4.2.1 Các yếu tố môi trường
Các yếu tố môi trường nước trong quá trình thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.7. Nhìn chung giá trị pH không có sự biến động lớn, dao động từ khoảng 7,1-7,6 vào buổi sáng và 6,5-6,7 vào buổi chiều (Bảng 4.7). Ở tất cả các nghiệm thức nhiệt độ không có sự biến động lớn giữa các lần lặp lại, đáp ứng yêu cầu của từng nghiệm thức đặt ra.
Bảng 4.7: Các yếu tố pH, nhiệt độ, oxy hòa tan trong quá trình thí nghiệm
Sáng Chiều
Nghiệm
thức pH Nhiệt độ
(°C)
Oxy
(mg/L) pH Nhiệt độ Oxy
(mg/L) 12ppt-34°C 7,60±0,2
7 27,0±0,43 4,83±0,41 6,60±0,25 34,4±0,52 3,20±0,68 12ppt-31°C 7,40±0,2
2 27,1±0,47 4,70±0,34 6,50±0,22 31,4±0,52 3,14±0,63 12ppt-28°C 7,30±0,2
7 27,2±0,49 4,70±0,48 6,60±0,19 28,2±0,52 3,46±0,66 9ppt-34°C 7,30±0,2
3 27,0±0,46 4,82±0,36 6,60±0,25 34,0±0,42 3,27±0,63 9ppt-31°C 7,20±0,2
7 27,1±0,46 5,98±0,3
7 6,50±0,19 31,0±0,50 3,31±0,73 9ppt-28°C 7,10±0,2
2 27,0±0,48 4,62±0,51 6,70±0,25 28,0±0,50 3,30±0,72 6ppt-34°C 7,10±0,2
4 27,1±0,5 4,71±0,48 6,60±0,22 34,2±0,54 4,07±0,59 6ppt-31°C 7,10±0,2
5 27,1±0,46 5,39±0,31 6,50±0,25 31,4±0,51 3,35±0,77 6ppt-28°C 7,10±0,2
2 27,1±0,49 5,05±0,25 6,50±0,27 28,1±0,52 3,52±0,62 0ppt-34°C 7,10±0,2
4 27,1±0,48 4,80±0,49 6,60±0,24 34,4±0,56 3,49±0,59 0ppt-31°C 7,10±0,2
2 27,1±0,48 4,40±0,9
6 6,70±0,30 31,3±0,47 3,42±0,74 0ppt-28°C 7,10±0,2
1 27,1±0,47 4,67±0,4
2 6,50±0,26 28,1±0,56 3,39±0,70
Giá trị thể hiện là số trung bình ± độ lệch chuẩn
Hàm lượng oxy hòa tan trong tất cả các nghiệm thức vào buổi sáng tương đối ổn định dao động trong khoảng 4,4±0,96 đến 5,8±0,37 mg/L, do hệ thống được bố trí với sục khí liên tục trong suốt quá trình thí nghiệm. Vào buổi chiều ở tất cả các nghiệm thức oxy dao động khoảng3,14±0,63 đến 3,52±0,62 mg/L. Yếu tố độ mặn được đo bằng khúc xạ kế và kiểm soát mỗi ngày tương ứng theo từng nghiệm thức.
Như vậy, các yếu tố môi trường gồm pH, oxy hòa tan tương đối ổn định và nằm
trong ngưỡng cho phép, thích hợp để nuôi cá, không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
4.2.3 Ảnh hưởng của độ mặn và nhiệt độ lên độ tiêu hóa thức ăn của cá rô phi đỏ
Độ tiêu hóa thức ăn là khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của động vật thủy sản đối với loại thức ăn đó. Độ tiêu hóa thức ăn được đánh giá dựa trên độ tiêu hóa vật chất khô, độ tiêu hóa protein, độ tiêu hóa lipid thông qua chất đánh dấu Cr2O3. Độ tiêu hóa thức ăn được trình bày trong Bảng 4.8.
Bảng 4.8. Độ tiêu hóa thức ăn (ADC). Độ tiêu hóa vật chất khô (ADC-Dr), độ tiêu hóa protein (ADC-Protein), độ tiêu hóa lipid (ADC-Lipid), ĐM*NĐ (độ mặn* nhiệt độ).
Độ mặn ADC_Dr ADC-Protein ADC-Lipid 12 74,0±2,26a 83,7±1,82a 91,9±3,01
9 74,4±1,74ab 84,8±1,68ab 90,1±4,62 6 75,2±1,76ab 84,9±1,44ab 90,9±2,37 0 76,3±1,46b 86,0±1,12b 90,3±1,2 P one-way p<0,05 p<0,05 p>0,05 Nhiệt độ
34 74,5±2,4 84,3±1,60 90,7±4,29 31 75,7±1,4 85,2±1,13 90,9±2,75 28 75,0±1,87 85,1±2,19 90,8±2,01 P one-way p>0,05 p>0,05 p>0,05
S*T p>0,05 p>0,05 p>0,05
Giá trị thể hiện là trung bình ± độ lệch chuẩn. Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Kết quả phân tích thống kê hai nhân tố cho thấy nhiệt độ và độ mặn không tương tác đến độ tiêu hóa của cá rô phi đỏ (p>0,05). Khi phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố cho thấy chỉ có độ mặn tác động riêng lẻ đến độ tiêu hóa trong khi nhiệt độ hoàn toàn không có sự tác động đến độ tiêu hóa của cá rô phi đỏ. Theo kết quả bảng 4.7 cho thấy độ tiêu hóa vật chất khô của cá rô phi đỏ ở các mức độ mặn khác nhau dao động từ 74,0 đến 76,3%, độ tiêu hóa thức ăn cao nhất ở nghiệm thức 0ppt (76,3%) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức độ mặn 12ppt (74,0%). Độ tiêu hóa vật chất khô ở các mức nhiệt độ khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05). Độ tiêu hóa có khuynh hướng giảm theo sự gia tăng nồng độ muối trong môi trường.
Độ tiêu hóa protein cao nhất ở nghiệm thức 0ppt (86%) khác biệt có ý nghĩa thống kê và thấp nhất ở nghiệm thức 12ppt (83,7%) (p>0,05). Ở độ mặn từ 0-9 ppt, độ tiêu hóa protein khác biệt không có ý nghĩa thống kê và ở độ mặn từ 6-12ppt, độ tiêu hóa protein cũng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Ở các mức nhiệt độ khác nhau độ tiêu hóa protein khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Theo kết quả nghiên cứu của Likongwe et al. (1996) trên Oreochromis niloticus thì hiệu quả chuyển hóa thức ăn và tỉ lệ hiệu quả sử dụng protein (PER) cao nhất ở 32oC và 8 ppt và thấp nhất ở 280C và 16 ppt. Barman et al. (2012) khi nghiên cứu trên cá Chanos chanos cũng cho rằng độ tiêu hóa protein tăng cùng với sự gia tăng của tốc độ tăng trưởng ở nghiệm thức có độ mặn 25ppt.
Độ tiêu hóa lipid cao nhất ở nghiệm thức độ mặn 12ppt (91,9%) và thấp nhất ở nghiệm thức 9ppt (90,1%) tuy nhiên độ tiêu hóa lipid ở tất cả các nghiệm thức độ mặn hay nhiệt độ đều khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy cả nhiệt độ và độ mặn đều không tác động đến độ tiêu hóa lipid của cá rô phi đỏ.
Độ tiêu hóa của thức ăn ngoài chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như thành phần và tính chất thức ăn, giống lòai, giai đoạn phát triển mà còn phụ thuộc vào trạng thái sinh lý và nhiệt độ của môi trường. Nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến độ tiêu hóa thức ăn của cá. Khi nhiệt độ tăng trong khoảng thích hợp sẽ tăng hoạt tính của enzyme tiêu hóa, đồng thời khi tăng nhiệt độ cũng dẫn đến tăng lượng thức ăn cá ăn vào từ đó làm tăng khả năng tiêu hóa thức ăn. Ở mỗi loài cá có một khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự tiêu hóa thức ăn như ở tôm sú độ tiêu hóa giảm khi nhiệt độ tăng từ 30-35oC. Đối với cá tra, độ tiêu hóa thức ăn tăng từ 26oC đến 32oC nhưng sẽ giảm khi nhiệt độ tăng lên 34oC (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009).
Ngoài nhiệt độ thì độ mặn cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ tiêu hóa. Khi độ mặn gia tăng thì cá có thể bị stress do ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý, ngoài ra độ mặn cũng tác động lên khả năng tiết enzyme tiêu hóa cũng như hoạt tính của các enzyme này từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của cá. Riche and Williams (2009) cho rằng độ tiêu hóa đạm và các axit amin thiết yếu từ bột đậu nành của cá Trachinotus carolinus khi nuôi ở độ mặn 3ppt lần lượt là 93,6% và 92,2% cao hơn rất nhiều khi nuôi ở độ mặn 28 ppt (86,5% và 87,1%). Tuy nhiên, trên cá chép (Cyprinus carpio) giống ở độ mặn 0,5-14,5ppt khi sống trong nước ngọt độ tiêu hóa thức ăn của cá là lớn nhất (96,6±1,99%) so với các độ mặn còn lại (Ji et al., 1999).
Đối với cá rô phi đỏ (O. mossambicus × O. aureus) dù không có sự khác biệt về tăng trưởng của cá giữa nuôi nước ngọt và nước mặn 34ppt ở 28oC tuy nhiên có sự khác biệt về độ tiêu hóa, độ tiêu hóa của cá nuôi ở độ mặn 34ppt cao hơn so với độ tiêu hóa nuôi ở nước ngọt (Barreto-Curiel et al., 2015). Điều này được giải thích do sự tăng hoạt động của các enzyme tiêu hóa mà hoạt động mạnh hơn ở môi trường có lực ion cao. Kết quả nghiên cứu về tiêu hóa thức ăn của cá rô phi đỏ trong nghiên cứu này không thể hiện tác động của nhiệt độ và độ mặn lên sự tiêu hóa thức ăn của cá dù tăng trưởng của cá ở nhiệt độ cao 34oC ở cả ba mức độ mặn tương đương với cá nuôi ở nước ngọt với ba mức nhiệt độ khảo sát. Điều này có thể giải thích thông qua lượng thức ăn ăn vào, ở nhiệt độ cao 34oC, cá ăn nhiều hơn so với các nghiệm thức độ mặn ở nhiệt độ thấp.