Quy trình truyền thông thay đổi hành vi nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử

Một phần của tài liệu Giáo trình công tác xã hội với người nghiện ma túy, mại dân, hivaids (Trang 134 - 137)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY, MẠI DÂM, HIV/AIDS

3.5. Truyền thông thay đổi hành vi nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử

3.5.4. Quy trình truyền thông thay đổi hành vi nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử

Bước 1: Nhận ra hành vi có hại

Để thay đổi hành vi, bước đầu tiên đối tượng phải nhận thức được rằng, hành vi hiện tại đang có hại cho sức khoẻ của đối tượng. Giai đoạn này là sự chuyển đổi nhận thức từ không biết hành vi có hại cho sức khoẻ đến việc biết rằng hành vi hiện tại có hại cho sức khoẻ của đối tượng.

Ví dụ: Một người nghiện chích ma tuý không nghĩ gì về những bơm kim tiêm đã sử dụng (bởi bạn chích chung) và cho rằng không có nguy cơ lây nhiễm HIV nào trong việc sử dụng chúng. Anh/chị ta tin rằng không có bạn bị nhiễm HIV. Anh/chị ta vẫn coi việc dùng chung bơm kim tiêm là bình thường và chưa hề có ý định dùng riêng bơm kim tiêm cho mình trong khi tiêm chích ma tuý. Khi được cung cấp thông tin thì họ hiểu rằng việc dùng chung bơm kim tiêm là rất nguy hiểm, dễ có nguy cơ lây nhiễm HIV.

Nhiệm vụ của người làm truyền thông trong giai đoạn này là cung cấp thông tin cơ bản cho đối tượng hiểu rằng tác hại của việc tiếp tục sử dụng, duy trì hành vi cũ.

Lợi ích của việc thay đổi hành vi, những thông tin sai gây hiểu lẫm cho đối tượng.

Bước 2: Quan tâm đến hành vi mới

Ở bước này, đối tượng vẫn tham gia vào các hành vi nguy cơ nhưng đã nhận thức được vấn đề đang tồn tại. Họ bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về lợi ích của việc thay đổi hành vi, những ai đã từng thay đổi hành vi đó, họ có lợi ích gì? Để thay đổi cần phải làm gì?

Đến đâu? Hỏi ai v.v… Ví dụ: Một người quan hệ tình dục không an toàn với gái mại dâm đang ở trong bước này sẽ quan tâm hơn đến việc sử dụng bao cao su như mua bao

cao su ở đâu? Giá cả thế nào? Có làm giảm khoái cảm không? Có nhiều người sử dụng không? v.v...

Nhiệm vụ của người làm truyền thông trong giai đoạn này là tiếp tục cung cấp bổ sung thêm thông tin và kiến thức, kỹ năng cho đối tượng, khuyến khích động viên đối tượng và nêu cả những gương tốt đã thực hiện chuyển đổi hành vi thành công.

Truyền thông ngoài việc cung cấp thông tin đầy đủ, còn cần giúp mọi người nói lên những sợ hãi, thắc mắc, từ đó có sự lý giải một cách rõ ràng, có căn cứ khoa học, có minh chứng thực tiễn, chẳng hạn như: Muỗi đốt có lây HIV/AIDS không? Trường hợp người có HIV đang nấu ăn mà máu rơi vào thức ăn có bị lây HIV không? Trong truyền thông cần đưa thêm những hình ảnh đẹp mắt về người có HIV sống và làm việc bình thường cùng mọi người, người có HIV làm những việc có ích cho gia đình và cộng đồng, người có HIV sống trong tình yêu thương của gia đình.

Bước 3: Đặt mục đích thay đổi

Trong giai đoạn này, đối tượng đã có kiến thức và quan tâm đến hành vi mới. Họ cũng suy nghĩ, xem xét một cách nghiêm túc việc thay đổi hành vi trong thời gian tới và đưa ra dự định thay đổi hành vi. Ví dụ: Một người nghiện chích ma tuý đang ở trong bước này sẽ thiết lập một mục tiêu và đưa ra cam kết mạnh mẽ với những tiêu chuẩn chặt chẽ như "Tôi sẽ sử dụng bơm kim tiêm mới cho các lần chích". Và “Sẽ sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ tình dục”.

Nhiệm vụ của người làm truyền thông trong giai đoạn này là tiếp tục cung cấp bổ sung các kiến thức và kỹ năng cho đối tượng để đảm bảo rằng đối tượng đã hiểu đầy đủ về tác hại, đường lây truyền của HIV, các biện pháp dự phòng bao gồm cả nơi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ. Tiếp tục khuyến khích đối tượng thay đổi hành vi.

Bước 4: Thử nghiệm hành vi mới và đánh giá

Trong giai đoạn này, đối tượng sẽ thử nghiệm hành vi mới. Khi thử nghiệm hành vi mới, họ cũng sẽ đánh giá cả những thuận lợi, khó khăn của việc thực hiện hành vi mới.

Ví dụ: Một người nghiện chích ma tuý đang ở trong bước này đã bắt đầu sử dụng bơm kim tiêm vô trùng cho mỗi lần chích. Anh/chị ta có thể bắt gặp những khó khăn không ngờ tới mà nguyên nhân có thể đến từ bên ngoài (các tình huống, môi trường xã hội) hoặc nảy sinh ngay bên trong con người anh/chị ta (cảm xúc hoặc tâm lý). Điều

có môi trường khuyến khích, hỗ trợ và những người bạn chích của anh/chị ta cũng tạo ra những thói quen tương tự như anh/chị ta.

Nhiệm vụ của người làm truyền thông trong giai đoạn này là giúp đối tượng thử và lặp lại hành vi mới như cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, cung cấp các nguồn lực cần thiết, giúp đỡ đối tượng tháo gỡ và giải quyết các khó khăn. Đồng thời với việc tạo ra môi trường xã hội thuận lợi cho đối tượng thay đổi hành vi.

Bước 5: Chấp nhận hay từ chối

Sau khi đối tượng thực hiện thử các hành vi mới và đánh giá, nếu họ thực sự cảm thấy lợi ích của việc thay đổi hành vi, đủ kỹ năng, có môi trường và dịch vụ tốt thì họ sẽ đủ tự tin để thực hiện hành vi mới và duy trì việc thực hiện hành vi mới. Họ cũng có thể trở thành một truyền thông viên tốt trong việc khuyến khích, giúp đỡ người khác cũng thay đổi hành vi. Tuy nhiên nếu qua làm thử và đánh giá, nếu không thuận lợi thì đối tượng sẽ từ bỏ việc thay đổi hành vi.

Ví dụ: Người nghiện chích ma tuý sau khi thử nghiệm việc sử dụng bơm kim tiêm thấy rằng sẽ rất có lợi, việc mua hoặc nhận bơm kim tiêm miễn phí không quá phiền hà hoặc khó khăn, bạn bè cũng không phản đối, xã hội ủng hộ. Vì vậy, người đó sẽ tiếp tục việc duy trì việc sử dụng bơm kim tiêm sạch.

Nhiệm vụ của người làm truyền thông trong giai đoạn này là giúp đối tượng duy trì hành vi, cùng bàn bạc và hỗ trợ khi gặp khó khăn. Khuyến khích đối tượng chia sẻ kinh nghiệm cho người cùng hoàn cảnh. Cần phải nhận thức rằng, quá trình thay đổi hành vi không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ và cần phải có thời gian.

Người ta có thể từ chối hành vi mới trong trường hợp:

- Có thông tin nhưng không quan tâm, thích thú.

- Có nhận thức, có quan tâm nhưng không tin tưởng.

- Có nhận thức, có quan tâm, tin tưởng nhưng không có kỹ năng thực hành.

- Thất bại hay nản lòng sau khi làm thử.

- Muốn thay đổi nhưng có nhiều yếu tố cản trở đặc biệt từ môi trường.

Nhân viên CTXH cần lưu ý các cá nhân hoặc các nhóm có thể ở các giai đoạn khác nhau của quá trình thay đổi hành vi, do vậy họ cần các thông điệp, cách tiếp cận và sự hỗ trợ khác nhau. Khi tiếp cận với một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng cần phải phân tích được đối tượng đang ở giai đoạn nào của quá trình thay đổi hành vi để sử dụng các thông điệp và cách tiếp cận phù hợp.

Một phần của tài liệu Giáo trình công tác xã hội với người nghiện ma túy, mại dân, hivaids (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)