ppt_31oC 27,5±0,06 31,3±0,32 6,5±0,11 6,3±0,08 4,8±0,13 3,3±0,24 1,6±0,35 0,90±0,18 6ppt_28oC 27,0±0,05 28,3±0,00 6,6±0,03 6,4±0,04 4,9±0,12 3,9±0,24 1,4±0,25 0,90±0,18 0ppt_34oC 28,1±0,08 33,3±0,62 6,9±0,13 6,6±0,07 4,6±0,05 2,9±0,16 2,1±0,13 0,86±0,19 0ppt_31oC 27,5±0,32 30,8±0,68 6,9±0,04 6,7±0,05 4,5±0,14 3,1±0,12 1,7±0,22 0,94±0,06 0ppt_28oC 27,1±0,06 28,6±0,10 7,0±0,03 6,7±0,01 4,6±0,20 3,6±0,31 1,6±0,16 0,72±0,18 Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn

4.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ

Kết quả cho thấy không có sự tương tác giữa nhiệt độ và độ mặn trên tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ (p > 0,05). Ở các độ mặn khác nhau, nhiệt độ cao không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá (Bảng 4.2). Tuy nhiên, ở điều kiện nhiệt độ môi trường (28°C), cá có tỷ lệ sống cao nhất ở 12 ppt và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với tỷ lệ sống của cá nuôi ở độ mặn 9 ppt trong khi không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống giữa các nghiệm thức 0, 6 và 9 ppt. Về độ mặn, nhiệt độ tăng không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá (p > 0,05).

Bảng 4.2: Tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ ở các điều kiện nhiệt độ và độ mặn khác nhau

Độ mặn Tỷ lệ sống

12 93,33±9,00 9 86,67±7,00 6 88,52±9,00 0 89,63±9,00

Giá trị P 0,087

Nhiệt độ

34 90,00±5,13 31 90,91±4,96 28 88,18±6,56

Giá trị P 0,513

P (Nhiệt độ *độ mặn ) 0,597

Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn.

Barreto-Curiel et al. (2015) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên cá rô phi (Oreochromis mossambicus × Oreochromis aureus) cho thấy độ mặn đã không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá. He et al. (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp và độ mặn khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá rô phi lai Malaysia cho thấy ở 25oC, tỷ lệ sống của cá không khác biệt, tỷ lệ sống của cá giảm khi hạ nhiệt độ thấp đến 5.6oC.

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên tỷ lệ sống của cá rô phi đỏ tương đối khác so với các loài khác như cá lóc có tỷ lệ sống thấp nhất ở nghiệm thức 34oC-9ppt (66,7%), khác biệt không có ý nghĩa với nghiệm thức 34oC- 6ppt (68,9%), nhưng khác biệt có ý nghĩa với tất cả các nghiệm thức còn lại (Võ Nguyên Mẫn, 2017). Nghiên cứu của Đỗ Thị Thanh Hương Ngô Tú Trinh (2013) cho thấy tỷ lệ sống của cá lóc cao nhất ở nghiệm thức có độ mặn 9ppt (83,8%), kế đến là 0ppt (80%) và thấp nhất ở nghiệm thức 12ppt (66,3%). Đối với cá tra giống có tỷ lệ sống đạt cao nhất ở nghiệm thức có nhiệt độ bình thường và mức độ mặn ở 6ppt (99%) và ở nhiệt độ cao 35oC thì tỷ lệ sống có xu hướng giảm; thấp nhất ở nghiệm thức 35oC-0ppt và khác biệt có ý nghĩa thống kê với tất cả các nghiệm thức còn lại (Trần Thị Kiều Linh, 2015). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng nhiệt độ lên cá rô đồng của Võ Quốc Hào (2015) cũng cho kết quả tương tự, khi nhiệt độ càng tăng thì tỷ lệ sống càng giảm và thấp nhất ở 34oC.

Ảnh hưởng của độ mặn lên cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus) cho thấy tỷ lệ sống của cá ở 30ppt cho kết quả thấp nhất (28%), ở 0ppt và 10ppt lần lượt là 49% và 90% (Drawis et al., 2008).

4.1.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên sự tăng trưởng của cá rô phi đỏ Có sự tương tác giữa nhiệt độ và độ mặn đối với hoạt động tăng trưởng của cá rô phi đỏ (Bảng 4.3). Sau 60 ngày nuôi, trọng lượng cá rô phi đỏ dao động từ 40,9 đến 62,8 g. Tốc độ tăng trưởng cao nhất được tìm thấy ở độ mặn thấp, 0 ppt (28, 31 và 34°C) và độ mặn cao kết hợp với nhiệt độ cao, 12ppt-34 °C, 9ppt- 34°C, 6ppt-34°C, 6ppt-31°C. Tốc độ tăng trưởng của cá ở độ mặn cao và nhiệt độ thấp như 6 ppt-28°C, 9ppt-28°C, 9ppt-31°C, 12ppt-28°C và 12ppt-31°C thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa với tốc độ tăng trưởng của các nghiệm thức còn lại (p <

0,05).

Bảng 4.3: Tăng trưởng của cá rô phi đỏ điều kiện nhiệt độ và độ mặn khác nhau.

Độ mặn

Nhiệt

độ NT Wi Wf DWG (g/

ngày)

SGR (%/ngày) 12 34 1 10,73±0,19 54,21±5,32bc 0,74±0,09c 2,70±0,19cd

31 2 10,68±0,06 49,19±7,13ab 0,65±0,12ab 2,53±0,25bc

28 3 10,82±0,19 44,7±1,22a 0,58±0,03a 2,36±0,07ab 9 34 4 10,7±0,17 59,9±3,49c 0,84±0,06c 2,87±0,1d

31 5 10,6±0,1 40,9±2,81a 0,52±0,05a 2,24±0,12a 28 6 10,6±0,09 42,0±0,22a 0,53±0a 2,29±0,02ab 6 34 7 10,9±0,06 58,9±5,01c 0,81±0,08c 2,81±0,14abc

31 8 10,8±0,1 54,4±5,61bc 0,74±0,1c 2,69±0,17cd 28 9 10,9±0,05 47,4±2,0ab 0,62±0,04ab 2,45±0,08d 0 34 10 10,8±0,04 62,8±5,83c 0,88±0,1c 2,93±0,16d 31 11 10,8±0,08 62,3±4,86c 0,87±0,08c 2,92±0,13d 28 12 10,7±0,16 61,3±2,69c 0,86±0,05c 2,90±0,09d

P-one way 0,070 0 0 0

P (NĐ x ĐM) 0,036 0,034 0,019

Giá trị thể hiện là trung bình ± độ lệch chuẩn. Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Từng nhân tố nhiệt độ hay độ mặn đã có ảnh hưởng lên tăng trưởng, ở thí nghiệm này cá phải chịu tác động cả hai yếu tố cùng lúc do đó sự tương tác của chúng sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. Likongwe et al. (1996) cho rằng ở tất cả các độ mặn khi tăng nhiệt độ thì tăng tưởng của cá tăng lên, nhưng ở mọi nhiệt độ khi tăng độ mặn thường gây ức chế sự tăng trưởng, như trong nghiên cứu khảo sát sự tương tác của nhiệt độ và độ mặn lên tăng trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn ở cá rô phi (Oreochromis niloticus) cho thấykhối lượng trung bình tăng cao nhất ở nghiệm thức 12ppt-32oC-, 12ppt-28oC- đến 12ppt-24oC.

Như vậy, trong thí nghiệm này, sự khác biệt về tăng trưởng của cá giữa các nghiệm thức chịu sự tác động rất lớn bởi các yếu tố tác động là nhiệt độ và độ mặn. Theo Wright and Tobin (2011) thì nhiệt độ gây ảnh hưởng đến sự trao đổi chất ở động vật thủy sản, nhiệt độ nước tăng trong giới hạn có thể làm tăng hoạt động trao đổi chất và tăng tốc độ tăng trưởng của cá. Đồng thời, trong quá trình tiến hóa của cá, mỗi loài chỉ hoạt động tốt nhất trong một giới hạn nhiệt độ thích hợp, với hầu hết các loài cá nhiệt đới phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 25-32°C. Nhiệt độ tăng cao thì quá trình trao đổi chất tăng dẫn đến hiện tượng cá tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình duy trì các hoạt động sống của cơ thể cá nên ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Nhiệt độ cao thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh của cá nhưng khi kèm theo sự tăng lên của độ mặn thì sự tăng trưởng này bị kiềm hãm lại. Trong nghiên cứu này, với nhiệt độ 31oC khi kết hợp với độ mặn 9 và 12ppt làm ảnh hưởng đến tăng trưởng của cá vì với mức tác động này sẽ làm tăng trọng khác biệt có ý nghĩa với nghiệm thức đối chứng và với các nghiệm thức khác (p<0,05). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, cá rô phi đỏ có mức tăng trưởng tối ưu khi nhiệt độ ở mức 31oC, 28°C, 34°C trong môi trường nuớc ngọt 0ppt. Độ mặn tăng lên 6ppt, 9ppt, 12ppt đã ảnh hưởng tăng trưởng của cá ở nhiệt độ thấp. Tuy nhiên ở nghiệm thức 6ppt-34°C, 9ppt-34°C và 12ppt-34°C tốc độ tăng trưởng của cá không khác biệt so với môi trường nước ngọt ở tất cả các mức nhiệt độ khảo sát. Khi nuôi cá nước ngọt môi trường độ mặn, cá cần nhiều năng lượng hơn nhằm điều hòa áp suất thẩm thấu (Sardella et al., 2004). Ở nhiệt độ 34°C, cá có lượng thức ăn ăn vào cao hơn so với các mức nhiệt độ thấp hơn (Bảng 4.5). Khi nhiệt độ tăng làm tăng lượng thức ăn ăn vào của cá. Ở điều kiện 12ppt-34oC tương ứng với điểm đẳng áp về độ mặn của cá rô phi đỏ nên cá không cần nhiều năng lượng để điều hòa áp suất thẩm thấu, cân bằng ion nội bào vì vậy cá ăn nhiều hơn sẽ tăng trưởng tốt hơn. Kang’Ombe and Brown (2008) cho rằng cá cần năng lượng nhằm điều hòa áp suất thẩm thấu trong môi trường ưu trương (hypertonic) và nhược trương (hypotonic) nhằm duy trì sự cân bằng ion nội bào và áp suất thẩm thấu, tuy nhiên cá sẽ cần ít năng lượng hơn trong môi trường tại điểm đẳng áp, ở điều kiện mà sự chuyển dịch cân bằng ion (ionic gradient) giữ nội bào và nước là nhỏ nhất.

Barreto-Curiel et al. (2015) đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng của cá rô phi đỏ (O. mossambicus × O. aureus) cho thấy không có sự khác biệt về tăng trưởng của cá giữa nuôi nước ngọt và nước mặn 34ppt ở 28oC. Tuy nhiên có sự khác biệt về độ tiêu hóa, độ tiêu hóa của cá nuôi ở độ mặn 34ppt cao hơn so với độ tiêu hóa nuôi ở nước ngọt. Điều này được giải thích do sự tăng hoạt động của các enzyme tiêu hóa mà hoạt động mạnh hơn ở môi trường có lực ion cao.

Hassanen et al. (2014) đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ (24, 28 và 32oC) và

độ mặn (37, 42, 47 và 52 ppt) lên tăng trưởng của cá rô phi đỏ (Oreochromis niloticus X O. aureus) trong 56 ngày nuôi cho thấy cá tăng trưởng tốt nhất ở độ mặn cao 52 ppt vở các mức nhiệt độ là 24, 28 và 32oC. Tuy nhiên, nuôi cá rô phi đỏ ở độ mặn cao 37-52ppt có tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều lần so với thí nghiệm này, độ mặn tối đa là 12ppt. Như vậy, các loài cá rô phi đỏ lai tạo ở các khu vực khác nhau, có nguồn gốc khác nhau sẽ có khả năng chịu đựng độ mặn khác nhau

Khi độ mặn tăng thì hoạt động trao đổi chất của cá giảm nhưng cá lại phải tiêu tốn năng lượng cho việc điều hòa áp suất thẩm thấu. Khi nhiệt độ tăng lên trong khoảng tối ưu cho sự phát triển thì cá có tăng trọng cao nhất do cá tăng cường vận động, tăng cường bắt mồi; khi nhiệt độ tăng trên mức tối ưu thì tăng trưởng của cá bắt đầu giảm xuống. Nguyễn Trọng Hồng Phúc và ctv. (2015) cũng cho rằng tác động riêng lẻ của nhiệt độ 35oC và độ mặn 12 ppt không ảnh hưởng có ý nghĩa lên tăng trọng và tốc độ tăng trưởng của cá tra giống, nhưng sự tương tác của nhiệt độ và độ mặn lại có ảnh hưởng rõ rệt và khối lượng thức ăn cá ăn mỗi ngày cũng do yếu tố nhiệt độ nước quyết định.

4.1.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến việc sử dụng thức ăn của cá rô phi đỏ

Nhiệt độ, độ mặn tương tác ảnh hưởng đến việc sử dụng thức ăn của cá rô phi đỏ và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (Bảng 4.4). FCR cao nhất được tìm thấy trong nghiệm thức 9ppt-31oC và 9ppt-28oC và có sự khác biệt đáng kể so với nghiệm thức còn lại. Xu hướng tương tự cũng được tìm thấy trong PER (Bảng 4.5). Lượng thức ăn cá ăn nhiều nhất đã được quan sát trong nghiệm thức 6ppt- 34oC và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 12ppt-28oC, 9ppt-31oC, 9ppt-28oC, 6ppt-28oC, 0ppt-34oC và 0ppt-28°C. Lượng thức ăn vào thấp nhất được tìm thấy trong các nghiệm thức có nhiệt độ thấp như 12 ppt-28°C, 9 ppt-28°C và 6 ppt-28°C. Khả năng tích lũy protein (NPU) của cá nuôi ở độ mặn cao, 6 và 9 ppt thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cá nuôi ở độ mặn thấp trong khi đó, nhiệt độ không ảnh hưởng đến giá trị NPU của cá.

Hiệu quả sử dụng protein (PER) có xu hướng tỷ lệ nghịch với hệ số chuyển hóa thức ăn, khi PER tăng thì FCR giảm và ngược lại. PER đạt tối ưu nhất vẫn ở nghiệm thức 34oC-0ppt (2,4±0,07%), và không khác biệt với các nghiệm thức còn lại ngoại trừ nghiệm thức 31oC-9ppt và nghiệm thức 28oC-9ppt có giá trị thấp PER thấp nhất (1,6±0,15% và 1,6±0,16%). Barreto-Curiel et al. (2015) đánh giá ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng của cá rô phi đỏ (O. mossambicus × O. aureus) cho thấy không có sự khác biệt về FCR và PER của cá giữa nuôi nước ngọt và nước mặn 34ppt ở 28oC. Hiệu quả sử dụng protein trong thức ăn, phụ thuộc vào loại và

lượng protein ăn vào. Tuy nhiên không phải lúc nào PER cao nhất thì là tăng trưởng đạt tối đa như kết quả nghiên cứu của Santinha et al. (1996) khi cho cá tráp (Sparus aurata L.) khối luợng từ 9-36 g ăn thức ăn 55% protein thì cá tăng trưởng tốt nhất, nhưng thức ăn 40% protein lại cho hiệu quả sử dụng protein là cao nhất.

Bảng 4.4: Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của cá rô phi đỏ ở các điều kiện nhiệt độ và độ mặn khác nhau

Độ mặn Nhiệt độ FCR

12 34 1,26±0,05abc

31 1,32±0,17bc 28 1,29±0,01abc

9 34 1,24±0,06abc

31 1,53±0,10d 28 1,59±0,16d

6 34 1,32±0,1bc

31 1,34±0,14c 28 1,28±0,04abc

0 34 1,13±0,05a

31 1,16±0,08ab 28 1,16±0,05ab P – One way 0

P (NĐ x ĐM) 0,046

Giá trị thể hiện là trung bình ± độ lệch chuẩn. Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 4.5: Hiệu quả sử dụng protein (PER), hiệu quả tích lũy protein (NPU) và lượng thức ăn ăn vào của cá rô phi đỏ ở các điều kiện nhiệt độ và độ mặn khác nhau

Độ mặn (ppt) PER NPU FI

(g/con/ngày)

12 2,09±0,16 66,0±5,92a 0,86±0,13a

9 1,87±0,29 68,3±13,9a 0,82±0,16a

6 2,03±0,18 75,2±10,3b 0,92±0,13bc

0 2,34±0,1 86,0±4,72c 0,98±0,05c

One-way p<0,05 p<0,05 p<0,05

Nhiệt độ (oC)

34 2,17±0,18 76,4±11,51 1,00±0,10c

31 2,06±0,29 71,9±12,82 0,89±0,12b

28 2,05±0,27 73,8±11,88 0,79±0,11a

P – One way p>0,05 p>0,05 p<0,05

P (NĐ x ĐM) p>0,05 p>0,05 p>0,05

Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn

4.1.5 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên thành phần sinh hóa trên cá rô phi đỏ.

Sau 2 tháng nuôi, độ mặn và nhiệt độ không ảnh hưởng đến thành phần hoá học của cá và không có sự tương tác giữa độ mặn và nhiệt độ đối với protein thô, lipid thô, tro tổng và độ ẩm (p>0,05) (Bảng 4.6). Có rất ít nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn lên thành phần hóa học của cá rô phi. Ali et al. (2004) nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng của cá rô phi (Oreochromis niloticus L.) cho thấy các mức độ mặn không ảnh hưởng đến hàm lượng protein trong cơ thịt cá. Nghiên cứu của Imsland et al. (2001) trên cá Scophthalmus maximus ở các mức nhiệt độ (10, 14, 18 và 22oC) và các mức độ mặn (15, 25 và 33,5 ppt) thì cho thấy không có sự tương tác của 2 nhân tố trên lên thành phần ẩm độ và protein trong cơ thể cá tuy nhiên hàm lượng chất béo bị ảnh hưởng. Đối với cá Chanos chanos, sau 100 ngày thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ bình thường thì hàm lượng protein thô tăng theo độ mặn từ và cao nhất ở 25 ppt (20,46%) nhưng khi độ mặn tăng lên 30 ppt thì có xu hướng giảm xuống (19,91%), hàm lượng lipid cao hơn có ý nghĩa ở độ mặn 10 và 25 ppt (4,185%) so với các mức độ mặn khác (0, 15, 20, 30 ppt) (Barman et al., 2012). Như vậy tác động của nhiệt độ và độ mặn lên thành phần hóa học của cá khác nhau theo loài và điều kiện nuôi.

Bảng 4.6: Thành phần sinh hóa cơ thể cá ở các mức nhiệt độ và độ mặn khác nhau

Nhiệt độ Ẩm Tro Lipid Protein

28 74,4±2,15 4,0±0,29 7,6±1,12 13,3±1,27 31 74,6±1,77 3,9±0,41 8,0±0,8 12,9±0,91 34 73,7±1,53 4,1±0,43 8,2±0,44 13,3±1,26

P one-way 0,447 0,628 0,243 0,455

Độ mặn

0 74,7±1,01 4±0,25 7,8±0,49 13,0±0,69ab 6 74,4±2,07 4,1±0,47 7,6±0,73 13,3±1,12ab 9 74,1±2,53 4±0,42 7,9±1,26 14,0±1,36b 12 73,6±1,42 4±0,39 8,4±0,62 12,6±1,04a

P one-way 0,608 0,803 0,301 0,052

P (NĐ x ĐM) 0,249 0,169 0,808 0,061

Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn

Một phần của tài liệu 18 09 2018 Nhiem luan van chinh sua FINAL (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w