Các giai đoạn thực hiện biện hộ

Một phần của tài liệu Giáo trình công tác xã hội với người nghiện ma túy, mại dân, hivaids (Trang 142 - 147)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY, MẠI DÂM, HIV/AIDS

3.7. Biện hộ cho người sống chung với HIV/AIDS

3.7.4. Các giai đoạn thực hiện biện hộ

Giai đoạn chuẩn bị là việc nhân viên xã hội thu thập thông tin, xác định nhu cầu của người có HIV/AIDS và gia đình họ. Việc thu thập thông tin có thể được tiến hành qua các buổi đến thăm gia đình, hỏi trẻ em, hỏi các thành viên gia đình, lấy từ các nguồn khác không trực tiếp như qua bạn bè, hành xóm, chính quyền hay từ hồ sơ…

Sau khi đã thu được những thông tin chính xác, người cán bộ giúp thân chủ xác định nhu cầu và các bước hành động.

Xác định mục tiêu biện hộ: Mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, có thể làm được trong một thời gian nhất định. Ví dụ: Mục tiêu giúp trẻ A được đến trường trong năm nay, Mục tiêu giúp gia đình người sống chung với HIV cảm thông chia sẻ với người thân của mình đang nhễm HIV.

Xác định đối tác nhân viên xã hội sẽ làm việc. Đây là một phần công việc có thể đem lại thành công cho quá trình biện hộ. Việc xác định đối tượng đúng sẽ hỗ trợ nhiều cho việc chúng ta đưa ra phương thức tiếp cận hợp lý về sau.

Xác định cách thức sẽ tiến hành. Với mỗi một đối tác cung cấp dịch vụ thì chúng ta lại có cách tiếp cận khác nhau. Cũng có khi là một vấn đề nhưng tiếp cận với người dân cộng đồng thì cách tiếp cận khác với tiếp cận các nhà chức trách địa phương hay các nhà hoạch định chính sách. Thực hiện các công việc chuẩn bị hành chính khác (ví dụ như hẹn gặp, chuẩn bị tài liệu, liên hệ địa điểm, mời họp…).

3.7.4.2. Giai đoạn thực hiện

Giai đoạn thực hiện là bước công việc rất quan trọng. Trong giai đoạn này, nhân viên xã hội có thể tổ chức và điều phối các cuộc họp nhóm giữa người yếu thế với những người có liên quan đến việc thực hiện lợi ích của người yếu thế. Hoặc nhân viên xã hội cũng có thể trực tiếp gặp các cá nhân tổ chức có trách nhiệm để chuyển tải ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu của họ đến với nơi có thể giải quyết được.

Đối với đối tượng người sống chung với HIV/AIDS có thể tiếp cận bốn nhóm đối tượng sau:

- Nhóm cán bộ chính quyền đoàn thể (Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Uỷ Ban Nhân dân, chủ tịch Hội phụ nữ, Cán bộ tư pháp, trưởng công an, cán bộ tài chính, bí thư đoàn, hội trưởng hội cựu chiến binh, Hội Nông dân, ban Lao động, Thương binh và Xã hội,…);

- Nhóm trưởng thôn, bản, tổ dân phố;

- Nhóm cung cấp dịch vụ (trường học, trung tâm dạy nghề, y tế, các lớp tình thương, các đối tượng khác);

- Nhóm gia đình hàng xóm, cộng đồng 3.7.4.3. Giai đoạn theo dõi và lượng giá

Sau khi vấn đề đã được nói ra, các nhu cầu, nguyện vọng được chuyển tải tới những nơi cần đến, công việc của người cán bộ vẫn còn tiếp tục. Để biết đối tượng đã

thực sự được đáp ứng các nhu cầu và các quyền đã được tôn trọng, cần phải có kế hoạch theo dõi và lượng giá.

Người cán bộ luôn thường xuyên liên hệ với những nơi đã đề đạt yêu cầu để biết thêm thông tin về việc thực hiện những nhu cầu chính đáng của đối tượng và thông báo những tiến triển này tới đối tượng. Ví dụ như khi nhân viên xã hội đề đạt nguyện vọng của gia đình người có HIV/AIDS được vay vốn để đầu tư làm kinh tế gia đình để có thể cung cấp tốt hơn điều kiện sống cho người bị nhiễm HIV/AIDS và những người khác trong gia đình họ. Chúng ta cần thường xuyên thông báo công việc đã được tiến hành thế nào, bao giờ làm thủ tục, bao giờ được vay vốn…

Bên cạnh đó, chúng ta thường xuyên nắm bắt thông tin của đối tượng để nếu có những thay đổi thì cần biện hộ thêm cho đối tượng. Đồng thời, để tiếp tục công việc biện hộ tiếp theo được tốt hơn, người cán bộ cùng với đối tượng cần rút kinh nghiệm và đề ra biện pháp khắc phục những thất bại trong lần biện hộ trước.

CÂU HỎI, BÀI TẬP ÔN TẬP CÂU HỎI

1. Phân tích khái niệm và mục đích của quản lý trường hợp? Quản lý trường hợp có ý nghĩa như thế nào trong việc hỗ trợ người nghiện ma túy, mại dâm, HIV/AIDS?

2. Trình bày tóm tắt nội dung các giai đoạn trong tiến trình quản lý trường hợp áp dụng đối với hỗ trợ người nghiện ma túy, mại dâm, HIV/AIDS?

3. Ý nghĩa của kỹ năng xử lý khủng hoảng trong việc hỗ trợ người có HIV/AIDS?

Các giai đoạn xử lý khủng hoảng trong việc hỗ trợ người có HIV/AIDS?

4. Tại sao cần truyền thông thay đổi hành vi trong hỗ trợ người nghiện ma túy, mại dâm, HIV/AIDS? Nêu ví dụ những hành vi cần thay đổi trong phòng chống lây nhiễm và giảm kỳ thị?

5. Vận dụng các kiến thức về truyền thông thay đổi hành vi để thiết kế một buổi truyền thông giảm kỳ thị trong phạm vi nhà trường.

6. Đánh giá vai trò của một số mạng lưới và nguồn lực hiện có ở Việt Nam trong hỗ trợ người nghiện ma túy, mại dâm, HIV/AIDS?

7. Vận dụng quy trình biện hộ, hãy xây dựng kịch bản chi tiết trong biện hộ cho một trường hợp trẻ em là con của cha mẹ có HIV không được đến trường vì bị kỳ thị.

BÀI TẬP

Bài tp 1. Động não

- Điều gì khiến cho sức khỏe của người có nghiện ma túy, mại dâm, HIV/AIDS bị giảm sút?

- Các hình ảnh “Đầu lâu, xương chéo” trên một số panor, áp phích truyền thông nhằm phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS có tác động như thế nào đến thái độ và hànhvi của cộng đồng?

Bài tp 2. Bài tp cá nhân

Ghi ra giấy những suy nghĩ của cá nhân sau đó trao đổi với cả lớp: Kỳ thị kép là gì? Vì sao người nghiện ma túy, mại dâm, HIV/AIDS thường bị kỳ thị kép?

Bài tp 3: Tho lun nhóm

- Làm thế nào để hạn chế được sự phơi nhiễm trong trường hợp bị dính máu của người có HIV?

- Làm thế nào để hạn chế được sự phơi nhiễm trong trường hợp giặt quần áo của

- Nhân viên xã hội có thể làm gì để giúp đỡ người có HIV/AIDS giữ gìn sức khỏe thể chất

Bài tp 4. Tho lun nhóm

Sử dụng cây vấn đề để phân tích thực trạng việc làm và sinh kế của người nghiện ma túy, mại dâm tái hòa nhập cộng đồng, nguyên nhân và hậu quả của việc thiếu hay không có việc làm của họ.

Bài tp 5: Sắm vai mô tả thực trạng tiếp nhận:

- Người nghiện ma túy sau cai, người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng và người có HIV vào làm việc trong cơ sở sản xuất.

- Trẻ em là con của gia đình nhiễm HIV cũng bị nhiễm HIV từ mẹ, muốn xin đi học tại trường mầm non gần nhà.

Bài tập 6: Vẽ hình tam giác với 3 đầu cạnh tương ứng với cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và mô tả những cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của cá nhân người nghiện ma túy, mại dâm hoặc người bất kỳ mới biết mình đã nhiễm HIV.

Bài tp 7: Sắm vai một người trong tình trạng khủng hoảng khi biết mình đã nhiễm HIV và tới gặp nhân viên xã hội. Với tư cách là nhân viên xã hội tại cộng đồng, anh/chị sẽ tham vấn tâm lý như thế nào cho chị T trong tình huống sau:

Tình huống: Chị Nguyễn Thị T. là một giáo viên phổ thông. Khi chị có mang được đi khám thai và được tư vấn làm xét nghiệm HIV. Chị bất ngờ nhận được kết quả dương tính. Chị trong tình trạng khủng hoảng với thông tin này. Chồng chị là anh H hiện là người khỏe mạnh, công việc là kinh doanh, và chị chưa bao giờ nghi ngờ chồng vì chị không thấy có biểu hiện gì việc chồng ngoại tình.

Một phần của tài liệu Giáo trình công tác xã hội với người nghiện ma túy, mại dân, hivaids (Trang 142 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)