Nhu cầu cơ bản của người nghiện ma túy, mại dâm, HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Giáo trình công tác xã hội với người nghiện ma túy, mại dân, hivaids (Trang 70 - 73)

1.2. Những khó khăn và nhu cầu hỗ trợ cơ bản của người nghiện ma túy, mại dâm, HIV/AIDS

1.2.3. Nhu cầu cơ bản của người nghiện ma túy, mại dâm, HIV/AIDS

Các nhu cầu của con người thường được minh họa bằng “Thang nhu cầu” của Abra-ham Maslow (năm 1943). Dựa vào thang bậc nhu cầu này, biểu hiện nhu cầu của người nghiện ma túy có một số đặc điểm như sau:

Nhu cầu cơ bản nhất của con người – nhu cầu thể lý về khí oxy, thực phẩm, nước, và thân nhiệt tương đối ổn định. Đó là những nhu cầu mạnh mẽ nhất vì sự sống của con người phụ thuộc vào những điều này. Người sử dụng ma túy cũng là con người bình thường nên có đầy đủ những nhu cầu này, ngoài ra họ còn rất cần có những nhu cầu vật chất thiết thực hơn cho sức khỏe của họ.

Khi các nhu cầu về thể lý được đảm bảo và các yếu tố về thể lý không còn chi phối đến suy nghĩ và hành vi của khách hàng thì họ có thể tập trung vào nhu cầu được

an toàn: an toàn về thông tin, an toàn về cuộc sống, an toàn về thể trạng, an toàn trong quá trình điều trị nghiện, v.v.

Khi người sử dụng ma túy cảm thấy tương đối an toàn và yên tâm, họ sẽ hướng đến nhu cầu yêu thương, được yêu mến. Đó là việc khách hàng cho và nhận được sự yêu thương, quý mến và cảm nhận rằng mình có mối liên hệ với những người xung quanh như: những người thân trong gia đình, hàng xóm láng giềng, cộng đồng, đồng nghiệp và cả những người chăm sóc điều trị nghiện cho họ.

Khi 3 bậc nhu cầu nêu trên đối với khách hàng đã được đảm bảo thì nhu cầu được quý trọng sẽ rất quan trọng với họ. Điều này bao hàm cả nhu cầu khách hàng quý trọng người khác và muốn được người khác quý trọng. Khi các nhu cầu này được thỏa mãn, khách hàng trở nên tự tin hơn vào những giá trị mà họ đã xác định.

Khi các nhu cầu nêu trên được thỏa mãn, thì đó chính là lúc nhu cầu được tự khẳng định của khách hàng xuất hiện. Nhu cầu tự khẳng định chính là nhu cầu của khách hàng khi đã khẳng định chính mình mong muốn và được làm những việc khách hàng muốn làm. Trong quá trình điều trị nghiện, xác định nhu cầu này sẽ giúp cho khách hàng nhìn thấy rõ bản thân của họ hơn, xác định tâm lý và bản lĩnh vững vàng hơn và từ đó cũng có những quyết định đúng đắn hơn.

Chúng ta cũng có thể khu trú nhu cầu của người sử dụng ma túy vào 3 nhóm chính sau:

Về thể lý: Biết được tình trạng sức khỏe, HIV của bản thân, muốn được điều trị các bệnh đang mắc phải, chăm sóc giảm nhẹ, chăm sóc cuối đời, mong muốn có sức khỏe tốt để hòa nhập cộng đồng.

Về tâm lý: Muốn được yêu thương, được tin tưởng, xây dựng lại mối quan hệ, lập gia đình, tình dục, sử dụng ma túy, được tham gia vào các hoạt động của gia đình, cộng đồng và xã hội.

Về xã hội: Muốn được hướng nghiệp, được vay vốn, có việc làm, không kỳ thị, thuộc về một nhóm nào đó, được làm các thủ tục hành chính, có những mối quan hệ tốt trong cộng đồng, quan hệ với các cơ quan và những người trong xã hội.

1.2.3.2. Với người mại dâm

Nhìn chung nhu cầu của người mại dâm xoay quanh vấn đề mưu sinh, chăm sóc

Về thể lý: do tính chất công việc có nhiều nguy cơ và rủi ro về sức khỏe như kiệt sức, bị lây bệnh do phải quan hệ tình dục không an toàn, bị bạo hành khi hành nghề.

Về tâm lý: Mong muốn nhận được sự cảm thông từ phía gia đình và cộng đồng xã hội; Đa số có trình độ thấp, không nghề nghiệp hoặc có nhưng thu nhập bấp bênh nên họ có nhu cầu tìm kiếm được việc làm ổn định và thu nhập đủ để trang trải cuộc sống gia đình.

Về xã hội: Người làm nghề mại dâm thường bị nhìn nhận là những người hư hỏng, ham vật chất thích hưởng thụ, bị coi rẻ…Cho dù họ có cải tạo tốt, đã hoàn lương nhưng vẫn khó khăn để được cộng đồng xã hội chấp nhận như người bình thường khác, khó khăn trong tiếp cận việc làm, y tế…Họ mong muốn được hòa nhập và có cơ hội bộc lộ bản thân và phát triển. Đặc biệt về kinh tế, tài chính, họ cần có tiền để nuôi con, nuôi thân, nuôi gia đình và để hoàn lương.

1.2.3.3. Với người sống chung với HIV/AIDS

Về thể lý: Người sống chung với HIV/AIDS có nhu cầu được hỗ trợ thuốc điều trị HIV và được tư vấn về dinh dưỡng, cách chăm sóc sức khỏe, xử lý một số triệu chứng nhiễm trùng, tư vấn xét nghiệm. Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có Vắc xin phòng HIV và bị nhiễm và sống cùng với HIV thường gặp một số vấn đề về sức khỏe do hệ miễn dịch bị suy giảm. Việc điều trị HIV diễn ra trong suốt cuộc đời của họ. Vì vậy người có HIV/ AIDS có nhu cầu được hỗ trợ thuốc điều trị cũng như các thuốc hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch và các triệu chứng phát sinh. Nhu cầu được tư vấn về dinh dưỡng, cách chăm sóc sức khỏe, xử lý một số triệu chứng nhiễm trùng, tư vấn xét nghiệm. Người có HIV có khả năng suy dinh dưỡng cao hơn so với người bình thường do virut ảnh hưởng đến sự hấp thu và chuyển hóa dưỡng chất trong cơ thể vì vậy họ có nhu cầu được tư vấn dinh dưỡng phù hợp. Bên cạnh đó, người sống chung với HIV cần tiếp cận với những can thiệp y tế, tâm lý để hiểu rõ tình trạng nhiễm hay không nhiễm của mình để họ tự quyết định làm xét nghiệm HIV đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và người khác.

Về tâm lý: Nhu cầu được tham vấn tâm lý, xử lý khủng hoảng. Người sống chung với HIV khi nhận được kết quả xé́t nghiệm HIV dương tính thường bị rơi vào trạng thái tâm lý và những diễn biến tâm lý tiêu cực thời gian sau đó nên họ có nhu cầu được hỗ trợ tâm lý, giúp xử lý khủng hoảng ban đầu và vượt qua những khó khăn trở ngại về tâm lý trong hoàn cảnh của mình.

Về xã hội: Người sống chung với HIV mong muốn được hỗ trợ sinh kế, việc làm.

Không có việc làm hay thiếu việc làm cũng là một trong những khó khăn cơ bản của người sống chung với HIV. Sức khỏe bị suy giảm do HIV đã là một khó khăn rất lớn trong cuộc sống của họ, song sự kỳ thị của cộng đồng, bao gồm cả của người sử dụng lao động, của đồng nghiệp trong cơ quan cũng lại là một khó khăn lớn hơn cả. Họ có nhu cầu được kết nối, cung cấp cho chính họ và các thành viên trong gia đình họ có việc làm và việc làm phù hợp với sức khoẻ; Được kết nối với các tổ chức các cơ quan có khả năng cung cấp việc làm, hỗ trợ việc làm cho người có HIV, giúp họ và gia đình có cơ hội hoà nhập tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình công tác xã hội với người nghiện ma túy, mại dân, hivaids (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)